Ổn định kinh tế từ nghề trồng chuối lấy lá

(LĐTĐ) Công việc trồng chuối bán lá đã gắn bó với người dân xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội hàng chục năm nay. Lá chuối được dùng để làm bánh, gói giò nay thêm nhu cầu đóng gói thực phẩm thay túi nilong từ các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch tăng lên khiến những người trồng chuối tại đây thêm phần hứng khởi, muốn gắn bó lâu dài với nghề.
on dinh kinh te tu nghe trong chuoi lay la Bibomart tiếp sức nông dân trồng chuối tỉnh Đồng Nai

Nghề kiếm bạc triệu mỗi ngày

Đó là câu chuyện của chị Đặng Thị Thúy, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, chị Thúy đã quen với công việc đồng áng, quen với việc tách từng cây chuối non ra trồng, quen với việc thức khuya dậy sớm để đi giao hàng cho các chợ đầu mối. Công việc trồng chuối lấy lá tưởng đơn giản, thế nhưng để đưa đến sản phẩm lá chuối chất lượng, người nông dân xã Trung Châu phải mất tới 5 tháng.

Theo những người dân xã Trung Châu, chuối là một loại cây dễ trồng, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích của người trồng sẽ lựa chọn loại giống khác nhau. Nếu trồng chuối lấy quả, người dân sẽ sử dụng loại chuối tiêu, chuối tây, nếu trồng chuối lấy lá thì loại chuối duy nhất được trồng đó chính là chuối hột. Điểm khác biệt của chuối lấy lá xã Trung Châu so với những vùng đất khác ở chỗ: Chuối lấy lá trồng tại xã Trung Châu do được phù sa bồi đắp thường xuyên nên cây chuối quanh năm xanh tốt, lá dai, không bị giòn và được các lái buôn trả với mức giá rất cao.

on dinh kinh te tu nghe trong chuoi lay la
Vườn chuối rộng hơn 5 ha của chị Đặng Thị Thúy, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

Chia sẻ về nghề đã hàng chục năm gắn bó, chị Đặng Thị Thúy cho biết: “Ban đầu, nhiều người chưa biết đến loại chuối lấy lá này thường nhầm tưởng đây là một giống chuối mới. Tuy nhiên, loại chuối người dân xã Trung Châu trồng không phải giống mới mà chính là giống chuối hột. Điều khác biệt giữa trồng chuối lấy quả và trồng chuối lấy lá là do mật độ trồng, nếu trồng cây lấy quả thì mật độ là 1.000 cây/ha, còn chuối lấy lá trồng với mật độ từ 1.500 cho tới 1.700 cây/ha. Khi trồng dày, tốc độ ra lá của cây sẽ càng nhanh, cây sẽ có xu hướng phát triển lá thẳng đứng và điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất và sản lượng.”

Có lẽ với mỗi người dân làm nghề trồng chuối ở xã Trung Châu, công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức phải kể đến là khâu thu hoạch lá chuối. Muốn thu được lá đẹp, được giá, người dân phải lựa chọn những chiếc lá lành lặn, không bị nát và còn nguyên bụi phấn sau đó dùng liềm thật sắc kéo thật mạnh. Tiếp đến, người dân sẽ dùng dao để dọc 2 bên lá và loại bỏ phần cuống ở giữa, công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo của người thợ, chỉ có những người thợ lành nghề mới có thể làm công đoạn này một cách thuần thục. Khâu cuối cùng sau khi đã có thành phẩm lá chuối là xếp thành từng chồng gọn gàng đưa về giao cho các thương buôn trong ngày hoặc chờ tới sáng sớm đưa đến các chợ đầu mối tiêu thụ.

Việc trồng chuối lấy lá tuy không vất vả bằng trồng các loại chuối và cây trồng khác, tuy nhiên, do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên việc trồng chuối lấy lá còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cùng đó, những loại sâu, dịch bệnh thường xuyên mắc phải ở cây chuối như sâu đục thân, rầy mềm, đốm lá cũng là nỗi lo của người dân nơi đây mỗi khi có ý định nhân rộng mô hình trồng chuối lấy lá.

Không chỉ có gia đình chị Thúy mà còn rất nhiều hộ gia đình ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ nghề trồng chuối lấy lá. Tính trung bình, mỗi ngày một gia đình có thể thu hoạch từ 150 đến 200 kg lá chuối, nếu tính trung bình giá 10 nghìn đồng /1kg sẽ thu về số tiền từ 1,5 tới 2 triệu đồng trên ngày. Nếu vào các đợt lễ tết thì giá thành lại tăng lên, mỗi kg chênh lệch từ 3 tới 5 nghìn đồng tùy thuộc vào chất lượng lá. Riêng gia đình chị Thúy, với diện tích trồng hơn 5 ha chuối lấy lá, mỗi ngày gia đình chị thu về ít nhất là 1 triệu đồng.

