Thán phục tỷ phú khuyết tật

Sau 20 năm gắn bó nơi rừng xanh, anh Nguyễn Đình Tuấn (phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) - người đàn ông khuyết tật mất một tay, một chân đã làm được điều phi thường khi biến đất cằn sỏi đá hóa thành quả ngọt và trở thành “tỷ phú rừng xanh” với khối tài sản khiến nhiều người mơ ước.

Bước qua giông bão

12 tuổi, Nguyễn Đình Tuấn (SN 1978) đã phải sống trong chuỗi ngày chứa đầy nước mắt và nỗi đau. Năm đó, anh cùng bạn đi chăn bò trên khu đồi Cầu Ván. Cả nhóm đang chơi trốn tìm thì nhặt được một quả bom bi còn sót lại sau chiến tranh. Tò mò, cả nhóm lấy đá ghè vào quả bom. Bom phát nổ. Ba người bạn đều chết, còn mỗi mình Tuấn sống sót, nhưng một tay và một chân đã bị những mảnh bom cắt đứt. Tỉnh dậy trong bệnh viện sau gần 2 tháng hôn mê. Lúc đó, anh Tuấn nghĩ, giá như vụ nổ cũng lấy đi tính mạng tôi thì còn đỡ hơn là đọa đày tôi thế này. Với một người tàn tật như tôi, thì chỉ làm khổ cho người khác, anh Tuấn xúc động kể.

Những ngày đầu, Tuấn rơi vào bế tắc, khủng hoảng. Trong khi các bạn tung tăng chạy nhảy thì Tuấn nằm liệt giường. Không ít lần Tuấn nghĩ đến cái chết. Nhưng nhớ những lần mẹ vừa khóc vừa bón cháo, nhớ mùi mồ hôi trên vai áo mẹ vẫn để cõng Tuấn đến bệnh viện thay băng, rửa vết thương… Đôi mắt trầm tư của cha và nụ cười của mẹ thôi thúc cậu có niềm tin để sống tiếp.

“Sống sao cho ý nghĩa khi mình vẫn còn một chân, một tay?”, Tuấn nghĩ. Anh bắt đầu lại cuộc đời như một đứa trẻ chập chững tập đi. Đầu tiên là học lẫy, học lật. Nằm trên giường, Tuấn dùng sức lật nghiêng người lại. Các vết thương trên ngực của Tuấn vẫn chưa lành bị chà mạnh xuống giường, rớm máu. Mẹ Tuấn vừa khóc, vừa nói: “Thôi, không làm được thì đừng cố con ơi. Con cứ nằm ngoan để mẹ chăm sóc”. Không nản lòng, đợi vết thương gần lành hẳn, Tuấn bắt đầu tập lại. Khi đã lật được rồi, Tuấn tập ngồi thẳng, rồi tập đứng, tập đi. Đầu tiên, cậu cứ nhảy cò, nhảy bước nào là ngã bước ấy, càng tập đi thì càng ngã nhiều. Ba năm trời đằng đẵng, anh mới bắt đầu đi lại được trong nhà, rồi bước ra sân. Nhờ cây nạng gỗ mà bố mua cho, anh tự đi ra đường và bắt đầu hòa nhập với cộng đồng.

Được đi lại, trò chuyện với mọi người, tinh thần Tuấn cũng tốt lên, mặc cảm bản thân đã bắt đầu vơi dần. Sau một thời gian nỗ lực, Tuấn tự đi lại, ăn uống và vệ sinh cá nhân, thậm chí còn có thể quét nhà, thổi cơm, thậm chí là… chăn trâu. “Sống riết rồi quen với việc dùng cùi tay để cầm, nắm, bám, dùng một chân để chạy nhảy lò cò. Tôi chỉ nghĩ làm gì đó để bố mẹ không phải lo lắng cho mình nữa là được”, anh chia sẻ.

Anh Tuấn và mẹ

Khu rừng bạc tỷ

Chứng kiến cơ ngơi một tay con trai gây dựng, bà Nguyễn Thị Dụ, mẹ Tuấn nhiều lúc vẫn ngỡ như nằm mơ. Con trai bị tai nạn, bà cứ ngỡ sẽ phải chăm sóc con cả đời. Thế nhưng, nghị lực phi thường giúp Tuấn đứng vững, và làm giàu trên mảnh đất quê hương. “Con trai làm được những điều tôi không tưởng được. Không chỉ tự lo cuộc sống, làm kinh tế mà còn lấy vợ, sinh con. Giờ tôi yên tâm rồi” – bà nghẹn ngào.

