Thu nhập của giáo viên: Còn nhiều khoảng cách

Cùng là nhà giáo, thậm chí cùng một bậc học, cấp học nhưng trong khi có những người sống ung dung với  thu nhập từ chính chuyên môn của mình thì không ít giáo viên khác phải chật vật, xoay xở làm thêm nhiều nghề mới đủ trang trải cuộc sống.  
thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach Giảm bớt áp lực cho giáo viên và phụ huynh
thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach Sắp khảo sát thu nhập giáo viên

Người ung dung với nghề

Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thu Hoài trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường THCS thuộc quận Long Biên. Ngoài thời gian dạy trên lớp, về nhà, Hoài kèm cặp thêm tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ con nhà anh em, họ mạc, hàng xóm gửi nhờ.

thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach
Cũng là dạy chữ, nhưng mỗi một bộ môn thu nhập lại khác. Ảnh minh họa.

Dù không có ý định phát triển việc dạy thêm, nhưng nhờ có phương pháp sư phạm, lại kèm cặp tận tình, mấy đứa trẻ mà Hoài kèm dạy thêm đều tiến bộ rõ rệt. Thế rồi, người nọ mách người kia, ngày càng có nhiều người tìm đến nhờ Hoài dạy thêm tiếng Anh cho con em mình.

“Ban ngày đi dạy ở trường đã rất mệt, tối về tôi không muốn tiếp tục làm thêm tại nhà, cho nên phải từ chối nhu cầu của rất nhiều bậc phụ huynh, chỉ những người thật sự thân thiết, gần gũi tôi mới nhận kèm cho con em họ”.

Ở một khía cạnh nào đó, dạy thêm cũng là một việc làm chính đáng bằng sức lao động chân chính của nhà giáo.

Nếu ai sai, ai lạm dụng việc dạy thêm để thương mại hóa giáo dục thì cần bị xử lý, nhưng không có nghĩa là cấm hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm

Hạn chế số lượng như vậy, nhưng hiện tại, mỗi buổi tối trong tuần, kể cả ngày nghỉ, Hoài vẫn phải dạy thêm cho một lớp với 10 học sinh, trong 1,5 giờ,. Hỏi về mức thu nhập, Hoài bảo, cô không đặt nặng vấn đề kinh tế mà chỉ giúp các cháu nhỏ là chính, nhưng cô cũng cho biết, với mức học phí “bình dân” 70 ngàn đồng/cháu/ ca, mỗi ca (10 cháu) cô thu được 700 ngàn đồng, sơ sơ mỗi tháng thu nhập từ việc dạy thêm của Hoài cũng đạt con số hai, ba chục triệu trở lên...đủ để cô có thế sống ung dung trong thời buổi giá cả vùn vụt tăng cao.

Chuyện của cô giáo Nguyễn Thu Yến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng tương tự.Yến tốt nghiệp loại giỏi khoa Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với năng lực ấy, dù mới đi dạy chưa lâu,Yến đã nổi tiếng là một cô giáo lớp 1 có phương pháp rèn chữ, luyện đọc cho các con rất tốt.

Vì thế, Yến được nhiều phụ huynh tin tưởng, thường xuyên gửi con đến nhà nhờ kèm cặp, nhất là vào dịp hè, và thời gian sắp bước vào năm học mới. Thu Yến không bật mí về thu nhập từ việc dạy thêm của mình, nhưng chắc chắn, cuộc sống của cô rất ung dung, thoải mái, dù thu nhập cơ bản của một giáo viên tiểu học tại trường không đáng là bao.

Người xoay xở làm thêm mới đủ sống

Bên cạnh những cô giáo có thể sống ung dung với chính chuyên môn nghề nghiệp của mình như cô Hoài, cô Yến, trên thực tế, vẫn còn không ít giáo viên phải sống chật vật, khó khăn, phải xoay sở đủ thứ để trang trải cuộc sống dù họ không hề kém về chuyên môn, bằng cấp. Như trường hợp cô giáo Phạm Thị Hồng (Hoài Đức, Hà Nội).

