Phố Đồng Xuân – Nơi buôn bán nhộn nhịp nhất Hà Thành

(LĐTĐ) Phố Đồng Xuân dài 170m, rộng 8m, kéo dài từ ngã tư Hàng Giấy - Hàng Khoai nối với phố Hàng Đường ở ngã tư với phố Hàng Mã - Hàng Chiếu, đi qua trước cửa chợ Đồng Xuân. Loại mặt hàng chính được bán trên phố Đồng Xuân là quần áo, chăn màn đủ loại, đủ kiểu thu hút nhiều khách du lịch.  
pho dong xuan noi buon ban nhon nhip nhat ha thanh Ngôi chợ cổ xưa nổi tiếng của Hà Nội
pho dong xuan noi buon ban nhon nhip nhat ha thanh Ứng xử văn minh ở chợ Đồng Xuân

Trước đấy con phố này vẫn được gọi là phố Hàng Gạo, vì khi đó nơi này là chỗ bà con nông dân gánh gạo tới bán lẻ cho dân phường phố. Đậu, ngô, khoai, sắn… thì bán ở Hàng Đậu, Hàng Khoai. Mãi sau năm 1945 ta mới đổi ra là phố Đồng Xuân.

Phố Đồng Xuân tiếp nối phố Hàng Giầy và thông sang Hàng Đường. Dãy bên số nhà chẵn là đất thôn Nhiễm Trung, dãy bên lẻ là đất phường Đồng Xuân, đều thuộc tổng huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX thôn Nhiễm Trung hợp nhất với thôn Hoa Đán thành ra thôn mới Phương Trung.

Ngày nay đình Phương Trung là số nhà 18 phố Đồng Xuân thờ Uy Phù Đại Vương (không rõ lai lịch). Còn đình Đồng Xuân vốn là số nhà 83 phố Hàng Giấy, thờ Bạch Mã. Phố Đồng Xuân là một đường phố ngắn, nhưng lại có vị trí buôn bán thuận lợi.

pho dong xuan noi buon ban nhon nhip nhat ha thanh
Phố Đồng Xuân – Nơi buôn bán nhộn nhịp nhất Hà Thành

Theo những tư liệu lịch sử, vào những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Đồng Xuân là hàng rào phòng ngự phía Tây Bắc của Liên khu I. Suốt từ đêm 19/12/1946 cho tới đầu tháng 2/1947 thực dân Pháp nhiều lần tấn công vào phố này nhưng đều thất bại.

Tới giữa tháng 2/1947 địch lại tập trung một lực lượng lớn để tấn công. Tờ mờ sáng ngày 14/2/1947, sau khi cho máy bay trút bom xuống nơi đây, 400 lính Pháp có đầy đủ vũ khí hiện đại (so với ta lúc đó), có cả xe tăng yểm hộ, bắt đầu tiến vào phố Đồng Xuân.

Bên ta trấn giữ chợ Đồng Xuân chỉ có 19 chiến sĩ, súng ống không có gì đáng kể, vì ngoài dao, kiếm súng trường thì chỉ có 1 khẩu tiểu liên là “hiện đại” nhất! Vậy mà 19 người này đã quần nhay với địch suốt 1 ngày. Tây mũ đỏ (lê dương) chết la liệt mà vẫn chưa vào nổi trong chợ.

Quân ta dùng xẻng, cuốc, gạch đá, dao bầu, thậm chí cả quầy, phản thịt… đánh bật nhiều đợt xung kích của địch. Cuộc chiến ngày 14/2/1947 là cuộc chiến mang tất cả tinh thần, sự đoàn kết của người dân Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân chiếm quá nửa dãy phố bên lẻ. Nó vốn là “hậu thân” của hai ngôi chợ cổ của Thăng Long xưa là chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông. Chợ trên ở cạnh Đền Bạch Mã (nay là số 76 phố Hàng Buồm). Chợ dưới ở cạnh chùa Cầu Đông (nay là số 38b phố Hàng Đường).

Cả hai đều ở bên bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền tấp nập. Thực dân Pháp tới, sau khi đã chiếm Hà Nội, năm 1889, cho lấp sông Tô, mở phố xá mới. Họ dồn hai chợ nổi trên tới bãi đất trống ở cạnh đình Đồng Xuân.

Ban đầu cho rào bãi đất kia bằng tre nứa và bắt mọi người vào họp chợ trong hàng rào. Ai có hàng đem vào chợ bán phải đóng thuế ngay ở cổng. Dần dần chợ đông người họp, chợ mở rộng phạm vi, xây 5 cầu chợ bằng khung sắt, mỗi cầu dài 52 mét, cao 19 mét, mái lợp kẽm tôn.

Chợ mới này được khánh thành vào năm 1890. Đây là chợ lớn nhất thành phố. Mỗi cầu chợ dành cho một số loại hàng. Năm 1920 xây lại, rộng ra và đẹp lên. Ngày nay cả phố chủ yếu là bán quần áo, chăn màn đủ loại, đủ kiểu, phục vụ người lớn và trẻ em.

Không còn cửa hàng bán bánh kẹo nữa, chỉ có một ngôi nhà giữa phố bên chẵn làm oản bột để cúng lễ và cũng chỉ còn một nhà bán hương trầm nổi tiếng ở chính số nhà 26.

Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân.

Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai… đồng thời gần khu di tích Đền Ngọc Sơn, rất tiện cho việc thăm quan ở khu trung tâm thành phố.

Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân và cũng thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm nơi đây.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động