Năm 1994, thấy nhà có mảnh đất đồi rộng khoảng 4ha chưa được sử dụng đúng cách, anh Tuấn xin bố mẹ “chuyển” vào ở hẳn trong rừng. Lúc đầu, bố mẹ anh sợ con trai tật nguyền, sống một mình trong rừng không ai chăm sóc nên ra sức khuyên ngăn. Nhưng Tuấn bảo: “Bố mẹ hãy tin con sẽ tự lo được cho mình”. Chiều anh, ông bà xây một căn nhà rộng chừng 10m2, đặt cái giường và góc nhà làm bếp để anh bắt đầu cuộc sống một mình nơi rừng vắng, heo hút và cô đơn, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Trồng rừng vốn là một việc vô cùng vất vả, nặng nhọc với người khỏe mạnh chứ nói gì đến một người khuyết tật như anh. Ban đầu, Tuấn dùng đầu tay cụt ngủn kẹp cán cuốc vào nách, dùng khuỷu tay còn lại giữ thân, dùng hông di chuyển giáng những nhát rựa thật mạnh xuống đất. Mỗi nhát cuốc bổ xuống, chân trái anh run lên, toàn thân chấp chới. Cứ thế, những nhát cuốc nghị lực của anh đã cày xới vạt đồi cằn cỗi. Sau đó, Tuấn mua bạch đàn, cây vải về bắt đầu công cuộc phủ xanh đất trống đồi trọc. Anh kể: “Buổi sáng tôi cho mấy chục cây vào gùi hoặc vào xô để xách lên rừng. Cuốc từ sáng đến tận tối mịt. Tuần đầu tiên, cơ thể đau nhức mệt mỏi vô cùng nhưng ngày nào tôi cũng cặm cụi vác cuốc, gùi cây lên trồng rừng. Trong ba tháng, một mình tôi đã trồng được hơn ba ngàn cây bạch đàn và vải”.

Nhớ lại những tháng ngày đã qua, anh Tuấn ví cuộc đời mình như những nốt nhạc thăng trầm. Năm 2007, anh Tuấn thu hoạch lứa bạch đàn đầu tiên và vay mượn thêm tiền để xây nhà. Vừa xây xong nhà, bất hạnh tai ương ập xuống gia đình anh. Con trâu - gia tài lớn nhất bỗng lăn đùng ra chết. Một tuần sau, cả đàn lợn giống gần chục con cũng rủ nhau chết theo. Bao nhiêu vốn liếng, tài sản mà hai vợ chồng chắt bóp đổ ra sông, ra biển. Kinh tế gia đình càng thêm kiệt quệ. Ngay cả vợ anh - người phụ nữ cảm phục nghị lực vươn lên của anh đã lấy anh làm chồng năm 2002-  cũng không chịu được nỗi cực khổ do tai ương đem lại đã dứt áo ra đi, bỏ lại anh cùng đứa con trai vừa tròn 4 tuổi. Nhưng bản lĩnh của người đàn ông không cho phép anh gục ngã, nhất là khi con trai anh cần một chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất. Nén lại nỗi đau, anh gượng dậy, tiếp tục chiến đấu với số phận. Có lần, trong lúc bế tắc nhất, Tuấn gửi con cho ông bà nội rồi lên tận cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để hành khất. Nhưng nghĩ đến đứa con đã vắng mẹ, nay lại vắng cha, anh lại quay về nhà, quyết tâm trồng rừng, chăn nuôi lợn gà để sinh sống.

Lần này, anh bắt đầu lại sự nghiệp bằng cách đầu tư chăn nuôi gà đồi. Từ 500 con gà đầu tiên, anh phát triển đàn gà lên đến 4.000 con gà mỗi vụ. Mỗi năm, anh Tuấn thu hoạch đến 3 vụ gà đồi, cho thu nhập gần trăm triệu đồng/năm. “Mấy năm đầu nuôi gà không hiệu quả do dịch bệnh mà không biết cách phòng tránh, lại bị mất cắp. Nhưng vài năm trở lại đây thì bắt đầu có lợi nhuận”, anh chia sẻ.

Anh Tuấn và rừng cây xanh tốt sắp cho mùa thu hoạch

Thấy trồng bạch đàn không đem lại hiệu quả cao, anh Tuấn chuyển sang trồng keo và lim. Anh lặn lội lên tận Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi Côn Sơn (Hải Dương) để học cách trồng keo. Đến nay, khu rừng rộng gần 4ha của anh Tuấn đã có hơn 2 vạn cây keo 6 năm tuổi và gần 5.000 cây lim. Anh Tuấn chỉ vào những cây keo đang độ tuổi lớn, nói: “Cách đây 2 năm, có mấy người lên hỏi mua khu rừng keo của tôi với giá 2 – 3 tỷ đồng nhưng tôi không bán. Tôi muốn giữ lại, bởi đây không chỉ là nơi mưu sinh, làm giàu mà còn gắn bó và gìn giữ rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời tôi”.

Với lứa keo 6 năm tuổi, mỗi gốc keo bán ra với giá 70.000 đồng – 100.000 đồng, đó là chưa kể cây lim đang độ tuổi lớn. Anh Tuấn dự định 5 năm nữa sẽ thu hoạch toàn bộ keo và lim, dự kiến thu về hàng tỷ đồng. Dọc con suối ở ven rừng, anh trồng thêm tre vừa chống xói mòn đất, lại vừa cho thu nhập mỗi năm hơn chục triệu đồng.
Nói về bố của mình, cậu bé Nguyễn Đình Thuận - đang học lớp 5 trường tiểu học Chí Linh tự hào lắm, bởi “tay bố không còn mà vẫn phải làm hết mọi việc như người khác. Bố có thể trồng rừng, nhổ cây, bê gạch. Bố “tuy tàn tật” nhưng giỏi hơn nhiều người khác”.

Chiều muộn, bà Dụ chuẩn bị bữa cơm chiều có món măng và con gà luộc. Bà cười: “Đặc sản vườn nhà đấy”. Trong ánh mắt người mẹ già ánh nên niềm hạnh phúc và tự hào. Bởi con trai bà đã làm được  những điều kỳ diệu, phi thường và quan trọng hơn là Tuấn đã không đầu hàng số phận vào những lúc khó khăn nhất.

Quỳnh Lưu

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Xem thêm
Phiên bản di động