Nợ công đang níu áo mỗi người dân

"Nợ nó đè lên đầu lên cổ...” - ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây khiến nhiều bạn đọc, cử tri lo lắng.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Cần phải đặt mình trong vị thế của chủ nợ: tôi cho ông vay vì ông trả lãi cao, tôi cho ông vay xong thì các dự án của ông do tôi làm. Tôi bán vật liệu thiết bị cho ông và thậm chí tôi nhìn thấy trước những tài sản, tài nguyên mà nếu ông mất khả năng thanh toán thì tôi vẫn bắt được nợ

 

Thực chất nợ nần quốc gia như thế nào? Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế TS VŨ ĐÌNH ÁNH  phân tích:

 

- Tôi nhớ cách đây ba năm, cá nhân tôi cũng đã cảnh báo nợ công đang tăng rất nhanh và chắc chắn nó sẽ vượt các ngưỡng do Quốc hội đặt ra. Nhưng vấn đề lớn nhất là không ai có thể khẳng định được những cái ngưỡng ấy có an toàn hay không.

 

Lý do là tất cả chúng ta trông chờ vào báo cáo của Bộ Tài chính, họ nói sao biết vậy. Năm 2015, dự tính nợ công bằng khoảng 64% GDP.

 

Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ như vậy thì không thể đánh giá được tình trạng nợ của VN hiện nay thế nào. Ngay cả nhận xét của Chủ tịch Quốc hội cũng từ cảm quan của người phụ trách công tác tài chính - ngân sách lâu năm chứ nếu mổ xẻ bằng các dữ liệu cũng rất khó nói.

 

Cái trần nợ công 65% GDP là Quốc hội đặt ra, nhưng không có cơ sở nào để khẳng định dưới mức đó là an toàn và trên mức đó là không an toàn.

 

Dự báo đến năm 2015 nợ công của VN vượt mức 64%, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, những dự án khủng như sân bay Long Thành đang được trình ra, vậy Quốc hội có nới trần nợ công lên 70%, 80% không?

 

* Xin ông phân tích rõ hơn...

 

- Thực tế cho thấy khi khủng hoảng nợ xảy ra thì chẳng có giới hạn nào cả, một quốc gia có nợ công bằng 30% GDP vẫn có thể bị vỡ nợ, nhưng nợ 250% GDP như Nhật Bản vẫn an toàn. Cho nên nhìn vào chỉ số của VN đưa ra mà nói rằng có nguy hiểm không thì rất khó.

 

Điều tôi muốn nói đến ở đây là nghĩa vụ nợ hay nói cách khác là việc trả nợ. Hai năm nay ở nghị trường mới xuất hiện cái từ “đảo nợ”, tức là phải đi vay để trả nợ, nhưng trên thực tế bản chất ngân sách của chúng ta thì việc đảo nợ đã xảy ra lâu rồi.

 

Thâm hụt ngân sách kéo dài như căn bệnh kinh niên, chúng ta đang tính cả phần chi trả nợ gốc vào cân đối ngân sách, tạo nên mức thâm hụt ngân sách như năm 2014 dự tính là 5,3%.

 

Vậy lấy đâu để bù thâm hụt? Chỉ có thể là đi vay trong nước và nước ngoài.

 

Cách thiết kế ngân sách như vậy thì đảo nợ nó đã nằm trong đó rồi. Hơn nữa, chúng ta thấy quy mô vay nợ ngày càng lớn, không chỉ để đảo nợ mà khoản vay mới là rất lớn.

 

Số nợ tuyệt đối cả về đồng VN và cả ngoại tệ có xu hướng tăng vọt, tăng liên tục và tăng rất nhanh với bình quân cả chục phần trăm mỗi năm.

 

Nhưng vấn đề đáng nói là nợ của VN các số liệu công bố không rõ ràng, hoặc là không cập nhật nên không biết kết cấu nợ như thế nào.

 

Kết cấu nợ là gì: đang vay của những ai; trong nước, ngoài nước bao nhiêu; lãi suất của từng khoản như thế nào? Khoản nào vay ngắn hạn, khoản nào vay dài hạn?... Rồi kỳ hạn đồng tiền, nếu vay yen Nhật sẽ khác với USD.

