Thả hồn nơi cổ trấn ngàn năm

(LĐTĐ) Có thể nói một trong những “đặc sản” của du lịch Trung Quốc là các cổ trấn có tuổi đời ngàn năm. Trong đó Ô Trấn, Phượng Hoàng và Lệ Giang cổ trấn đã và đang là 3 điểm đến đặc biệt thu hút đối với du khách Việt.  
Mùa thu đẹp như tranh vẽ ở xứ sở lá phong
Chú trọng phát triển du lịch chất lượng cao

“Venice của phương Đông”

Ô Trấn được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, nằm ở phía nam sông Dương Tử, thuộc tỉnh Chiết Giang. Điểm đặc biệt của Ô Trấn là dù trải qua suốt hơn 1.000 năm lịch sử nhưng cổ trấn này chưa một lần thay tên đổi họ. Trước khi ngành đường sắt ra đời ở Trung Quốc, thuyền bè là cách duy nhất để di chuyển giữa các vùng và thị trấn nằm dọc theo sông Dương Tử.

Đến tận ngày nay, việc di chuyển quanh Ô Trấn vẫn chủ yếu bằng đường thủy khiến nơi đây mang dáng dấp một “Venice của phương đông”, nơi có những dòng kênh xanh uốn lượn và cây cầu đá cong cong được chạm khắc tinh xảo bắc ngang đôi bờ.

Thả hồn nơi cổ trấn ngàn năm
Điểm đặc biệt của Ô Trấn là dù trải qua suốt hơn 1.000 năm lịch sử nhưng cổ trấn này chưa một lần thay tên đổi họ.

Ô Trấn chỉ cách thành phố Thượng Hải khoảng 140km, cách Hàng Châu khoảng 80km nên rất thuận tiện cho lịch trình du lịch. Được xếp vào một trong sáu cổ trấn đẹp nhất Giang Nam, những cây cầu đá cổ với lịch sử lâu đời chia Ô Trấn thành bốn khu vực Đông - Tây – Nam – Bắc. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn Tây Sách và Đông Sách là giữ lại được vẻ đẹp cổ kính ngàn năm nên thường được khách du lịch lựa chọn ghé thăm.

Đông Sách thậm chí còn giữ nguyên gốc toàn bộ kiến trúc quy hoạch, từ tên gọi, địa chỉ, hệ thống nước, kiến trúc đến phương thức sinh hoạt của người dân dường như vẫn vẹn nguyên qua hơn nghìn năm mưa gió. Còn Tây Sách đã được xây dựng, tái tạo lại nhằm giữ vẻ cổ kính song có phần tiện nghi hơn để phục vụ khách du lịch.

Đã đặt chân tới đây, bạn hãy dành trọn một ngày từ sáng đến tối để cảm nhận hết hơi thở nhịp sống cổ trấn ngàn năm. Bắt đầu bằng chuyến tản bộ buổi sáng, nhìn ngắm những chậu hoa khoe sắc nơi cổng nhà ai, sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng và bình yên hơn hẳn.

Những bức tường rêu phong cổ kính và hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Ô Trấn đã tạo nên vẻ đẹp thanh bình mộc mạc như bức tranh thủy mặc. Buổi tối, những chiếc đèn lồng được thắp sáng, những dãy nhà hắt bóng xuống dưới mặt kênh càng làm cho Ô Trấn lúc về đêm không chỉ lung linh mà còn rất trầm mặc.

Hầu hết các ngôi nhà cổ và cửa hàng ở Ô Trấn đều có mặt hướng ra bờ sông, soi bóng dưới mặt nước êm đềm khiến du khách có cảm giác như đang sống giữa một vùng đất cổ xưa và thanh bình.

Toàn bộ kiến trúc tại đây đều mang đậm dấu ấn người Trung Hoa với gỗ và đá trụ cột, nhà ở, nhà xưởng, cửa hàng và máy móc đan xen với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. mỗi khu tập trung vào một khía cạnh đặc biệt của nền văn hóa phong phú của khu vực, bao gồm những khu vực dành cho hàng thủ công và hội thảo, nhà ở truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật và giải trí, cũng như khu mua sắm.

Thị trấn của những cây cầu

Trải qua tuổi đời hơn 1.300 năm, Phượng Hoàng cổ trấn gồm nhiều ngôi nhà nhỏ nép sát nhau soi mình xuống dòng Đà Giang kiêu hãnh phía Tây tỉnh Hồ Nam. Nét rêu phong thời gian in hằn lên nền trời xanh, soi bóng vào mặt sông khiến đất trời nơi đây mang vẻ đẹp của một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Thả hồn nơi cổ trấn ngàn năm
Cổ trấn cũng mang nét khác biệt so với các nơi khác bởi những ngôi nhà cổ cao tới hai, ba tầng lầu.

Phượng Hoàng cổ trấn có khung cảnh đậm nét cổ kính, bí ẩn, hệt như trong những bộ phim cổ trang. Trong không gian con sông dài uốn lượn quanh cổ trấn, hai bên bờ là nơi còn lưu giữ rất nhiều căn nhà cổ, gia trang, thành quách, những dãy phố, đền chùa xưa kia.

