Những người “…Ngồi lê thành phố”

LĐTĐ - Những tưởng: “Giầu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố” vào thời buổi xây dựng nông thôn mới, rồi quá trình đô thị hóa nhanh đến chóng mặt…đã trở thành dĩ vãng. Ấy vậy, không chỉ người nhà quê ra thành phố  “ngồi lê”mà ngay cả người “kẻ chợ” cũng vậy.

Vài chục năm trước, trên con phố nào ở Hà Nội, cũng như nhiều TP khác, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người làm nghề, mà ngày nay chỉ còn nhìn thấy… qua phim ảnh, ví như hàn dép, gò sửa bếp trấu, nhuộm vải… Cùng với sự phát triển của đô thị, một số nghề kiếm sống của người dân thị thành đã bị “lỗi thời”, số khác vẫn còn phù hợp cùng sự xuất hiện của những nghề kinh doanh mưu sinh mới. Bởi vậy, hiện nay ở các đô thị hiện đại vẫn không thiếu những người dân đang mưu sinh bằng những nghề “lặt vặt” có từ lâu đời…Đặc biệt, một bộ phận cư dân nông thôn đã lấy lòng đường, vỉa hè thành phố làm nơi mưu sinh.

Không khó tìm kiếm những người “ngồi lê” thành phố kiếm sống. Ở bất cứ dãy phố nào ở Hà Nội, chúng ta đều bắt gặp những cảnh đời “ngồi lê” như vậy. Với họ, đơn giản chỉ là, “ngồi lê” ở thành phố còn hơn về quê làm ruộng, họ quyết bám trụ ở Hà Nội bất chấp việc làm ăn ngày càng khó khăn.

Mới đây, tôi bắt gặp người chị họ đang bán nem chua ở trước cổng trường đại học Quốc gia Hà Nội. Chị cười bẽn lẽn: “Chị bỏ chồng con ở quê ra thành phố làm ăn. Ban đầu làm osin nhưng do lương thấp quá, chị xin nghỉ.

Sau hơn một năm bươn trải ở thị thành, chị nảy ra ý định bán nem chua…”  Đến nay, chị đã bán được gần 3 năm, thu nhập mỗi ngày từ 300.000 - 500.000 đồng. Thấy có đồng ra, đồng vào, chị về quê rủ anh em, họ hàng cùng ra thành phố với mình…

Thế là cả gia đình 5 người ra Hà Nội chỉ làm duy nhất một nghề: bán nem chua ở vỉa hè. Chuyện cả gia đình, cả họ, cả làng ra thành phố kiếm ăn không còn hiếm ở Hà Nội, nếu không nói là quá phổ biến. Vì thế mới sinh chuyện, các vùng quê nghèo chỉ còn người già và trẻ nhỏ ở lại còn thanh niên, trai tráng, người lao động chính trong gia đình đều rời bỏ quê hương ra thành phố lập nghiệp…

Như để biện minh cho mình, chị cười và bảo, không phải chỉ dân nhà quê chúng tớ mới  cả nhà “ngồi lê” thành phố đâu nhé. Dân Hà Nội cũng ối ra đấy. Và rồi chị dẫn chứng, ví như  gia đình chị Minh Phượng, ở  đường Láng, Đống Đa (Hà Nội). Nhà chị Phượng có 5 người thì ba người buôn bán vỉa hè để kiếm sống. Ban đầu, cũng chỉ có mình chị ra bán nước vỉa hè, nhưng thấy kiếm được nên tìm chỗ cho hai thành viên trong gia đình cùng bán.

Công việc bán nước vỉa hè xem ra kiếm ăn được. Ấy mới xuất hiện những con phố, vỉa hè “chuyên doanh” trà đá, trà chanh…Tụ điểm trà đá, trà chanh ở ngõ 175 Xuân Thủy như một minh chứng của những người “ngồi lê”  biết biến vỉa hè, lòng đường thành “con gà đẻ trứng vàng”…Những người “ngồi lê” có tài kiếm tiền ở lòng đường, vỉa hè thành phố phải kể tới giới sinh viên.