Tốt nghiệp loại giỏi, khoa Văn Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (cũ), trầy trật gần 5 năm ở vị trí giáo viên hợp đồng, cô giáo Hồng mới trúng tuyển công chức và trở thành giáo viên biên chế của một trường THCS ở địa phương. Thêm gần chục năm đứng lớp nữa, tổng cộng 14 năm kể từ khi ra trường, tới bây giờ, thu nhập của cô Hồng (cả lương và phụ cấp) chỉ đạt hơn 4 triệu đồng.

“Vợ chồng tôi phải xoay đủ nghề từ chăn nuôi đến kinh doanh nhỏ mà cuộc sống vẫn thiếu thốn,vất vả. Hầu hết đồng nghiệp ở trường tôi đều chung cảnh như vậy”- cô Hồng cho biết. Hỏi tại sao không làm thêm bằng chính công việc của mình (dạy thêm), cô Hồng thở dài: “Chủ trương của trường và ngành là không được dạy thêm, nhưng cơ bản ở đây là vùng nông thôn, dân trí còn thấp, đời sống người dân còn khó khăn, họ chưa thực sự coi trọng việc học hành và cũng không có điều kiện đầu tư cho việc học hành của con em mình, thế nên có tổ chức lớp dạy thêm thì cũng chẳng có ai theo học”.

Cô Hồng là giáo viên tại nông thôn, cuộc sống chật vật đã đành, nhưng thầy Thắng- một giáo viên THCS ở một quận trung tâm Thành phố cũng có cuộc sống chật vật không kém. “Đi làm chục năm rồi, lương của tôi bây giờ là 4 triệu đồng/ tháng, còn vợ được 3,8 triệu.

Tổng thu nhập hai vợ chồng chưa được chục triệu, mà sống giữa thành phố đắt đỏ này, thực sự là cuộc sống khó khăn quá. Nhưng khổ nỗi hai vợ chồng tôi đều là giáo viên dạy môn phụ, tôi dạy thể dục, còn vợ tôi dạy kỹ thuật, thế nên muốn dạy thêm, kèm thêm rất khó. Để có thể trang trải cuộc sống, chúng tôi phải mở thêm cửa hàng photo và bán thêm ít văn phòng phẩm tại nhà”- thầy Thắng cho biết.

Cũng theo thầy Thắng, hiện nay trong các trường học có sự phân chia rất rõ ràng về thu nhập giữa các giáo viên. Giáo viên dạy Toán, Lý, Hóa, Anh thì rất giàu do họ có dạy tăng tiết trong trường và dạy thêm ở nhà, bộ phận giáo viên còn lại có đời sống rất vất vả.

“Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên, lương và thu nhập của đại bộ phận nhà giáo đã tăng lên đáng kể, nhưng thực sự mà nói sự tăng này không đồng đều, và đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hết sức chật vật. Tôi rất mong muốn các cấp, ban ngành hãy quan tâm hơn nữa đến những giáo viên dạy môn phụ (thể dục, kỹ thuật, sử, địa, công dân)...như tôi và có những cơ chế nào đó để xóa dần khoảng cách thu nhập giữa giáo viên môn phụ và môn chính”- thầy Thắng bày tỏ.

Còn cô Hồng thì bộc bạch: “Giáo viên mà chỉ sống bằng lương như chúng tôi thì cuộc sống khó khăn lắm. Tôi mong rằng Nhà nước và các cấp ngành chức năng, ngoài việc quan tâm tăng lương cho giáo viên thì cũng cần có những biện pháp tạo điều kiện cho giáo viên được làm thêm bằng chính chuyên môn, nghề nghiệp của mình.

Ở một khía cạnh nào đó, dạy thêm cũng là một việc làm chính đáng bằng sức lao động chân chính của nhà giáo. Nếu ai sai, ai lạm dụng việc dạy thêm để thương mại hóa giáo dục thì cần bị xử lý, nhưng không có nghĩa là cấm hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm”.

Tâm tư của thầy Thắng và cô Hồng có lẽ cũng là tâm tư của nhiều thầy giáo, cô giáo đang chật vật sống chỉ bằng đồng lương cơ bản trong nhà trường. Thiết nghĩ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nếu những người làm giáo dục không đủ sống thì thật khó dồn hết tâm trí của mình vào công tác chuyên môn.

Rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong việc chăm lo đời sống, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các giáo viên, để tất cả các nhà giáo được yên tâm với sự nghiệp trồng người.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động