Luồn lách qua những con ngõ nhỏ, đi sâu vào thị trấn, bạn sẽ bắt gặp từng mái ngói cổ đã sẫm màu thời gian. Nghỉ chân trên ghế trúc nhỏ trong khách quán, bạn thong thả nhâm nhi chén trà ướp hương xuân tận hưởng từ từ dư vị cổ điển. Đừng quên dạo bước qua những cây cầu độc đáo bắt ngang sông, bởi lẽ thị trấn cổ này nổi tiếng với những cây cầu kiêu hãnh yên vị trên dòng nước trong xanh.

Nào là cây cầu mang tên Đá Nhảy vì đi một bước phải nhảy một bước; cầu Gỗ cong cong, mộc mạc, là là sát mặt nước; cầu Hồng Kiều được thiết kế như chiếc thuyền với mái là hình ngôi nhà, gồm 2 tầng, trong đó tầng 1 là nơi buôn bán các mặt hàng đa dạng khác nhau còn tầng 2 của cầu Hồng Kiều được tận dụng làm bảo tàng nghệ thuật.

Cổ trấn cũng mang nét khác biệt so với các nơi khác bởi những ngôi nhà cổ cao tới hai, ba tầng lầu chạy dài hai bên bờ cho thấy sự thịnh vượng, vai trò là trung tâm kinh tế, xã hội của cổ trấn trong cả vùng Hồ Nam rộng lớn xưa kia. Từ trên những cây cầu cao như Hồng Kiều, Vân Kiều hay những quán café nhạc sống, du khách có thể chậm rãi ngắm nhìn những chiếc thuyền hoa đăng bồng bềnh chở khách dạo sông, biến đêm Phượng Hoàng cổ trấn huyền ảo trong sự giản đơn.

Cổ trấn bốn mùa hoa cỏ

Lệ Giang thuộc tỉnh Vân Nam, với trung tâm là khu phố cổ còn giữ được gần như nguyên vẹn từ khi hình thành cách đây 800 năm. Bởi tính chất địa lý là giáp biên giới với Tây Tạng nên kiến trúc nơi đây có nét giao thoa của nhiều dân tộc: Hán, Bạch, Tạng, Nạp Tây.

Dù đã trải qua bao thăng trầm lịch sử và mài mòn của thời gian nhưng không khí cổ kính vẫn còn đọng lại trên mảnh đất này, toát ra từ từng ngôi nhà, con phố, cho đến sinh hoạt của người dân. Bao quanh cổ trấn là núi non hùng vĩ cùng những hàng cây xanh rũ lá. Hình ảnh cây cầu nương mình chạy theo dòng sông trong nội thành, cạnh bên những ngôi nhà mái đỏ tươi có treo lồng đèn lủng lẳng trước hiên nhà như vẫn lặng yên ở đó, không mảy may đổi thay trước bao biến động ngoài kia.

Thả hồn nơi cổ trấn ngàn năm
Mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà đều là những góc nhỏ yên tĩnh và êm đềm

Như với bất kỳ một trấn cổ nào, cách tốt nhất để khám phá trọn vẹn nhịp “hơi thở” nơi đây là đi bộ trong lòng phố cổ. Bạn có thể đi thong dong, chậm rãi qua từng ngách phố, thỉnh thoảng lại ngỡ ngàng đến thích thú phát hiện ra mình đã “đi lạc”, và lại như một sức hút vô hình, bạn không muốn quay lại con đường cũ mà cứ tiếp tục muốn mon men theo những con ngách nhỏ dẫn lối, khám phá tiếp những bất ngờ phía trước. Có cảm giác như mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà đều là những góc nhỏ yên tĩnh và êm đềm, mặc kệ thời gian trôi.

Trung tâm của khu phố cổ là quảng trường Tứ Phương, từ đây có 4 con đường chính mở rộng ra 4 hướng khác nhau dẫn theo hàng loạt những ngõ ngách hệt như mê cung. Bù lại, cổ trấn như cô gái đẹp lại biết cách “tô son điểm phấn” với những hàng liễu rủ đôi bờ, thuyền hoa đậu dưới chân cầu, nước chảy lững lờ, những dàn hồng leo, cúc vàng, ngũ sắc mùa nào hoa đó phủ kín không gian phố cổ, khiến mỗi nơi lại tạo ra những khung hình khác nhau, đều xinh đẹp không dễ trộn lẫn.

Bảo Thoa

Ảnh: Vietravel

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

(LĐTĐ) Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 9/6, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, du lịch đặc trưng của TP.HCM.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

(LĐTĐ) Dự kiến, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, mang tới một không gian kết nối và hàng ngàn cơ hội giao thương, hợp tác đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, đối tác trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.
Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

(LĐTĐ) Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2024 đã diễn ra hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội”.
Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 chính thức được bắt đầu với chuỗi sự kiện phong phú diễn ra từ nay đến 14/4 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô và một số địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội chợ quy tụ trên 700 doanh nghiệp từ 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 16 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

(LĐTĐ) Nhằm thúc đẩy ngành du lịch giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), ngày 9/4, Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch B2B Đài Loan tại Khách sạn Lotte Hà Nội. Hội thảo nhận đông đảo sự tham gia của hơn 100 công ty lữ hành Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động