Ở nơi dân đốt sạch nhà... đuổi "ma"

LĐTĐ -Xã Trà Tập huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) những ngày đầu năm xôn xao về câu chuyện chồng say xỉn giết vợ rồi treo cổ tự tử, để lại 4 đứa trẻ mồ côi. Cho rằng hai vợ chồng bị “ma ám, ma bắt”, dân làng đốt sạch nhà cửa để đuổi ma ra khỏi làng.

Không còn bố mẹ và nhà cửa, bé Nguyễn Thị Nhơn (11 tuổi) phải tá túc ngay tại trường tiểu học Trà Tập

Không còn bố mẹ và nhà cửa, bé Nguyễn Thị Nhơn (11 tuổi) phải tá túc ngay tại trường tiểu học Trà Tập

Đốt nhà đuổi ma

Thôn 3 Trà Tập là nơi cư trú của người đồng bào Ca Dong. Từ trung tâm xã, đến thôn 3 phải cuốc bộ gần nửa ngày đường. Câu chuyện đau lòng về cái chết của cặp vợ chồng Nguyễn Ngọc Sơn (39 tuổi) và chị Hồ Thị Xoa (34 tuổi) khiến người dân trong thôn vừa thương xót vừa hoang mang. Căn nhà và tài sản hai vợ chồng nay chỉ là đống tro tàn sau án mạng.

Ông Hồ Văn Vinh, trưởng thôn 3, kể lại: Ngày mồng 4 Tết, anh Sơn đi rừng, bắt được một con khỉ nhỏ và làm thịt. Có mồi ngon, lạ, Sơn gọi thêm mấy chiến hữu đến nhà uống rượu đầu năm.

Cuộc nhậu bắt đầu từ chiều cho tới tối hôm đó. Thấy chồng và bạn bè say xỉn nhưng vẫn nhậu tiếp, Xoa có khuyên ngăn. Sơn cho rằng vợ cằn nhằn khó chịu, làm mất mặt chồng. Cả hai lời qua tiếng lại.

Bạn nhậu bỏ về, Sơn liền kéo Xoa ra sau nhà dùng dao đâm chết ngay tại chỗ. Dân làng phát hiện, Sơn bỏ trốn vào rừng. Cơ quan chức năng địa phương cùng dân làng tìm kiếm và phát hiện Sơn đã treo cổ tự tử tại bìa rừng.

Khám nghiệm hiện trường xong xuôi, cơ quan chức năng bàn giao thi thể, cả làng họp lại chọn ngày mai táng cho vợ chồng xấu số. Tuy nhiên, vì sợ ma nên dân làng quyết định đốt sạch nhà cửa và tài sản của hai vợ chồng cũng như vật dụng của con cái để … “đuổi ma”!

Nhà cửa kiên cố ở Bút Tưa đã bị dân làng đập bỏ không thương tiếc. Ảnh: Nguyễn Thành

“Thằng Sơn nó bị con ma ám chứ không phải say rượu đâu. Nó bị ma ám nên mới giết vợ. Nó treo cổ tự tử là chết xấu đó. Phong tục của người Ca Dong một khi chết xấu thì không nên để lại ngôi nhà và đồ đạc của con ma xấu. Nếu không đốt con ma sẽ làm hại dân làng”- một người dân thôn 3 nói, ánh mắt sợ hãi.

Dân làng giết gà heo của hai vợ chồng làm lễ cúng tế trước khi đốt nhà. Ngọn lửa bùng cao, chốc lát đốt sạch tất cả, bốn đứa trẻ mồ côi, còn duy nhất bộ áo quần trên người chỉ biết đứng khóc trong tiếng reo hò của dân làng. Người dân tin rằng đốt nhà là đã đuổi được con “ma rừng”.

Sau khi đốt sạch nhà, dân làng tổ chức ăn uống linh đình. Khu vườn của hai vợ chồng trở thành nỗi ám ảnh với dân làng, không ai dám bén mảng tới.

Già làng Hồ Văn Chung nói: “Vợ chồng Sơn chết là do ma làm, làng phải đuổi con ma để trừ hậu họa”.

Sau cái chết hai vợ chồng xấu số, ông Hồ Văn Quyên (em của chị Xoa) trú cùng thôn đón nhận các cháu về nuôi. Nhìn cảnh bốn đứa trẻ lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất 5 tuổi sớm chịu cảnh mồ côi, nheo nhóc nhiều người không cầm được nước mắt. Ma men đã lấy đi tính mạng của bố mẹ các em. Còn hủ tục của dân làng đã đẩy các em vào cảnh không nhà để nương thân, tương lai mịt mùng.

Trưởng thôn Vinh chia sẻ: “Phong tục người Ca Dong là thế. Dù chính quyền có khuyên nhủ nhưng lời già làng đưa ra thì người dân phải tuân theo thực hiện”.

Bỏ làng vì sợ

Câu chuyện làng Bút Tưa (Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam) xôn xao cả huyện miền núi Đông Giang những ngày sau Tết. Bút Tưa không cách trở hẻo lánh, đường bê tông phẳng lỳ dẫn đến đầu làng.

