Trở thành tỷ phú nhờ lá tre

Với suy nghĩ không thể mãi làm cái nghề “bán mặt cho đất”, chị Đặng Thị Triệu (ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội), đã quyết định theo đuổi một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với chị, đó là kinh doanh lá tre xuất khẩu. Những chiếc lá tre tưởng như chẳng có giá trị gì đã giúp chị thoát nghèo trở thành tỷ phú, mỗi năm thu nhập hàng tỷ đồng.
Kiếm tiền tỷ nhờ trồng thanh long ở U Minh Hạ
Gặp "tỷ phú" sở hữu kho tiền cổ nặng 6 tấn
Thán phục tỷ phú khuyết tật

Nghề tưởng như đùa

Trong ngôi nhà của chị Triệu mới xây khang trang và rộng rãi, những xếp lá tre đã được sấy khô, buộc thếp cẩn thận chỉ chờ ngày xuất hàng, phảng phất một mùi thơm dịu nhẹ. Theo lời chị Triệu, chị theo nghề kinh doanh lá tre cách đây hơn 20 năm, trước kia nhà chị cũng làm tròn mẫu ruộng. Thế nhưng hạt thóc củ khoai chưa lúc nào giúp gia đình chị thoát nghèo. Vì thế, năm 1992 trong một lần tình cờ gặp người bạn đi nhặt lá tre, nhưng không phải mang về đun mà lại được xếp ngay ngắn cẩn thận, chị tò mò thì được người bạn chia sẻ, nhặt lá tre để đem bán. “Trong cái khó ló cái khôn, tôi may mắn được người bạn dẫn đường chỉ lối đến với cái nghề tưởng như đùa này. Thú thực lúc đầu cầm lá tre lên, nhìn ngắm nó rồi tự hỏi: Không hiểu với thứ lá này thì ai mua nhỉ?”

Trở thành tỷ phú nhờ lá tre
Chị Triệu chia sẻ câu chuyện làm giàu từ lá tre của mình

Thế rồi được người bạn giúp đỡ, chỉ một thời gian ngắn chị Triệu đã có được những khách hàng đầu tiên. Mối hàng đầu tiên của chị tận Phú Thọ, mặc dù giá bán chỉ được 14 nghìn đồng/1kg, nhưng số lượng đặt mua nhiều khiến chị cảm thấy có động lực để theo đuổi công việc mới mẻ này. Cũng theo chị Triệu, năm đầu tiên vì chưa có kinh nghiệm, và cũng chưa có nhiều bạn hàng nên cả vụ chị chỉ thu được tiền công từ 500 – 1 triệu đồng. “Nếu không phải qua trung gian, thì số tiền lãi còn nhiều hơn. Biết là vậy nhưng vì mới tập tễnh vào nghề và cũng chưa có được mối hàng thường xuyên, nên tôi đành chấp nhận “cắn răng” nhìn tiền của mình đổ vào túi người khác”, chị Triệu nhớ lại.

Chia sẻ về những ngày đầu khó khăn, chị Triệu cho biết đã nhiều lần muốn từ bỏ công việc được mọi người cho là “vớ vẩn” ấy. Thậm chí ngay đến chồng chị cũng không tin tưởng vào lựa chọn của vợ. Chị kể: “Vì bất đồng quan điển nên vợ chồng tôi cãi nhau suốt ngày, có lúc tưởng không sống tiếp được với nhau. Anh ấy một mực bắt tôi bỏ nghề nhặt lá, nhưng tôi không chịu. Nhiều khi thấy tôi làm ăn khó khăn, anh ấy còn nghỉ ở nhà chỉ để “canh” vợ vì sợ tôi bán thóc để trả lương cho công nhân.

Chia sẻ về cách làm giàu của chị Triệu, chị Đinh Thị Hường, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Phú cho biết: “Mô hình kinh doanh lá tre xuất khẩu là một cách làm hay và hiệu quả. Nhờ mô hình của chị Triệu mà nhiều lao động được giải quyết việc làm”.

Thu nhập hàng tỉ đồng nhờ lá tre

Khởi nghiệp từ 500 nghìn đồng nguồn vay của Hội Phụ nữ xã, thế nhưng nhờ vào sự nhanh nhạy của bản thân và may mắn với nghề, hơn 20 năm sau thu nhập của chị đã lên tới hàng tỉ đồng mỗi năm. “Cũng phải mất đến hơn 10 năm lăn lộn với thị trường lá tre ở trong nước, đến khi tôi nhận được những mối hàng trực tiếp từ Đài Loan, lúc ấy thu nhập mới có sự thay đổi. Hơn 20 năm theo nghề nhặt lá tre, biết bao khó khăn vất vả, giờ mới cảm nhận được nghề không phụ mình”, chị Triệu bộc bạch.

Là hàng xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài, vì thế không chỉ đòi hỏi nguồn hàng phải tốt, mẫu mã đẹp, mà nhân lực lao động cũng phải đảm bảo đủ đáp ứng kịp thời mỗi khi xuất hàng. Trung bình cơ sở xuất khẩu lá tre của chị Triệu luôn có từ 50 – 60 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Được biết lá tre dùng để xuất khẩu phải đảm bảo những tiêu chuẩn khá cao và thường chia làm hai loại: Loại 1 dành cho lá có chiều dài khoảng 45cm, và ngang là 10cm, loại 2 dài là 40cm, ngang là 8cm. Lá tre thành phẩm yêu cầu phải lành lặn, không được rách. Trước đây chị Triệu còn cùng gia đình tự đi nhặt lá, nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu chị chủ yếu thu mua từ người dân trong vùng. Hàng ngày, người dân lân cận lên rừng hái lá tre đem về bán cho cơ sở của chị Triệu. Mỗi ngày, vài tấn lá tre tươi được chuyển đến cơ sở. Hiện nay, giá thu mua lá tre khô là 30 nghìn đồng/kg, lá tre tươi là 7 nghìn đồng/kg. Nhờ nghề đi nhặt lá tre mà nhiều người dân ở địa phương đã thoát nghèo.

