Ươm chữ cho những mảnh đời khiếm khuyết

(LĐTĐ) Nhiều năm nay, người dân ở phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội đã quen với những tiếng ê a đánh vần, làm toán phát ra từ Nhà văn hóa khu dân cư số 2 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai). Đây là lớp học đặc biệt mang tên “lớp học linh hoạt” của cô giáo già Nguyễn Thị Côi (75 tuổi) dành cho người bị thiểu năng trí tuệ.
uom chu cho nhung manh doi khiem khuyet Những “bảo mẫu” gieo chữ ở Trường Sa

Lớp học của tình thương

Vào một buổi sáng trong tiết trời mưa phùn ẩm ướt chúng tôi đến Nhà văn hóa khu dân cư số 2 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thăm một lớp học đặc biệt được mệnh danh là lớp học của tình thương. Buổi học bắt đầu, dù không có tiếng trống trường rộn rã, 23 học sinh lần lượt ngồi vào chỗ theo hiệu lệnh của cô giáo Nguyễn Thị Côi.

Nhìn thấy người lạ, từng người khép nép, dò xét mọi thứ xung quanh bằng ánh mắt hoang dại. Chỉ khi cô giáo nhắc tập trung họ mới lần lượt lấy ra sách vở đặt lên bàn và bắt đầu nhìn lên bảng. Hằng tuần, lớp họcđặc biệt này bắt đầu lúc 8h30 sáng và kết thúc lúc 10h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Ở tuổi 75 mắt đã mờ nhiều, chân đi cũng đã chậm cô Côi vẫn hết lòng với những số phận bất hạnh, ngày ngày đi xe ôm đến lớp dạy. 23 học sinh của cô là 23 hoàn cảnh, căn bệnh khác nhau, tựu chung lại đều là những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh không thể giao tiếp và học tập như người bình thường. Học sinh nhỏ nhất lớp năm nay 7 tuổi và lớn nhất đã 33 tuổi. Có người mới theo học được vài tháng, có người đã gắn bó với nơi đây gần chục năm có lẻ.

uom chu cho nhung manh doi khiem khuyet
Lớp học mang tên “lớp học linh hoạt” dành cho người thiểu năng trí tuệ đủ các lứa tuổi khác nhau.

Nhắc về học trò của mình, cô Côi không khỏi thương cảm: “Lớp học này không phân biệt tuổi tác, chỉ phân theo trình độ: Biết đánh vần; biết đọc, biết viết và biết làm toán. Chuyện anh hơn 20 tuổi cùng tư duy, trình độ với em 8 tuổi là bình thường. Có người còn học đi học lại mấy năm cũng chưa đọc được, có em đến nay đã biết tính toán cơ bản. Tôi thường dựa vào khả năng nhận thức từng người rồi xây dựng giáo án riêng, mục đích cuối cùng của là xóa nạn mù chữ”.

Lớp học này không chỉ “linh hoạt” về độ tuổi mà còn “linh hoạt” về các môn học. Hiện nay chỉ còn cô Côi đứng lớp dạy đủ các môn học, từ toán, tiếng Việt cho đến các môn sử, địa, rồi kỹ năng sống. Một buổi học, cô kiêm hết nhiệm vụ của nhiều giáo viên. Dạy chữ cho nhóm này xong, lại phải quay sang nhóm khác dạy toán, rồi lại gọi các em lên bảng chữa bài, dạy đọc. Nhưng vì đa số học sinh bị thiểu năng trí tuệ, học trước quên sau nên cô phải giảng đi giảng lại nhiều lần.

Chỉ vào cô bé Đặng Thái Ngọc Vy năm nay lên 8 tuổi mới quay trở lại lớp học, cô Côi nói: “Trước đó Vy đã học lớp này một thời gian, khi chớm biết đọc bố mẹ cho em theo một kỳ trong trường công lập, nhưng không tiếp thu được đành cho về học cô lại từ đầu. Bây giờ cứ quên quên nhớ nhớ cách đọc, mỗi lúc quên thì phải dạy lại. Mà đâu chỉ riêng Vy đứa nào cũng thế cả, có khi mất cả 4 năm mới nhớ hết được bảng chữ cái”.

Người có bệnh tình nhẹ nhất lớp học theo cô Côi là cậu bé Phan Nhật Minh. Nhìn khuôn mặt có phần tinh nhanh hơn các bạn khác ít ai ngờ rằng cậu lại mắc hội chứng tự kỉ nặng. Theo lời kể, hoàn cảnh gia đinh rất Minh khó khăn, bố mẹ bỏ nhau từ khi cậu còn nhỏ, Minh sống với bà ngoại tuổi đã cao và hàng ngày đi xin cái chữ bằng xe ôm.

Không chỉ biết đọc, Minh làm toán giỏi, chữ lại đẹp, nhìn vào vở bài tập toán của Minh, điểm 10 bằng mực đỏ kín các trang giấy. “Minh được xếp vào học sinh khá nhất so với các bạn, ngày vào lớp Minh không nói chuyện với ai, bây giờ cũng chơi với các bạn rồi. Chỉ mong sao bạn nào cũng tiến bộ như vậy”, cô Côi nói chia sẻ hi vọng của mình.

uom chu cho nhung manh doi khiem khuyet
Cô giáo Nguyễn Thị Côi hướng dẫn bài cho học sinh.

