Phương pháp đào tạo nghề cần có sự thay đổi

(LĐTĐ) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo trong các cơ sở dạy nghề đang là yêu cầu cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập.
phuong phap dao tao nghe can co su thay doi Hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp không quá 4,5 triệu đồng
phuong phap dao tao nghe can co su thay doi Bước tiến mới trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2018
phuong phap dao tao nghe can co su thay doi Khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, là nơi cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Chiến lược hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, mỗi năm sẽ tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 2,2 - 2,5 triệu lượt người, trong đó khoảng 5% đạt ở cấp độ Quốc tế, khu vực ASEAN và Quốc gia; đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.

phuong phap dao tao nghe can co su thay doi
Giáo viên trình giảng môn kỹ thuật hàn tại Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018.

Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trường học thì nâng cao trình độ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy nghề được xem là yếu tố then chốt, mang tính chất quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong nhiều năm qua, Hội giảng Nhà giáo GDNN là nơi chắp cánh những đam mê nghề nghiệp cho nhà giáo GDNN. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, đội ngũ nhà giáo GDNN đã được nâng cao về chất lượng, tăng về số lượng. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà giáo GDNN cần không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kết nối người học với thị trường lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

Trong đó có đặt ra thời hạn đến 31/12/2019 là đội ngũ nhà giáo phải được trang bị kiến thức chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng thực hành để có thể tham gia giảng dạy một cách chất lượng và hiệu quả trong hệ thống giáo dục.

Theo ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã tác động sâu sắc đến quá trình dạy học của các nhà GDNN. Trong mọi biến động của công nghệ, cuộc sống thì vai trò của người thầy luôn quan trọng; đóng vai trò nòng cốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Nếu trước đây người học thường cố gắng điêu luyện một nghề thì nay hướng đến tư duy liên ngành và tính chuyên nghiệp trong học nghề, xã hội bớt chú trọng bằng cấp và trọng về phát triển kỹ năng. Do đó, người thầy không có cách nào khác là phải thay đổi cách tiếp cận, liên tục nâng cao năng lực, nỗ lực để khẳng định mình.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, TSTrương Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, để nâng cao chất lượng GDNN cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố về chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, quản trị nhà trường thì nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, có thể coi là quyết định chất lượng dạy và học. Hay nói cách khác, để có một người trò tốt, một người lao động có kiến thức, kỹ năng, tay nghề và thái độ nghề nghiệp tốt thì cấp thiết phải có một nhà giáo tốt.

Thời gian vừa qua, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo, quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo; ban hành nhiều văn bản, quy định về chính sách, chế độ chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ làm việc đối với nhà giáo và kỳ vọng sẽ có một đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hóa về chất lượng.

“Trước đây người thầy đóng vai trò trung tâm. Nhưng ngày nay, giáo dục đã chuyển sang lấy người học làm trung tâm, người học giữ vai trò chủ động trong học tập. Do vậy phương pháp giảng dạy cần có sự thay đổi. Vừa qua, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo việc dạy và học theo năng lực thực hiện; dựa trên phân tích nghề, phân tích công việc và phân tích người học, đòi hỏi nhà giáo không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn phải có nhiều năng lực khác.

Chẳng hạn như năng lực phân tích các đối tượng học để đưa ra khối lượng bài giảng, kiến thức phù hợp cho mỗi đối tượng hay năng lực truyền tải bài học đó như thế nào để có hiệu quả. Đặc biệt qua đó phải kết hợp sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, kể cả trình diễn các kỹ năng làm mẫu để học sinh có thể học tập, làm theo rồi đánh giá học sinh, khuyến khích hoạt động đội nhóm, xử lý các tình huống sai phạm” - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết.

Giáo viên là lực lượng chính thực hiện tất cả các khâu của quá trình đào tạo.Theo phương pháp tiếp cận mới, giáo viên cần được bồi dưỡng để có được hệ thống các năng lực đáp ứng yêu cầu của công nghệ dạy học mới. Thời gian tới đây, phương pháp giảng dạy sẽ được đổi mới, chuyển sang việc dạy và học theo năng lực. Do vậy, yếu tố về kỹ năng nghề của đội ngũ nhà giáo đặc biệt quan trọng.

Từ thực tế đào tạo, PGS.TS Hoàng Thị Minh Phương - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh cho biết: Hiện nay, nước ta đang triển khai đào tạo các nghề trọng điểm chuẩn khu vực, chuẩn quốc tế. Chính điều đó đã khiến những trường đào tạo giáo viên dạy nghề phải đổi mới phương thức đào tạo.

Theo đó, ngoài việc thay đổi chương trình còn phải tiếp cận, đào tạo theo các chuẩn để giáo viên dạy nghề khi đào tạo ra đạt được các yêu cầu để dạy trên các đối tượng là các ngành nghề trọng điểm quốc tế và khu vực”.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động