Trở thành tỷ phú nhờ lá tre
Với thành công trong việc tìm được đầu ra xuất khẩu lá, chị Triệu vinh dự được nhận bằng khen.

Năm 2010, chị Triệu bỏ ra một số tiền lớn thuê chuyên gia nước ngoài về tập huấn cho bà con cách hái, phơi sấy và đóng gói lá tre cho đúng tiêu chuẩn. Nhờ vậy, người dân địa phương cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm lá tre tiêu chuẩn. Ngoài ra chị Triệu còn xây hẳn một lò sấy công suất lớn, trong vòng 6 tiếng có thể sấy được 2 tạ lá tre. “Cũng có lần sơ suất trong khi sấy mà tôi làm cháy toàn bộ ngôi nhà. Thật là làm giàu không khó nhưng cũng rất dễ để mất tất cả”, chị Triệu chia sẻ.

Hiện tại mỗi tháng gia đình chị xuất khẩu sang Đài Loan 30 tấn lá tre khô. Theo tiết lộ của chị Triệu, phía đối tác Đài Loan rất thích sử dụng nguồn hàng lá tre từ Việt Nam, bởi nó có mùi thơm rất đặc trưng sau khi được sấy khô. Để có được nguồn hàng tốt nhất, cơ sở đẩy mạnh thu mua lá tre từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời điểm khí hậu ở Việt Nam không có sương muối, và lá cũng xanh và tốt hơn. Để lá không bị quăn khi sấy, lá tre sẽ được kẹp chặt bởi hai thanh nứa trước khi đưa vào lò.

Nhờ nỗ lực làm việc, cộng với sự nhanh nhạy khi nắm bắt được nhu cầu thị trường, mỗi năm trừ chi phí nhân công và tiền thu mua nguyên liệu, chị Triệu thu lãi được từ 2 – 3 tỷ đồng. “Mặt hàng này không lo bị ế, và thời gian lưu giữ cũng được lâu, nên việc xuất khẩu rất đảm bảo. Khi đã thành công với nghề, tôi thường chủ động giúp đỡ, chia sẻ kỹ thuật cho nhiều bà con khi họ có nhu cầu học hỏi. Tuy nhiên, để thành công được cần phải có sự kiên nhẫn và say mê thực sự với những cái lá vô tri, vô giác này”, chị Triệu tâm sự.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.

Tin khác

Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.
Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

(LĐTĐ) Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các trang mạng xã hội mạo danh “Cục An ninh mạng”; “Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” lợi dụng lòng tin của nạn nhân muốn sớm lấy lại tài sản sau khi bị lừa đảo, chiếm đoạt trên mạng nhưng thực tế, các đối tượng sẽ tiếp tục dụ dỗ, lừa tiền của các nạn nhân.
Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

(LĐTĐ) Nu Skin Việt Nam vừa tổ chức chuỗi sự kiện thường niên kỷ niệm 11 năm thành lập công ty tại thị trường Việt Nam. Tại sự kiện, Nu Skin Việt Nam đã trao tặng hơn 4,8 tỷ đồng cho Chương trình Nhịp tim Việt Nam thuộc VinaCapital Foundation, nhằm mang đến cơ hội phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

(LĐTĐ) Khi bố hỏi: “Con có muốn không?”, Sùng Thị Sơ bật khóc nức nở: “Bố cứu con, con không muốn đâu, con muốn được về nhà”. Những lời cầu cứu trong lần thứ 3 bị kéo về nhà một chàng thanh niên lạ làm vợ đến bây giờ Sơ vẫn không thể quên...
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

(LĐTĐ) Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 không chỉ là dấu mốc thời gian, mà còn là nguồn cảm hứng sâu sắc, khơi gợi những bài học về việc xây dựng hạnh phúc bền vững trong thời đại mới.
Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

(LĐTĐ) Cô nhân viên văn phòng mỗi ngày cảm thấy khó chịu với độ ẩm nồm, từ việc lau nhà cho đến bảo vệ con nhỏ. Với cô việc chống nồm cần phải sáng tạo và kiên trì.
TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Nguyên nhân do các đối tượng này thuộc diện nhân khẩu đặc biệt như người lang thang, xin ăn, không nơi nương tựa, người bị lẫn, bại não; tính xác thực thông tin qua lời khai phía người cai nghiện còn thấp, một số trường hợp không nhớ thông tin cá nhân, khai không đúng thông tin ban đầu.
Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

(LĐTĐ) Mức xử phạt vài triệu đồng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn trên mạng là chưa đủ sức răn đe, để hạn chế các tình trạng vi phạm cần có quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với mỗi hành vi vi phạm.
Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

(LĐTĐ) Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại, người dùng chỉ nên tải phần mềm từ các kho ứng dụng chính thức và không thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lạ; không tải bất kỳ phần mềm nào không rõ nguồn gốc, không nằm trên ứng dụng Store; không được cấp quyền cho bất kỳ ứng dụng lạ nào; không click vào các link người lạ gửi.
Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

(LĐTĐ) Điểm trường Đồng Đờng, Trường Mầm non Sơn Ca (xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) được khánh thành và đi vào sử dụng, giúp hơn 70 em nhỏ nơi đây được học tập trong môi trường an toàn, sạch đẹp, không còn phải học lớp ghép và lớp tạm nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động