Vì dạy những đứa trẻ có tinh thần không bình thường nên những tình huống bất ngờ thường xuyên xảy ra như các bạn cùng bạn tự nhiên đánh lộn hay học sinh động kinh bị “lên cơn”, lúc đó, cô Côi không chỉ còn đóng vai trò là giáo viên mà còn kiêm luôn “quan tòa” và bác sĩ.

Khi được hỏi cô về những nỗi vất vả, cô thẳng thắn: “Mình yêu thương trẻ thì mình làm thôi, chứ nếu vì kinh tế thì đã không dạy những trẻ như thế này. Nếu tôi bỏ lớp thì bọn trẻ bất hạnh quá. Chúng đã không được như những bạn bè cùng trang lứa khác nay lại không được cắp sách đến trường. Được học hành ít ra tụi nhỏ có thể tự làm, phụ giúp cha mẹ được phần nào hay phần đó".

Người trao niềm tin

Trước đây, cô Nguyễn Thị Côi nguyên là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. Nhớ về những ngày còn đương nhiệm cô thường xông xáo, sục sạo nắm bắt rõ mồn một hoàn cảnh của từng học sinh trong trường. Nhận thấy nhiều hoàn cảnh đặc biệt, năm 1995, cô Côi bắt đầu tham gia dự án giáo dục từ thiện dành cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật và thiểu năng trí tuệ. Kể từ đó đến nay, cô không nhớ mình đã chở bao nhiêu chuyến đò, dạy dỗ bao nhiêu thế hệ học sinh ra trường.

Những ngày đầu mở lớp, cô Côi phải đi vận động những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ ở Minh Khai. Đa số đám trẻ ấy từ ngoại tỉnh lên thành phố bán báo, bán tăm bông, đánh giày, rửa bát thuê,... nhằm kiếm tiền nuôi sống bản thân, không màng đến con chữ. “Hồi đấy khu vực Minh Khai là nơi có nhiều tệ nạn xã hội, nghiện hút, tiêm chích, còn được gọi với cái tên là xóm liều.

Nếu không bảo ban, dạy dỗ thì chắc chắn chúng sẽ mắc vào các tệ nạn xã hội ngay. Bỏ thì thương vương thì tội, mình không đành lòng thì mình làm thôi”, cô Côi nhớ lại. Nói là làm, cô Côi cùng 3 giáo viên khác tiến hành quá trình đi thuyết phục lũ trẻ mà trong đầu chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm sống đến lớp học.

Sau một thời gian tương đối vất vả, cuối cùng chỉ có mỗi cô Côi là kiên trì được với đám trẻ “rạch giời rơi xuống” kia. Đến nay, lứa học trò “đi bụi” mà cô dạy dỗ ngày nào giờ đã thành đạt. “Cô có 2 đứa học sinh trong số ấy vào được đại học. Những đứa còn lại đã lấy vợ lấy chồng, đứa nào chưa có gia đình thì mở cửa hàng làm đẹp, cửa hàng ăn uống, kinh doanh đủ loại, ít nhất cũng có cái nghề. Thỉnh thoảng tụi nhỏ vẫn đến nhà cô chơi, ngày lễ vẫn gọi điện cho cô, mừng lắm”, cô Côi hào hứng kể lại.

Sau các lớp học “lang thang đường phố”, gần chục năm nay cô Côi dừng chân tại Nhà văn hóa khu dân cư số 2, phường Tân Mai, dạy chữ và dạy làm người cho trẻ khuyết tật hoàn toàn miễn phí. Nhìn lớp học đã có phần khang trang, cô kể cũng phải đấu tranh mãi mới có được. Trước kia cô còn dạy cả ngoài hiên của nhà văn hóa do lớp học chưa được quan tâm.

“Họ bảo dạy những đứa trẻ vô dụng này cũng chẳng để làm gì. Thế nhưng tôi lại nghĩ khác, dạy cho chúng biết cái chữ để khi quay trở lại cuộc sống hay đi làm sẽ không bị lợi dụng làm những điều xấu, như vậy là đã có ích rất nhiều rồi. Lúc nào tôi cũng động viên học trò của mình, dù chúng chẳng hiểu được nhiều, nhưng có niềm tin thì sẽ làm được”, cô Côi tâm sự.

Bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết của mình, bao nhiêu năm nay cô luôn hết lòng vun vén cho lớp học, nhờ đó mà học sinh nơi đây không chỉ được học miễn phí mà còn có sách vở, thậm chí là gạo cô Côi xin được của một tổ chức thiện nguyện.Với những em có khả năng học lên cao, cô viết giấy giới thiệu để chúng được nhận vào trung tâm giáo dục thường xuyên tiếp tục học các chương trình phổ thông đồng thời học thêm nghề kiếm sống.

Người lái đò dù tóc đã điểm bạc, dù nắng hay mưa nhưng vẫn cần mẫn với những chuyến đò qua sông. Với sự tận tụy, tình yêu thương những mảnh đời kém may mắn, cô Côi vẫn đau đáu nếu một ngày sức khỏe không còn, ai sẽ thay mình tiếp tục chặng đường này. Và cô vẫn mong một ngày, sẽ có nhiều hơn con số hai học sinh ở lớp bước chân vào cánh cửa đại học.

Phương Ngân – Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động