Tất bật mưu sinh quên Tết

(LĐTĐ) Những ngày Tết Canh Tý vừa qua, ở bất cứ đường phố, tụ điểm vui chơi nào trên địa bàn thành phố, bên cạnh cái nô nức, tưng bừng của dòng người du xuân, trẩy hội, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp dáng vẻ lam lũ, tảo tần của những người lao động ngoại tỉnh quên niềm vui Tết để mưu sinh với đủ thứ nghề. Đối với họ, niềm vui Tết chính là việc kiếm được những đồng tiền chân chính một cách thuận lợi, dễ dàng hơn so với mọi ngày trong năm…
tat bat muu sinh quen tet Tăng cường bảo đảm giao thông thời gian còn lại của kỳ nghỉ Tết
tat bat muu sinh quen tet Mở hàng ngày Tết ra tay 'chặt chém', bị phạt nặng
tat bat muu sinh quen tet Chiều mùng 4 Tết, đàn thiên nga bất ngờ "phủ trắng" ven hồ Thanh Hà

Chạnh lòng nhưng vẫn phải cố gắng

Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Ngọc, ở Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội khi chia sẻ cảm xúc về những ngày Tết Canh Tý đang sắp qua đi. Vốn làm nghề bán hàng rong, quanh năm chị Ngọc mòn gót khắp phố phường Hà Nội mưu sinh, chồng chị cũng bạc mặt với nghề xe ôm để kiếm sống.

Ấy vậy, nhưng gia đình nhỏ với bố mẹ già, hai con đang tuổi ăn học vẫn luôn trong cảnh túng thiếu. Vì thế, cứ có bất cứ cơ hội kiếm tiền nào, dù khó nhọc, vất vả, dù là vào dịp mà mọi người đều nghỉ ngơi, vui chơi vợ chồng chị Ngọc đều chẳng từ nan.

“Người dân Việt Nam có phong tục đầu năm mua muối lấy may, vì vậy mà đã nhiều mùa Tết, vợ chồng em chọn nghề đi bán muối để kiếm thêm”- chị Ngọc cho biết. Năm nào cũng vậy, cứ tầm chiều tối 30 Tết, khi nhà nhà chuẩn bị cỗ bàn để cúng giao thừa, thì vợ chồng chị lại tất tả với xe đạp, tải muối lên đường đi bán vận may cho người.

Đêm giao thừa hai vợ chồng chị chia nhau “cắm chốt” bán muối ở những khu vực công cộng, tập trung đông người đi chơi xuân, xem bắn pháo hoa như hồ Gươm, hồ Tây, sau đó nếu hàng chưa hết, lại lang thang đạp xe các ngõ phố tới sáng để bán nốt.

tat bat muu sinh quen tet
Người bán muối lặng lẽ trên con phố vắng lặng sáng mùng 1 Tết

Chị Ngọc cho biết, năm nay, thời tiết diễn biến bất thường, đêm giao thừa thì mưa to, sấm chớp đùng đùng, ngày mùng 1 cũng mưa gió, rét căm căm. Lượng người đi du xuân, chơi Tết đêm giao thừa và sáng mùng 1 giảm hẳn, hàng bán chậm hơn trước.

Thế nên, mặc dù phải dầm mình trong gió lạnh, mưa rét ngoài đường nhưng để bù lại thu nhập, sau khi bán hết muối vào sáng mùng 1 Tết, hai vợ chồng chị lại tiếp tục chuyển sang bán bắp rang bơ và bóng bay phục vụ khách du xuân.

Được hỏi về cảm xúc của mình về những ngày Tết, giọng chị Ngọc trùng hẳn xuống: “Thấy nhà người ta tưng bừng đón xuân, vui Tết, còn nhà mình vắng lạnh, thấy con nhà người khác được quây quần bên gia đình hoặc được bố mẹ dẫn đi xem pháo hoa, đi chúc Tết, du xuân... em không khỏi buồn, chạnh lòng, thương con lắm, nhưng hai vợ chồng động viên nhau, Tết là dịp dễ kiếm tiền hơn cả, nên phải chịu khó, phải cố gắng”- chị Ngọc tâm sự.