Cuộc sống người dân nơi đây ổn định, nhà cửa khang trang nhờ nhiều hộ trước đó dự án thủy điện Sông Kôn thực hiện được đền bù một khoản tiền tương đối.

Tất cả được người dân dùng xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng. Thế nhưng nay khu dân cư tổ số 2, thôn Bút Tưa tan hoang, tiêu điều khi tất cả bị phá bỏ và tháo gỡ. Trên những đống hoang tàn không có một bóng người dân xuất hiện.

Cụ A Lăng Kiên sống trong căn lều tạm bợ sau khi quyết định bỏ làng ra đi

Câu chuyện bắt đầu từ khi trong làng có 4 người thắt cổ tự tử. Cụ thể hơn, vào đầu tháng 12/2013, anh Alăng Tròn (SN 1974) thắt cổ tự tử tại nhà. Sau hơn 1 tháng, hôm mùng 4 Tết không hiểu vì chuyện gì, đến lượt anh Alăng Nghĩa (SN 1981) thắt cổ tại nhà mình giống với những người trước đó.

Liên tiếp 2 cái chết giống nhau, người dân khiếp đảm. Một đồn lên mười, khiến họ hoang mang, lo lắng. Rồi ngày 9/2 vừa qua khi nỗi sợ hãi đã lên cao, 13 hộ dân tổ 2 tiến hành tháo dỡ, phá nhà rồng rắn kéo nhau tìm nơi ở mới.

Những căn nhà trị giá hàng chục triệu đồng được dân làng đập đi không thương tiếc. Vùng đất nhộn nhịp bỗng chốc thành bãi đất hoang bí ẩn với dân trong vùng.

Khu dân cư tổ 2 có 16 hộ, 244 nhân khẩu nhưng nay có 13 hộ đã bỏ làng đi, còn lại 3 hộ bám trụ lại. Với dân trong vùng, mảnh đất này là đất xấu. Bởi thế, từ ngày nơi đây có người chết vì treo cổ dân làng chặt cây gai, cây xương rồng rào chắn lối vào để chặn ma không cho vào làng.

Quan niệm về “con ma” và những cái chết xấu vốn ám ảnh người dân mấy chục năm qua. Dân làng Bút Tưa kể lại rằng: Trước đây dân làng sinh sống ở ngọn đồi cách khu dân cư tổ chừng 1km.

Năm 1980, có ông Alăng Dhuốc thắt cổ tự tử, dân làng cho là chết xấu. Quan niệm truyền đời của người Cơ Tu rằng phải di dời nơi ở mới, nên năm đó mọi người trong làng giết sạch vật nuôi trong gia đình, đốt hết tài sản cúng cho “ma xấu” rồi về vùng đất này (nay có khu dân cư tổ 1 và tổ 2, thôn Bút Tưa).

Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ yên ổn, nhưng đến năm 2007, ông Alăng Nhất (ở tổ 2) không biết buồn vì chuyện gì thắt cổ tự tử trong đêm tại nhà. Dân làng năm ấy điêu đứng, họ bỏ tiền của, giết thịt nhiều lợn gà, chó… để xua đuổi tà ma.

Cụ Alăng Kiên (73 tuổi), là một trong 13 hộ dân phá nhà, bỏ làng ra đi. Hỏi về nhà cũ, chần chừ một hồi cụ mới lên tiếng.

“Đất xấu, có ma thì phải đi. Làng có mấy cái nhà xây to đùng, có cái cả trăm triệu cũng đập mà đi. Không đi, ở lại để con “ma” nó bắt à. Đã bỏ đi thì không bao giờ quay lại nữa”, cụ Kiên nói trong nỗi sợ hãi.

Bỏ làng ra đi, để có chỗ sinh hoạt, cất giữ đồ đạc, cụ Kiên cùng gia đình của 2 người con trai và một gia đình của đứa cháu dựng một cái lều trên khoảnh đất cạnh khu dân cư tổ 1 của thôn Bút Tưa. Căn lều rộng chừng 30m2, tổng cộng có 4 hộ gia đình hơn 10 người cùng một khối tài sản mang theo.

Gia đình Alăng Thừa, một hộ dân bỏ làng ra đi cùng cảnh ngộ. Hiện hai vợ chồng anh Thừa cùng 2 người con đang xin tá túc với người em trai ở khu dân cư tổ 1, thôn Bút Tưa. Giống cụ Kiên và người dân trong làng, khi hỏi về chuyện làng cũ Thừa đều tỏ vẻ khiếp sợ: “Ở lại là con ma nó bắt chết xấu, là mất tất cả. Mình còn sống thì sẽ làm được nhà mới, lo gì”.

Ông Alăng Điều, trưởng thôn Bút Tưa, cho biết: Hai ngày trước cuộc tháo chạy khỏi làng của 13 hộ dân, chính quyền xã đã có mặt tại làng để thuyết phục bà con. Thế nhưng quan niệm của người dân bao đời nay đã vậy, nên họ không nghe, chính quyền đành bất lực. Sau đó, lãnh đạo huyện có mặt tại làng, họp dân khuyên bảo bà con nhưng họ cũng bỏ làng ra đi tìm nơi ở mới. Quan niệm của người Cơ Tu là vậy, đã đi thì không ai ngăn nổi”.

Nguồn Tiền phong

 

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động