Nhiều cô cậu hình như “thấm nhuần” phương châm “giầu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, nên sau khi ra trường, thậm chí có người đang còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng không ngần ngại “hành quân” ra đường. “Bán ngoài vỉa hè chẳng phải lo tiền thuê mướn mặt bằng, khách hàng cũng dễ tính hơn nhiều. Kinh doanh cửa hàng, giỏi lắm cũng chỉ đủ tiền thuê cửa hàng, lỗ thì triền miên…

Giờ bán hàng vỉa hè tuy vất vả hơn nhưng đổi lại, lợi nhuận hàng tháng hiện nay khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt, đi lại…”, Lê Thị Thu Hương, tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, hồ hởi cho biết. Hương vừa sang nhượng cả một shop quần áo trên đường Chùa Bộc để đổ hàng ra vỉa hè bán rong.

Đến nay, điểm bán hàng mới của Hương mặc dù tạm bợ nhưng lại trở thành nơi mua hàng yêu thích của sinh viên, của những người lao động có thu nhập thấp. Bán được nhiều hàng, tiền nong rủng rỉnh, nên Hương mừng ra mặt. Theo chân Hương, có rất nhiều sinh viên cũng đã chọn con đường “ngồi lê” thành phố để mưu sinh, mặc cho những kiến thức đã thu nạp được trên ghế nhà trường mai một dần.

Nhiều cô cậu đùa rằng, đó là “của để dành”. Không biết đến bao giờ “của để dành” của họ mới được dùng tới…

Nói vậy nhưng không phải ai “ngồi lê” cũng suôn sẻ. Phượng, sinh viên đại học Lao động xã hội cũng quyết tâm mở một bàn trà đá, giải khát bên hè gò Đống Đa, song chỉ được 2 tối đành phải bỏ cuộc vì bị “ma cũ” bắt nạt và đội trật tự hè phố thu “phương tiện” hành nghề.

Có những người “ngồi lê” thành phố gần như suốt cuộc đời. “Đệ nhất đánh giầy kinh thành” là một ví dụ điển hình. Vỉa hè nơi ông ngồi đánh giầy cho khách đã trở thành một địa chỉ nằm lòng của nhiều người…Nhiều bài báo đã viết về ông.

Tuy nhiên có nhiều người không nổi tiếng nhưng không thua kém ông về độ thời gian “ngồi lê”. Người đàn ông bơm vá xe đạp, tôi gặp trên đường Giải Phóng, Hà Nội là một người như vậy. Ông  có ngót 40 năm làm nghề vá săm xe đạp. Trong 40 năm, ông có tới 5 lần thay đổi vị trí “ngồi lê”. Nghề bơm vá xe đạp đủ để ông nuôi được một bà vợ ốm đau quanh năm và hai người con…

Bây giờ, cho dù thiên hạ không mấy người đi xe đạp, ông vẫn bám lấy nghề để sống. Có chăng, ông “đầu tư” thêm nghề bơm vá xe máy. Và rồi cuộc sống vẫn trôi chảy…Ông không xưng danh mà bảo, cứ gọi tôi là lão già “ngồi lê” thành phố là được. Những người như tôi có cả ngàn, cả vạn…

Hà Nội, cũng như nhiều thành phố khác trên cả nước, đã thay da, đổi thịt từng ngày. Phố phường, đường xá trở nên khang trang, lộng lẫy…những người “ngồi lê”, ở một mặt nào đó đang làm cho bộ mặt đô thị trở nên xấu xí. Biết vậy nhưng với nhiều người không “ngồi lê” thì tồn tại như thế nào đây? Câu hỏi này hẵn còn đau đáu dài dài/

Bảo Sơn
 

Nên xem

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.

Tin khác

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động