Từ năm 2018, đóng BHXH theo thu nhập thực tế

Căn cứ lương để đóng BHXH hiện chỉ phản ánh một phần thu nhập của người lao động. Điều này gây thiệt thòi tới mức lương hưu sau này cũng như giảm nguồn thu của ngành BHXH. Vì thế, Luật BHXH (sửa đổi) mới thông qua năm 2014 sẽ khắc phục được hạn chế trên. Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐTBXH đã có cuộc trò chuyện với Lao động Thủ đô xung quanh vấn đề này.

Theo quy định của điều 90 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012, tiền lương sẽ gồm 3 bộ phận cấu thành là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu đúng theo tinh thần đó, từ ngày 1/5/2013, việc đóng BHXH phải thực hiện theo các căn cứ tiền lương  trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng trong giai đoạn hiện nay sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động (ở đây phải hiểu là đóng cho toàn bộ phần thu nhập thực tế của người lao động), mà  nếu doanh nghiệp khó khăn thì lại ảnh hưởng tới vấn đề việc làm. Do đó, nguyên tắc tính BHXH theo Luật BHXH sửa đổi năm 2014 sẽ được thực hiện theo lộ trình như sau: Từ nay tới năm 2016 sẽ tính như quy định hiện hành. Từ năm 2016 đến hết năm 2017, việc tính BHXH sẽ căn cứ theo tiền lương và phụ cấp. Từ năm 2018, khi tiền lương được tính đúng, tính đủ thì việc tính BHXH sẽ hoàn toàn tuân theo quy định điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012.

PV: Nếu vậy thì yếu tố “phụ cấp” và “các khoản bổ sung” sẽ được căn cứ vào đâu, thưa bà?

Bà Trần Thị Thúy Nga: Theo nhiều chuyên gia, mức lương trong thang bảng lương hiện chỉ phản ánh được một phần thu nhập thực tế của người lao động, vì hiện nay việc đóng BHXH vẫn chủ yếu căn cứ theo thang bảng lương của doanh nghiệp báo cáo. Do đó, tới giai đoạn 2018, vấn đề này sẽ cần tới sự tham gia của các chuyên gia lĩnh vực tiền lương trong việc xác định đầy đủ tiền lương, các loại phụ cấp và các khoản bổ sung khác.   Đặc biệt, “khoản bổ sung khác” này bình thường không được chia đều theo từng tháng mà có khi tới tận cuối năm, doanh nghiệp mới tính toán lỗ lãi. Lúc này, người lao động mới được nhận. Trong khi đó, việc thu BHXH được thực hiện xong theo từng tháng. Vì thế,  năm 2018 sẽ là lúc cần tính toán cụ thể các căn cứ của mức lương để đóng BHXH.  Được biết, lộ trình xây dựng tiền lương tối thiểu tương xứng với mức sống tối thiểu được xác định là năm 2017. Theo thông lệ, vào quý 2/2015, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp xác định mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2016.

PV: Thưa bà, hiện nhiều người lao động thắc mắc, nếu họ về hưu trước ngày Luật BHXH sửa đổi năm 2014 có hiệu lực, thì lương hưu của họ có tính theo quy định mới không?

Bà Trần Thị Thúy Nga: Để đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và khả năng cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 đã quy định tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi có đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam. Cụ thể: NLĐ nghỉ việc hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2018 thì cách tính lương hưu vẫn thực hiện như quy định của Luật BHXH hiện hành. NLĐ nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, thì mức lương hưu được tính: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.  Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Đối với NLĐ nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động, mức lương hưu hằng tháng giảm trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.

PV: Đối với NLĐ làm việc trong khu vực Nhà nước, cách tính lương hưu có gì thay đổi không, thưa bà?

Bà Trần Thị Thúy Nga: Ngoài sửa đổi về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu như đã nêu trên, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 còn có một số sửa đổi hướng tới bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH giữa NLĐ trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, cũng như bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Cụ thể: Sửa đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo hướng có lộ trình tiến tới tính bình quân toàn bộ thời gian đóng như NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Trong đó, đối với người bắt đầu tham gia BHXH trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn tính bình quân 5 năm, 6 năm, 8 năm hoặc 10 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu như Luật BHXH năm 2006. Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019, thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024  thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Như vậy, người sớm nhất có thể áp dụng cách tính toàn bộ quá trình phải là người nghỉ hưu từ năm 2045 trở đi.

Luật BHXH sửa đổi cũng quy định điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo hướng: Đối với người tham gia BHXH từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH vẫn thực hiện như quy định hiện hành (điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí).

Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ áp dụng cho mọi NLĐ, không phân biệt NLĐ thuộc khu vực Nhà nước hay ngoài Nhà nước (người sớm nhất có thể áp dụng cách điều chỉnh này phải là người nghỉ hưu từ năm 2036 trở đi).

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

K.Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.

Tin khác

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động