Nhân rộng mô hình trồng chuối lấy lá

Những năm gần đây, phong trào chống lại rác thải nhựa, túi nilon đang được người dân, các siêu thị hưởng ứng nhiệt tình. Nếu như trước kia, nguồn tiêu thụ lá chuối chủ yếu của người dân xã Trung Châu là các cửa hàng giò chả thì tới nay nhiều cơ sở kinh doanh và siêu thị cũng tìm đến đặt hàng. Nguồn cảm hứng dùng lá chuối tươi gói thực phẩm được bắt nguồn từ một siêu thị ở Thái Lan. Phong trào trên ngay sau khi được triển khai đã nhanh chóng lan nhanh ở các siêu thị Việt Nam. Theo đó, một loạt hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C, Lottemart... đều bắt đầu áp dụng hình thức gói hàng thân thiện này và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía khách hàng. Đa phần người tiêu dùng đều cho rằng, đây là một trong những hành động thiết thực của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường sống.

on dinh kinh te tu nghe trong chuoi lay la
Những tàu lá chuối được bà Thúy lựa chọn kỹ lưỡng, dọc bỏ sống cẩn thận trước khi đưa bán cho các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch.

Kể từ khi các cửa hàng, siêu thị vào cuộc dùng lá chuối để bọc gói thực phẩm, nguồn cầu tăng lên đáng kể giúp cho cuộc sống của người dân sống bằng nghề trồng chuối lấy lá ngày càng thêm ổn định. Chia sẻ về sự thay đổi kể từ khi các cửa hàng siêu thị tìm tới thu mua lá chuối, bà Doãn Thị Thân (52 tuổi, Trung Châu, Đan Phượng) cho biết: “Kể từ khi có các siêu thị tới đặt hàng, từ tờ mờ sáng, tiếng mọi người gọi nhau dậy chặt lá chuối đã vang khắp cánh đồng, người dân chúng tôi rất vui vì sản phẩm mình làm ra nay bán được nhiều mà lại góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Cũng theo bà Thân, trước kia bà chỉ cung cấp lá cho các hộ gia đình, cửa hàng làm bánh, làm giò chả, thời gian gần đây nhu cầu sử dụng lá chuối ngày càng nhiều nên bà phải thức dậy sớm để đi cắt cho kịp đơn đặt của các cửa hàng thực phẩm sạch tại Thủ đô.

Cùng chung ý kiến với bà Thân, ông Đặng Văn Vượng (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng) cũng không giấu được niềm vui, sự hân hoan khi nghề trồng chuối lấy lá truyền thống của quê hương nay được tạo điều kiện để phát triển, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho gia đình. Chia sẻ với phóng viên, ông Vượng cho hay: “Từ đầu tháng 4 trở lại đây, nhiều siêu thị Hà Nội sử dụng lá chuối để bọc thực phẩm thay thế túi nilong, tôi thấy đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm trên không chỉ bảo vệ môi trường sống mà nó còn tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho bà con trong xã Trung Châu chúng tôi, giúp cho chúng tôi vươn lên làm kinh tế từ chính mảnh ruộng của mình.”

Tuy vất vả, thế nhưng nguồn thu ổn định từ nghề trồng chuối lấy lá đã giúp chị Thúy và rất nhiều hộ gia đình xã Trung Châu, huyện Đan Phượng có thêm động lực bám trụ với nghề. Chị Thúy chia sẻ: “Trồng chuối lấy lá tuy vất vả, mất nhiều công sức, thế nhưng đây lại là mặt hàng có thể phát triển trong tương lai do người dân ngày càng ý thức cao hơn trong việc sử dụng các loại thực phẩm thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chuối lấy lá để cung ứng ra thị trường. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng chuối lấy lá, gia đình mình cũng sẽ tiến hành thu mua của các gia đình nhỏ lẻ để tạo ra chuỗi liên kết, đảm bảo nguồn cung đều đặn cho các hệ thống siêu thị cũng như cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu sử dụng.”

Không chỉ có lá chuối là mặt hàng chủ đạo mà thân chuối hay hoa chuối củ chuối đều được đặt hàng khi hết mùa lấy lá. Những mặt hàng trên được bán để làm các món ăn và rau ghém, cung cấp thực phẩm sạch cho người dân trong vùng cũng như cửa hàng trong khu vực lân cận nên người dân khi trồng loại cây này sẽ được tận thu toàn bộ. Với lợi ích kinh tế cao, đặc biệt là thân thiện với môi trường, trong tương lai, nghề trồng chuối lấy lá tại xã Trung Châu sẽ ngày càng phát triển, tạo ra nguồn thu nhập tốt, cải thiện cuộc sống cho người dân nơi đây.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động