Níu giữ… vàng son một thuở

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nên vài thập kỷ qua tranh Đông Hồ đã vắng bóng trên tường treo của mọi nhà những ngày Tết cổ truyền. Song may mắn thay, khi nghề đang dần mai một thì có không ít những “viên ngọc quý” của làng Hồ vẫn đang âm thầm níu giữ và phát triển dòng tranh truyền thống này.
niu giu vang son mot thuo Tranh Đông Hồ được tái hiện trên 300m tường tôn
niu giu vang son mot thuo Độc đáo làm tranh dân gian trên mẹt tre

Đi qua chiếc cầu Hồ, rẽ vào đường bờ đê khoảng một cây số, làng Đông Hồ hiện ra yên bình. Kinh tế phát triển, những nóc nhà cao vợi ở làng cũng vì thế mà nối nhau san sát. Nhưng lạ ở chỗ, hiện giờ cái tên làng tranh Đông Hồ không còn được nhiều người dùng đến. Thay vào đó, người ta hay nhắc đến cái danh hàng mã Đông Hồ hơn. Vì sao ư? Bởi thay vì cảnh phơi tranh la liệt trước đây, giờ những nơi nào có thể phơi nắng được thì đều chất đầy đồ hàng mã.

Trong trí nhớ của các cao niên trong làng Đông Hồ thì nghề làm tranh đã có từ lâu lắm. Cụ thể vào khoảng thời gian nào thì không mấy ai nhớ rõ. Chỉ biết, khoảng thế kỷ XVIII đã có không ít nghệ nhân của làng được mời vào cung. Lại có ý kiến khác quả quyết rằng, cái nghiệp này ra đời ở thời vua Hồ Quý Ly. Bởi thời điểm này người ta bắt đầu ban phát, sử dụng tiền giấy. Họ dùng tiền giấy để giao thương, trao đổi sản vật. Hay nói cách khác, dấu tích đó chứng tỏ nghề in khắc gỗ đã phát triển với trình độ cao. Mà in khắc gỗ, lại xuất phát từ hình thức in kinh Phật. Vậy thì in khắc gỗ - hình thức in tranh, phải có từ nghìn năm về trước. Dĩ nhiên, nếu cứ nương theo sự suy luận thì hẳn nghề in tranh làng Hồ phát tích từ thời điểm ấy…

niu giu vang son mot thuo
Giờ đây trong làng rất ít gia đình còn làm nghề tranh.

…Thuở nghề thịnh, 17 dòng họ làng Hồ cùng làm tranh, cùng gây dựng thương hiệu Đông Hồ nức tiếng Kinh Bắc. Nhưng nay, trải qua không ít biến thiên của lịch sử giờ những người níu giữ hồn cốt của nghề chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Theo một thống kê sơ bộ, hiện tại dòng tranh Đông Hồ chỉ còn khoảng 20 người thực hành nghề và 4 nghệ nhân truyền dạy. Nói như vậy để thấy rằng, nghề làm tranh Đông Hồ những năm gần đây đang mong manh tựa tấm lụa trước gió.

Làm thế nào để giữ được nghề? Đó là câu hỏi thường trực trong đầu các nghệ nhân còn lại của làng Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh – người nữ nghệ nhân duy nhất của làng tranh Đông Hồ cũng luôn đau đáu với câu hỏi như vậy. Theo tìm hiểu, bà Oanh năm nay gần 60 tuổi. Thế nhưng, bà là một trong số ít người có trên 40 năm gắn bó với những nét vẽ mộc mạc của tranh Đông Hồ. Theo thông tin riêng của người viết, bà Oanh cũng chính là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam – người có công phục dựng dòng tranh dân gian Đông Hồ năm xưa.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam từng là chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ. Sau khi hợp tác xã giải thể, ông đã hướng cho con cháu làm tranh tại nhà, quyết lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc qua những bức tranh mộc mạc khi mà cả làng tranh đều đã chuyển sang làm vàng mã.

Cả đại gia đình ông Nguyễn Hữu Sam hơn chục con người ai ai cũng biết làm tranh, từ con trai con dâu cho đến các cháu chắt. Theo lời kể của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, để giữ cho màu sắc của tranh đông Hồ không bao giờ biến mất. khi người ta vứt hết những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ cổ thì gia đình bà lại chia nhau đi xin về. Và hiện tại, ngay trong gia đình bà hiện còn lưu giữ rất nhiều bản khắc có niên đại trên 100 năm.

niu giu vang son mot thuo

Nói sâu về nghề làm tranh, nghệ nhân Oanh bộc bạch: “Chỉ gọi là đủ ăn để giữ lấy nếp nghề của cha ông chứ không nghĩ đến làm giàu. Sản xuất tranh truyền thống Đông Hồ cũng là một nghề. Muốn nghệ nhân và người làm tranh bảo tồn bền vững nghề thì nhất thiết sản phẩm tranh phải bán ra được. Hay nói cách khác, tranh phải nuôi sống được họ và nhất thiết phải có đầu ra tốt”.

Mang theo nỗi niềm của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, chúng tôi tiếp tục ghé vào thăm nhà ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình có truyền thống 20 thế hệ làm tranh. Nhắc đến ông Chế, không ít người trong làng hồ hởi khoe rằng, đây là “địa chỉ đỏ” âm thầm gìn giữ những tinh hoa của nghề tranh suốt bao năm nay. Ở trong làng người ta có thể quên nghề tranh nhưng trong khuôn viên gia đình ông thì khác. Nơi đó lúc nào cũng tấp nập với tiếng đục bản khắc và rực rỡ với màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ.

Nghe nói, thời trẻ, ông Nguyễn Đăng Chế cũng theo học Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội và công tác tại nhà xuất bản Mỹ thuật. Và chỉ sau khi về hưu năm 1991, ông mới có thời gian riêng để thực hiện ước mơ ấp ủ của mình. Ông đi tìm mua những bản ván khắc cổ. Đến nay, ông Chế sở hữu khoảng 1000 bộ ván khắc, độ tuổi từ 50 đến 100 năm, trong đó bộ ván xưa nhất hơn 400 năm do cụ tổ 9 đời để lại.

Giã từ làng tranh nức tiếng đất Kinh Bắc, người viết không khỏi băn khoăn bởi như lời những nghệ nhân âm thầm níu nghề tranh như Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Thị Oanh thì họ đều sống được với nghề. Thậm chí, như ông Chế nói, ông còn khá lên được, các con ông khá lên được như ngày nay là nhờ tranh. Nếu như vậy, tại sao gần như cả làng Đông Hồ lại không thể tiếp tục làm tranh mà phải chuyển sang làm hàng mã? Hay phải chăng đó là quy luật thịnh suy tất yếu?

Mong rằng với tình yêu của những người nghệ nhân với làng nghề, dòng tranh quý mang tên Đông Hồ sẽ tiếp tục lưu giữ và phát triền trong nền văn hóa Việt Nam. Để rồi, lớp hậu thế mai này, mỗi khi nghe lời nhắn: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề làm tranh…” sẽ đều thấy thổn thức, rộn rã tìm về Đông Hồ.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Xem thêm
Phiên bản di động