 

Bộ Tài chính đang nợ đất nước này, nợ đại biểu Quốc hội, nợ nhân dân giải thích thỏa đáng về kết cấu nợ.

 

Khi nào Bộ Tài chính chứng minh cho đại biểu Quốc hội là chúng ta đang vay chừng này, của người này, các khoản ấy trong tương lai sẽ trả thế này, thế kia và việc trả nợ nằm trong tầm tay, như vậy thì các đại biểu Quốc hội mới đánh giá được.

 

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh

* Chính phủ đưa ra Quốc hội năm 2013 vay 40.000 tỉ đồng để đảo nợ, năm 2014 là 70.000 tỉ đồng và sẽ tiếp tục vay đảo nợ trong năm 2015... Đảo nợ là nói theo thuật ngữ của ngân hàng, nhưng nói theo cách thông thường của người dân là phải vay chỗ nọ đập chỗ kia...

 

- Thông thường thiếu tiền thì đi vay nợ, ở đây là Nhà nước thiếu tiền, Chính phủ thiếu tiền thì đi vay, do đó gọi là nợ công.

 

Để trả nợ công thì phải lấy nguồn thu trong tương lai để trả. Nhưng có những quốc gia nợ công không phải do họ thiếu tiền, ví dụ như Nhật Bản không thiếu tiền nhưng tại sao vay lắm thế? Câu trả lời là nước Nhật rất nhiều tiền, dân không sử dụng thì chính phủ buộc phải sử dụng.

 

Và để sử dụng được tiền trong dân thì chính phủ phải vay và sử dụng công cụ vay nợ để can thiệp vào thị trường tài chính, tức là mua bán trái phiếu chính phủ, hay nói cách khác mua bán bản thân cái nợ của mình để bơm hay hút tiền trên thị trường.

 

Quay lại VN, bản chất là chúng ta thiếu tiền triền miên nên phải đi vay. Vay ở VN có hai khoản là vay để bù đắp thâm hụt ngân sách và vay về để đầu tư. Thâm hụt ngân sách triền miên hàng chục năm, mỗi năm khoảng 5% nên số nợ tích lũy là rất lớn.

 

Thứ hai là vay để đầu tư thì nhu cầu ngày càng tăng. Thứ ba là một số khoản Chính phủ bảo lãnh vay cho ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước.

 

Bây giờ nói đến việc sử dụng nợ thế nào mới nhìn thấy vấn đề là liệu có khả năng trả nợ hay không. Chính phủ đi vay về cho vay lại, nếu đi vay lãi suất 10% thì liệu có cho vay lại được 11%/năm hay chỉ 5-7% thôi?

 

Vay về để đầu tư thì có hoàn vốn được không? Có những khoản đầu tư công không hoàn vốn, nhưng khoản đầu tư công đó đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế để có nguồn thu cho ngân sách?

 

Câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào để hoàn trả nợ gốc và nợ lãi hiện nay đang là một khoảng trống không có trả lời. 

 

* Trong ba năm 2012, 2013, 2014 số chi đầu tư phát triển giảm tương ứng từ 180.000 tỉ đồng, 175.000 tỉ đồng, 163.000 tỉ đồng; trong khi đó chi trả nợ lại tăng tương ứng là 100.000 tỉ đồng, 105.000 tỉ đồng, 120.000 tỉ đồng. Con số này nói lên điều gì, thưa ông?

 

- VN đang tái cơ cấu đầu tư công, cá nhân tôi cho rằng phải giảm đầu tư công xuống thì mới tăng hiệu quả lên được, không thể duy trì cách đầu tư công ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả như thời gian vừa qua.

 

Ngay trong lĩnh vực hạ tầng, bây giờ chúng ta có nhiều hình thức chứ không phải chỉ trông chờ vào đầu tư công. Nhưng nhìn vào con số trên đây và nghe phát biểu của những người có trách nhiệm thì đầu tư công giảm là do không có tiền chứ không phải là do muốn giảm.

 

Tất nhiên nhìn vào những con số tuyệt đối như vậy thì nhiều người sẽ lo lắng mà đặt ra câu hỏi rằng tại sao trả nợ tăng lên, vay cũng tăng lên mà không có tiền cho đầu tư phát triển?

