Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt: Góc nhìn từ di sản văn hóa

(LĐTĐ) Vào những ngày này, khi Thủ đô Hà Nội đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên, một sự kiện quốc tế quan trọng mang tính lịch sử, thì tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách trong và ngoài nước lại được quay ngược dòng thời gian trở về với văn hóa lịch sử Việt Nam khi chiêm ngưỡng những mộc bản về Quốc hiệu và kinh đô nước Việt - Di sản tư liệu thế giới.
quoc hieu va kinh do nuoc viet trong moc ban trieu nguyen goc nhin tu di san van hoa Việt Nam có thêm 17 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
quoc hieu va kinh do nuoc viet trong moc ban trieu nguyen goc nhin tu di san van hoa Lễ hội làng Triều Khúc được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
quoc hieu va kinh do nuoc viet trong moc ban trieu nguyen goc nhin tu di san van hoa Lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi quy hoạch di tích

Quốc hiệu, lòng tự tôn dân tộc

Mộc bản là những tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới, khắc ngược chữ Hán, Nôm trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến ở nước ta và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009.

Với mỗi quốc gia, quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại, … biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô (thủ đô) cũng luôn được các thể chế nhà nước đặc biệt coi trọng.

quoc hieu va kinh do nuoc viet trong moc ban trieu nguyen goc nhin tu di san van hoa
Mộc bản triều Nguyễn thu hút sự chú ý của đông đảo du khách nước ngoài quan tâm đến văn hóa lịch sử Việt Nam

Từ thời xa xưa, các bậc đế vương nước Việt đã có nhiều lần đặt, thay đổi quốc hiệu hoặc kinh đô cho phù hợp với tình hình đất nước. Đặc biệt, việc đặt quốc hiệu, xưng đế của các triều vua nước Việt thể hiện lòng tự tôn dân tộc với những quốc hiệu như Đại Cồ Việt hay Đại Việt để ngang hàng với Đại Tống, Đại Minh; Đại Nam để ngang hàng với Đại Thanh… những lần thay đổi kinh đô cũng thể hiện sự cân nhắc sâu sắc để lựa chọn nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Kế thừa truyền thống dân tộc, sau khi thực hiện thành công cuộc Cách mạng tháng Tám và đấu tranh thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã lấy Quốc hiệu là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đặt Thủ đô tại Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Triển lãm 32 tài liệu tiêu biểu với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới” là những tài liệu có nội dung phản ánh về những lần đặt, đổi Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong lịch sử đến triều Nguyễn, thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bận tiền nhân nước Việt. Các tài liệu được trưng bày gồm: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục gồm: Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh.

Góc nhìn từ di sản văn hóa

Từ khi dựng nước, nước ta đã trải qua nhiều lần đổi tên quốc hiệu. Mỗi lần đổi có một ý nghĩa khác nhau nhưng đều đánh một dấu mốc trọng đại trong lịch sử dân tộc. Khối mộc bản Triều Nguyễn hiện còn khắc ghi khá đầy đủ những thông tin về quốc hiệu và kinh đô của nước ta từ trước năm 1945.

quoc hieu va kinh do nuoc viet trong moc ban trieu nguyen goc nhin tu di san van hoa
Mộc bản Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010).

TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho rằng, Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong lịch sử được khắc ghi trong khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn dưới góc nhìn từ di sản văn hóa, phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt qua những lần đặt, đổi Quốc hiệu và kinh đô đất nước; thể hiện khát vọng của các vương triều và ý chí độc lập, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân.

Trong Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, lý giải ý nghĩa tên gọi quốc hiệu nước Đại Nam dưới triều vua Minh Mệnh như sau: “Vua lại nói: Hôm trước trong tập thỉnh an của khanh có nói lên việc quốc hiệu là Đại Nam, kể thì bầy tôi có nghe biết gì thì tất phải vào tâu, trẫm cố nhiên không trách, nhưng theo sự hiểu biết của trẫm, nước ta vốn là nước Đại Việt, nay bờ cõi ngày một mở rộng ở phía Nam, cho nên gọi là nước Đại Nam.

Nếu bảo Nùng Trí Cao từng đã có tên hiệu ấy, không nên dùng theo, thì kìa như tên hiệu Đường, Chu, Hán, Tống, đời xưa, đời sau đều có cả, rút cục thực hay giả tự phân biệt, ta nay cũng gọi là nước Đại Nam để cho thiên hạ đời sau thử xem so sánh với Đại Nam trước là thế nào mà thôi, có hại gì đâu? Vả lại, nước có tên hiệu chẳng qua để gọi cho khác, nguyên không có ý nghĩa gì, há chẳng nhớ tên hiệu Đại Minh, Đại Thanh, quả có ý nghĩa gì ư?”. Đây là mộc bản được viết về sự kiện năm Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 (1838). Mùa xuân, tháng 3, ngày Giáp Tuất, mới định quốc hiệu là Đại Nam.

Hay luận về ý nghĩa tên gọi quốc hiệu Việt Nam dưới triều vua Gia Long, mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ được lược dịch: Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nổi được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn”. Kèm với đó, vua Gia Long ban chiếu cải chính quốc hiệu là Việt Nam.

Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010) được ghi tại Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh…”

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết: “Với mỗi quốc gia, Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại... biểu thị tính chính thống của một vương triều hay Chính phủ. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô cũng luôn được đặc biệt coi trọng là nơi trú đóng của chính quyền Trung ương, là nơi mà các hoàng đế và bá quan văn võ điều hành đất nước, tiếp đón, làm việc với các phái đoàn ngoại quốc.

Triển lãm lần này là một hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp nghiên cứu, tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, qua đó tôn vinh các giá trị của di sản tư liệu thế giới mộc bản Triều Nguyễn cũng như phát huy giá trị văn hoá lịch sử của di sản văn hoá thế giới của Việt Nam. Hoạt động này cũng cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt là đối với di sản tư liệu thế giới đã được UNESCO công nhận”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động