Thành tựu 5 năm (2011 – 2015) xây dựng và phát triển đất nước

Từng bước nâng cao thế và lực

5 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức và còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nhất là kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.
Báo chí Thủ đô đóng góp to lớn vào thành tựu chung của cả nước
Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng

Kinh tế vĩ mô dần ổn định

Điểm nhấn tích cực nổi bật là GDP năm 2015 ước tăng hơn 6,50%, với mức tăng quý sau cao hơn quý trước và lần đầu tiên trong 5 năm qua vượt mức kế hoạch đặt ra (năm 2014, Việt Nam đạt kế hoạch tăng GDP, còn 3 năm liên tiếp trước đó không đạt kế hoạch). GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là hơn 5.600 USD). Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm 82,5%. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn 45%. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 28,94%/năm. Năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong 5 năm tăng 19 bậc. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,6% vào năm 2015. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc so năm 2010. Đầu tư công giảm từ 35,5% (năm 2010) xuống còn khoảng 30% (năm 2015), đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước tăng từ 36,1% lên 42%. Quy mô thị trường chứng khoán tăng, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33% GDP và thị trường trái phiếu đạt khoảng 23% vào cuối năm 2015.

Từng bước nâng cao thế và lực

Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015 - thấp nhất trong 15 năm qua. Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011, dư nợ tín dụng tăng 17% - cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện. Tỉ giá được điều chỉnh phù hợp, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 15%/năm, tỉ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Dù việc thu từ dầu thô giảm mạnh, nhưng do thu nội địa tăng, nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỉ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỉ USD, tăng 70,5% .

Bên cạnh bức tranh kinh tế khởi sắc, lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; Cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng.

Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế

Đánh giá về thành tựu trong lĩnh vực ngoại giao trong 5 năm qua của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, kiên định mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”, trên cơ sở thế và lực của đất nước từng bước được nâng cao, phát huy các thành tựu đối ngoại trong 25 năm Đổi mới.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, chúng ta đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 quốc gia trong tổng số 15 quốc gia đối tác chiến lược đã được xây dựng trong 15 năm qua, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện hoặc sâu rộng với 2 nước, lập quan hệ đối tác toàn diện với 3 nước trong tổng số 10 nước đối tác toàn diện, trong đó có cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan hệ với các đối tác hàng đầu không chỉ phát triển mạnh trên kênh Nhà nước, Chính phủ, mà còn được đẩy mạnh trên cả kênh Đảng, Quốc hội.

Bên cạnh bức tranh kinh tế khởi sắc, lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; Cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng.

Trong 5 năm qua, chúng ta đã chủ động, tích cực trong việc đàm phán và ký kết các Khu vực mậu dịch tự do (FTA), hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 11 FTA khu vực và song phương, trong đó có 6 FTA trong khuôn khổ hợp tác ASEAN. Với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Tháng 10.2015, ta đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

Vị thế của đất nước được nâng lên đáng kể với việc Việt Nam đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132, đóng góp cho Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng và triển khai Chương trình nghị sự phát triển bền vững sau năm 2015, được các nước tin cậy bầu với số phiếu cao vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (PKO).

Trong 5 năm qua chúng ta đã từng bước thể chế hóa, đưa các hoạt động ngoại giao văn hóa (NGVH) thực sự trở thành một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu - Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đóng góp của NGVH vào ngoại giao đa phương ngày càng được thể hiện rõ thông qua việc điều phối các hoạt động ngày càng chủ động và tích cực của Việt Nam trên các tổ chức, diễn đàn đa phương nói chung như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Diễn đàn Đông Á-Mỹ Latinh FEALAC, Tổ chức Pháp ngữ.... và các tổ chức, diễn đàn về văn hóa nói riêng như UNESCO, Liên minh các nền văn minh...

Công tác NGVH đã trở thành một hoạt động thường xuyên, được chú trọng của hầu hết các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Trong 5 năm qua, nhiều hoạt động NGVH đã được tổ chức thành công với các hình thức đa dạng như phối hợp tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn định kỳ và thường niên như Lễ hội Trà quốc tế Thái Nguyên, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương - Phú Thọ, Festival Huế, Festival Dừa Bến Tre, Lễ hội Hoa Đà Lạt, Lễ hội Hoa tam giác mạch - Hà Giang, các lễ hội ẩm thực, các cuộc đua xe đạp vì hòa bình...

Từ năm 2011-2015, NGVH đã góp phần đem lại sự công nhận danh hiệu quốc tế cho 10 di sản mới của Việt Nam gồm: 3 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, 5 Di sản Văn hóa phi vật thể, 2 Di sản tư liệu và một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Các danh hiệu trên góp phần khẳng định sự đa dạng về văn hóa, truyền thống lâu đời của Việt Nam, đồng thời gắn kết tình cảm nhân dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững trên toàn quốc.

Phương Linh (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động