Các lô hàng lúa mì bị phát hiện nhiễm cỏ kế đồng

Tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất

(LĐTĐ) Ngày 17/10, tại cuộc họp giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense), đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.
tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat Cơ hội nâng cao vị thế Gạo Việt
tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm trong nửa đầu tháng 8

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản thông báo từ tháng 5/2018 đến nay đã phát hiện tới 1,6 triệu tấn lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng – loài cỏ dại nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo cho hệ thống kiểm dịch thực vật thông báo áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 và cảnh báo áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật cao hơn.

tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phát biểu tại cuộc họp

Tuy nhiên, sau khi dư luận cũng như hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì về Việt Nam lên tiếng cho rằng việc áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 là quá đột ngột, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Ngày 17/10, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng.

Thông tin tại cuộc họp, ông Dương Minh Tú – Giám đốc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật cho biết, cỏ kế đồng được cho là có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải, châu Âu sau đó lây lan sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác do nhập khẩu, vận chuyển các lô hàng bị nhiễm hạt của loài cỏ này. Loài cỏ này có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khí hậu và đất đai khác nhau.

Ngày 17/10, tại cuộc họp giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense), ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng.

Đến nay, loài cỏ này đã xuất hiện tại các châu lục trên toàn thế giới (trừ châu Nam Cực) như: Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại dương. Chúng có thể xuất hiện và gây hại tại các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, có khí hậu tương tự Việt Nam như: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia…

Cỏ kế đồng là loài cỏ có khả năng xâm hại cao, có thể gây hại nghiêm trọng cho hơn 27 loại cây trồng (ngô, đậu tương, các loại đậu đỗ, hành, tỏi, ớt, các loại dưa, bông, cải bắp, cà rốt, các loại cây họ hoa thập tự, bầu bí, cà chua, khoai tây, cà, nho….), xâm lấn đồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. Về khía cạnh môi trường, đây là loại cỏ xâm hại đến môi trường tự nhiên, xâm lấn bãi cỏ, bờ sông, đất rừng, vùng đất ngập nước xen kẽ.

Khi loài cỏ này đã thiết lập quần thể thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan và lấn át các loài thực vật bản địa, làm giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy, nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Australia, Brazil, Argentina, Mexico, Israel, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… xếp loại cỏ này là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt để không cho xâm nhập, lây lan theo hàng hoá nhập khẩu vào trong nước.

Trước những tác hại của loại cỏ này, ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, đây là đối tượng kiểm dịch loại 1 của Việt Nam. Việt Nam chưa có cỏ kế đồng là vô cùng may mắn, cần phải có các biện pháp để không cho loại cỏ này vào Việt Nam. Nếu loại cỏ này vào Việt Nam còn có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Khi đó, nó không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn tốn kém chi phí diệt trừ.Vì lợi ích quốc giá, vì nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, việc kiểm soát chặt cỏ kế đồng là hết sức cần thiết.

Tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì cũng đã chia sẻ quan điểm nếu áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 sẽ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề nghị tạm hoãn áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng.

Theo bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mì (TP. Hồ Chí Minh), nếu lúa mì nhập khẩu bị tái xuất sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp bởi mỗi lô hàng trị giá vài trăm tỷ đồng. Việc tái xuất sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Ông Trần Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Bình Dương cũng cho rằng, lệnh tái xuất lúa mì sẽ gây hàng loạt hệ quả, hàng loạt nhà máy chế biến bột mì ở nước ta sẽ phải đóng cửa, hàng loạt công nhân sẽ bị mất việc. Theo ông Tiến, có thể áp dụng giải pháp thay thế là nhập bột mì thay cho lúa mì nhưng như vậy thì sẽ tốn thêm hàng tỷ USD để nhập bột mì về, sẽ đẩy giá thành chăn nuôi và thực phẩm lên cao.

Ông Lê Văn Vu, Phó Giám đốc Công ty Bột mì Bình Đông cũng chia sẻ, nhà máy của ông đã có lịch sử nhập khẩu - chế biến lúa mì mấy chục năm nay nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động vì tháng 10 và 11 là thời điểm nhập lúa mì về để chuẩn bị cho cả 6 tháng sau đó.

Trong khi một cân bột mì chế biến chẳng lãi được bao nhiêu thì hiện 1 tấn lúa mì tại Úc đã tăng từ 250-260USD lên hơn 300USD và đối tác xuất khẩu còn cho biết sẽ không bán lúa mì nếu doanh nghiệp đưa ra điều kiện lúa mì không nhiễm cỏ kế đồng. Giá ngày càng tăng nhưng công ty ông cũng không dám nhập hàng về vì rủi ro rất lớn nếu từ ngày 1/11/2018 lệnh bắt phải tái xuất khi phát hiện có hạt cỏ kế đồng có hiệu lực.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tình hình lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng là đáng báo động. Từ khi phát hiện lúa mì nhập khẩu có chứa cỏ kế đồng vào tháng 5/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu bằng việc hỗ trợ kiểm dịch những lô hàng nhiễm loại cỏ này.

Ông Hoàng Trung khẳng định, Cục Bảo vệ thực vật cam kết tạo điều kiện tối đa cho xuất và nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên, đối với vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ kế đồng cần phải nhìn nhận lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của nền nông nghiệp, của 60 triệu người làm nông nghiệp, và số phận của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Ghi nhận từ những kiến nghị của doanh nghiệp và của các nước xuất khẩu lúa mì cho Việt Nam như Nga, Mỹ, ông Hoàng Trung, cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

(LĐTĐ) Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link: https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);
42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4, tại tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập Đoàn Central Retail Việt Nam.
Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 17/4, mỗi lít xăng E5 RON92 tăng 378 đồng/lít, xăng RON95 tăng 416 đồng/lít, tuy nhiên giá dầu điều chỉnh giảm.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động