Trong khi vợ chồng chị Ngọc chọn nghề bán muối kiếm thêm, thì vợ chồng chị Trần Thị Tuyết (ở xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội), lại đi bán mía lộc- cũng là bán may mắn, tài lộc cho người. Theo lời chị Tuyết, sau bữa cơm tất niên sớm vào lúc 16 giờ chiều cùng gia đình, hai vợ chồng chị chất đầy hơn 100 cây mía tím phóng sang khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm bán kiếm tiền.

“Bố mẹ chồng cứ bảo, lời lãi được bao nhiêu đâu mà đi bán đêm hôm làm gì cho vất vả, gia đình lại không được đoàn tụ, quây quần. Nhưng vợ chồng chúng tôi đều là công nhân, năm vừa qua, công việc khó khăn, lương thưởng thấp nên chúng tôi cũng muốn tranh thủ kiếm thêm để ra giêng đỡ khó khăn”- chị Tuyết cho biết.

tat bat muu sinh quen tet
Nhiều người mua mía lộc tím đêm giao thừa với niềm tin mang lại may mắn cho bản thân, gia đình

Mía lộc tím được vợ chồng chị Tuyết mua của một thương lái ở Hòa Bình với giá không tới 6.000 đồng/cây và bán lại với giá 30-35.000 ngàn đồng/cây. “Đêm giao thừa, nếu bán gấp đôi bình thường, khoảng 60.000 đồng/cây vẫn có người mua, nhưng năm nay, trời mưa gió, rét mướt, người đi chơi giao thừa rất ít, lượng khách mua hàng cũng ít hơn nên chúng tôi cũng chỉ giữ mức giá bình thường, không dám đẩy lên quá cao bởi lãi ít nhưng bán được hàng vẫn còn hơn là ế”- chị Tuyết nói.

Niềm vui nhân lên dù đón Tết trên đường

Hòa lẫn trong dòng người tấp nập du xuân, xem bắn pháo hoa đêm giao thừa ở khu vực Trung tâm thương mại Vincom (Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên), vợ chồng con cái chị Nguyễn Thị Hương (Ân Thi, Hưng Yên) lọt thỏm với những chùm bóng bay khổng lồ, đủ màu sắc, tất bật mời chào khách. Đón Tết trên đường đã trở thành thói quen của gia đình chị từ vài năm nay.

Năm nào cũng thế, Tết là khi gia đình chị bận rộn và bươn chải nhất. Chiều tối 30 Tết, thay vì luộc gà, đồ xôi … chuẩn bị cúng giao thừa, vợ chồng con cái chị Hương hì hụi bơm hàng trăm quả bóng để bán trong đêm giao thừa và suốt những ngày Tết. Vừa trao bóng cho khách, nhận tiền rồi trả lại tiền thừa, chị Hương vừa hồ hởi khoe: “Đi chơi đêm giao thừa chủ yếu là thanh niên, gia đình có kèm theo trẻ nhỏ, hầu như ai cũng mua một quả bóng cho sắc xuân thêm tưng bừng, bởi vậy chúng tôi bán tương đối đắt hàng. Thường ngày quả bóng này chỉ bán được 15-20 nghìn, nhưng đêm nay bán được 30-35 nghìn”.