 

Có một vấn đề cần phải lưu ý là nhìn vào danh mục cân đối ngân sách chỉ thấy mỗi mục chi đầu tư phát triển, nhưng lại không có mục Chính phủ vay về cho vay lại mà thực chất đây cũng là khoản chi đầu tư.

 

Mục chi đầu tư phát triển không liên quan đến vay nợ mà liên quan đến thu ngân sách. Nếu thu ngân sách được nhiều và kết cấu của chi ngân sách được cơ cấu lại thì mới giải được bài toán về chi đầu tư phát triển. 

 

*  Vâng, lấy gì để trả nợ, con cháu chúng tôi có bị gánh nặng nợ nần mà nói như Chủ tịch Quốc hội là “đè lên đầu lên cổ” không? Đó là câu hỏi của người dân dành cho Chính phủ và Quốc hội. Ông cảm nhận gì về gánh nặng nợ nần trên vai của chúng ta?

 

- Vay nợ là để tiêu hôm nay và sẽ phải trả vào ngày mai. Nợ công như tôi đã nói là bây giờ cứ vay và gánh nặng sẽ dồn về sau, con số trả nợ được bạn dẫn ra trên đây cho thấy cái gánh càng ngày càng nặng.

 

Về mặt nguyên tắc Chính phủ vay thì Chính phủ phải trả, nợ công thì công trả. Nguồn để trả thì phải đi thu. Vậy thu thì ai nộp? Dân phải nộp, có thể không phải thế hệ này trả thì thế hệ tới trả, thế hệ này trả ít thì thế hệ tới phải trả nhiều.

 

Các cụ thường nói “đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”. Đây là câu chuyện giải bài toán tiêu và trả nợ. Thế thì quyền tiêu và nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi phải gắn với nhau chứ không thể có chuyện người tiêu cứ tiêu còn nghĩa vụ thì không rõ.

 

Hiện nay ai cũng thấy rằng cả vay nợ và trả nợ đang có xu hướng tăng và chưa dừng lại.

 

Như vậy thì trước hết trong cơ cấu chi ngân sách sẽ đẻ ra vấn đề là nó chèn ép các khoản chi khác, ví dụ năm 2014 không có tiền để tăng lương và năm 2015 cũng đang dự kiến như vậy. Chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách ngày càng eo hẹp.

 

Thứ hai là nó sẽ gây sức ép lên thu, vì để đảm bảo nhu cầu chi sẽ phải đẩy thu lên. Thông thường cách dễ nhất là phải mở rộng các nguồn thu, hay thậm chí tăng gánh lên thu ngân sách, thậm chí tính cả bài toán bán tài sản đi.

 

Ví dụ vừa rồi đề cập đến phương án vốn cho dự án sân bay Long Thành, có người đề xuất là bán sân bay Tân Sơn Nhất.

 

Nhưng quan trọng hơn cả trong câu chuyện vay nợ là cái được và cái mất. Với VN thì không tính rõ là được cái gì bởi như trên tôi đã nói là không rõ các nguồn vay đang được sử dụng thế nào. Tóm lại, cái được thì chưa biết.

 

Trong khi cái mất thì rất rõ, nhãn tiền, đó là sức ép lên thu chi ngân sách, gây sức ép lên bội chi, tăng bội chi tức là tăng vay nợ. Và đặc biệt là sức ép cho tương lai.

 

Điểm cuối cùng đáng lưu ý là con số nợ công của VN công bố và con số của thế giới công bố cho VN vênh nhau hàng chục phần trăm. Đồng hồ nợ công thế giới đã chỉ rằng số nợ của VN sắp cán ngưỡng 90 tỉ USD, tức mỗi người VN gánh khoảng 1.000 USD nợ công.

 

Đây là con số đáng suy ngẫm bởi thu nhập bình quân đầu người của VN chưa đến 2.000 USD/năm.

 

Vừa rồi tôi cũng giật mình khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhắc Chính phủ trả khoản nợ 22.500 tỉ đồng cho bảo hiểm xã hội. Đây là chi tiết rất đáng nói bởi Chính phủ nợ bảo hiểm tức là nợ lương hưu.

 

Theo Lê Kiên- Lê Thanh/Tuổi trẻ

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động