Tạo “đòn bẩy” cho ngành công nghiệp ô-tô

Do ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô-tô của Việt Nam còn kém phát triển, phần lớn linh kiện phải nhập khẩu, chiếm tới 75 đến 80%, đã làm chi phí sản xuất ô-tô của chúng ta bị “đội giá”, sản phẩm khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tháo gỡ các nút thắt để đưa ngành CNHT ô-tô phát triển sẽ không chỉ là “đòn bẩy” cho ngành sản xuất ô-tô mà cả nền kinh tế.
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Ô tô Việt Nam đắt hơn Thái Lan, vì sao?
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Ưu tiên nâng cao tỉ lệ nội địa hóa phát triển ngành công nghiệp ô tô
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Công nghiệp ô tô chờ cơ hội cuối
tao don bay cho nganh cong nghiep o to
Lắp ráp ô-tô tại nhà máy của Tập đoàn Hyundai Thành Công (Ninh Bình).Ảnh: QUANG HIẾU

Chi phí cao

Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở với tổng công suất lắp ráp, thiết kế khoảng 500 nghìn xe/năm. Không chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới chín chỗ trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210 nghìn xe/năm trong năm 2016, không ít doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô-tô toàn cầu.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển một cách bài bản và vững chắc, chưa đáp ứng mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu. Những yếu kém, bất cập có thể chỉ ra là: chưa có sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất ô-tô và cung cấp phụ tùng; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện quy mô lớn; giá bán xe ở mức cao trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa với dòng xe được xem là chủ lực - xe du lịch, vẫn ở mức thấp khiến khó tăng dung lượng thị trường để giảm giá bán và cạnh tranh với xe nhập khẩu,…

Nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, bất cập này, theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô Việt Nam (VAMA) T.Ki-nô-xi-ta, là ngành CNHT ô-tô của Việt Nam còn kém phát triển. Thực tế hiện nay, 90% số các nhà cung cấp linh kiện ô-tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp FDI, chỉ mới có một số doanh nghiệp trong nước tham gia mạng lưới cung ứng cho sản xuất và lắp ráp ô-tô.

Trong khi đó, chi phí sản xuất phụ tùng, linh kiện ở nước ta vẫn cao hơn giá nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Thái-lan, In-đô-nê-xi-a,... do khấu hao đầu tư lớn nhưng sản lượng nhỏ. Do đó, phần lớn linh kiện phục vụ sản xuất ô-tô trong nước hiện nay vẫn nhập khẩu, chiếm tới 75 đến 80%. Bên cạnh đó, do nhập khẩu, nhà sản xuất ô-tô tại Việt Nam phải chịu thêm nhiều loại chi phí khác như đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu,… khiến chi phí sản xuất ô-tô càng bị “đẩy giá”.

Trong khi đó, từ năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ về mức 0%, tuy nhiên, thuế linh kiện vẫn lớn hơn 0%. Vì thế, vị đại diện VAMA cho rằng, ngành sản xuất ô-tô trong nước sẽ rất khó khăn để cạnh tranh và tồn tại, đây cũng là lý do khiến CNHT khó có thể phát triển. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu Chính phủ đã xác định phát triển công nghiệp ô-tô và phụ tùng trở thành ngành công nghiệp quan trọng thì phải tháo gỡ được những “nút thắt” đang tồn tại bằng những giải pháp và hành động cụ thể để CNHT ngành ô-tô không tiếp tục phát triển lẹt đẹt như hiện nay.

Phát triển mạng lưới liên kết

Về giải pháp, đại diện Công ty cổ phần ô-tô Trường Hải kiến nghị: Các chính sách của ngành công nghiệp ô-tô và CNHT cần đồng bộ, ổn định trong thời gian ít nhất 10 năm để thu hút các nhà đầu tư. Nên có cơ chế miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỷ lệ phần trăm linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước, góp phần giảm giá ô-tô xuất xưởng tại Việt Nam, gia tăng sản lượng cho người tiêu dùng trong nước.

Chính phủ cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành ô-tô và CNHT, nhất là nhân sự làm công tác nghiên cứu và phát triển theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời, tăng cường vai trò kết nối các tập đoàn quốc tế với các doanh nghiệp CNHT trong nước vì các doanh nghiệp này thường là vừa và nhỏ, khó có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp lớn.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, để phát triển ngành công nghiệp ô-tô, phải đẩy mạnh CNHT, gắn liền mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô-tô. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hóa.

Các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô và CNHT trong nước cũng cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác, phân công sản xuất để tận dụng tốt các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau để cùng phát triển. Bộ Công thương đã thành lập tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ô-tô trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới.

Qua quá trình làm việc với các doanh nghiệp, tổ công tác đã tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị để đề xuất giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng: Điều chỉnh các chính sách về thuế, thị trường, hình thành hệ thống nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, cải tiến chất lượng,...

Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cũng cho biết: Giải pháp trọng tâm để phát triển CNHT ô-tô trong thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dữ liệu phân tích cũng cho thấy, Việt Nam vẫn có thể trở thành một trong những thị trường ô-tô tiềm năng trong vòng 10 đến 15 năm tới.

Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự báo đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.000 USD và theo các chuyên gia, thời kỳ bùng nổ nhu cầu xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó, có thể lên tới 600 nghìn xe/năm vào năm 2025. Với quy mô này, thị trường sẽ có khả năng tự thu hút các nguồn lực để phát triển ổn định. Có thể thấy, chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô-tô và CNHT bằng lực kéo của thị trường, lực đẩy của công nghệ và quan trọng nhất là lực nâng của chính sách, qua đó tăng cường sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và chủ động sẵn sàng hội nhập.

Theo dự báo, lượng tiêu thụ ô-tô ở thị trường Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 335 nghìn chiếc, tăng gần 10% so với năm 2016. Có thể thấy, mức tiêu thụ xe hơi Việt Nam đang tăng trong vài năm gần đây. Nếu đạt được sức mua như dự báo, con số này đã gấp đôi số lượng tiêu thụ xe năm 2014 với gần 158 nghìn chiếc.

Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô Việt Nam (VAMA)

Theo Nguyệt Bắc/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động