Trước câu hỏi: “Cả nhà đi hết thế này thì ai cúng giao thừa?” chị Hương như chững lại đôi chút: “ Lòng thành thôi cô ơi. Ở nhà còn ông bà nội, tuy đã già nhưng cũng vẫn có thể giúp con cháu bày chút hương hoa cúng lễ giao thừa. Vì cuộc sống mưu sinh, đành phải chấp nhận như vậy, ông bà tổ tiên thương con cháu thì cũng xá tội”.

tat bat muu sinh quen tet
Các gia đình có kèm trẻ nhỏ đi chơi giao thừa hầu như đều mua một quả bóng cho tưng bừng sắc xuân

Chị Hương kể, nhà chị vốn làm ruộng, chỉ đủ gạo mà thiếu tiền. Trong khi đó, hai con một đứa học đại học năm thứ hai, một đứa học cấp III, nhu cầu chi tiêu rất nhiều nên vợ chồng chị phải xoay đủ kế mưu sinh. Bình thường, vợ chồng chị và cậu con trai học Đại học Nông nghiệp thuê căn phòng trọ nhỏ ở làng Lệ Mật để hàng ngày con đi học, bố mẹ bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em kiếm tiền. Ngày thường đã phải tảo tần, ngày Tết có cơ hội kiếm tiền dễ hơn nên vợ chồng chị huy động thêm cả cô con gái út đang học cấp III cùng ra đường.

“Đi làm đêm giao thừa dù thiệt thòi đôi chút, nhưng bù lại niềm vui nhân lên khi gia đình có thêm thu nhập và các con được rèn thêm tình yêu lao động, quý trọng đồng tiền. Vả lại cũng là một công đôi việc, vừa bán được hàng, mà cũng vừa được xem pháo hoa, được ngắm cảnh phố phường ngày Tết trang hoàng lộng lẫy, đông vui tấp nập…nên các cháu cũng hào hứng lắm, không thấy kêu ca, phàn nàn gì”- chị Hương chia sẻ.

Cũng giống như gia đình chị Hương và nhiều lao động nghèo khác, đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Tú, quê ở Gia Lâm, Hà Nội phải đón Tết trên đường bởi công việc của anh là bán bắp rang bơ phục vụ khách du xuân. Gặp anh trước giờ giao thừa, khi đang dắt chiếc xe đạp cà tàng với chiếc thùng lỉnh kỉnh đồ nghề hành nghề bán bắp rang bơ phía sau, cố gắng lách vào dòng người đông đúc chờ xem bắn pháo hoa ở khu vực Trung tâm thương mại Vincom, quận Long Biên, anh Tú cho biết, với những người lao động nghèo như anh, thì ngày Tết cũng như ngày thường, cứ có cơ hội làm việc ra tiền ấy là vui.

"Bình thường tôi vẫn bán bắp rang bơ ở các tụ điểm vui chơi công cộng, hoặc cổng trường học nhưng lời lãi chẳng bao nhiêu. Ngày Tết vẫn mặt hàng này mà tiền lãi nhận được còn hơn cả tháng buôn bán ngày thường nên tôi cố đi làm. Đi làm ngày Tết nhiều rồi mình cũng quên mất cái không khí sum họp gia đình trong những ngày Tết. Thuở nhỏ còn mong đến Tết, chứ giờ già rồi, Tết hay không cũng như nhau thôi, có thu nhập mới là vui”- anh Tú nói.

Có thể thấy, trong suốt những ngày Tết Canh Tý vừa qua, ở bất cứ đường phố, tụ điểm vui chơi nào trên địa bàn thành phố, bên cạnh cái nô nức, tưng bừng của dòng người du xuân, trẩy hội, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp dáng vẻ lam lũ, tảo tần của những người lao động ngoại tỉnh quên niềm vui Tết để mưu sinh với đủ thứ nghề: Từ bán trứng vịt lộn, bán bóng bay, nặn tò he, bán đồ ăn, đồ chơi…

Vì miếng cơm manh áo của bản thân, của gia đình mình, họ đã chấp nhận nhọc nhằn, vất vả, hy sinh niềm vui sum vầy ngày Tết, nhưng cũng chính nhờ họ mà những chuyến du xuân của người Thủ đô thêm vui hơn, trọn vẹn hơn và cũng chính họ đã phần gìn giữ những nét đẹp, những phong tục đậm đà bản sắc của ngày Tết quê hương...

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động