Những người “Ăn cơm trần gian làm việc âm phủ…”

Bác  sỹ chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Bình Tuynh, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Giám định y khoa Bộ GTVT, đã kể cho tôi nghe chuyện của những công nhân mắc căn bệnh giảm áp, một trong 25 bệnh nghề nghiệp đã được Bộ Y tế công nhận. Nhưng bệnh giảm áp là gì, tại sao người ta lại gọi những thợ lặn là người “ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ”thì chắc nhiều người chưa biết.
Bí mật của nghệ nhân già dành gần trọn cuộc đời mình cho “nghề âm phủ”.

Bệnh giảm áp chỉ có ở những người làm nghề thợ lặn

Theo bác sỹ Nguyễn Bình Tuynh, bệnh giảm áp là căn bệnh nghề nghiệp được xếp vào nhóm đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Bệnh này chỉ có ở những người làm nghề lặn. Trong ngành GTVT, việc thi công những công trình cầu rất cần những người thợ lặn chuyên nghiệp. Hiện chỉ tính riêng các tổng công ty lớn làm cầu đã có hơn 200 thợ lặn chuyên nghiệp và nhiều người trong số họ đã mắc bệnh giảm áp.Khi lặn dưới nước sâu người lặn ở vào môi trường áp suất cao, không khí hít vào phổi cũng có áp lực cao tương ứng.

Những người “Ăn cơm trần gian làm việc âm phủ…”
Thợ lặn thường mắc bệnh giảm áp. Ảnh minh họa

Theo định luật Henry: Các khí tan vào các dịch của cơ thể tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần trong hỗn hợp khí hít vào được tính theo công thức: Q= a.V.Pt. Pat. Trong đó Q là lượng khí hòa tan trong máu, A là hệ số hòa tan; V là thể tích máu; Pt là áp suất riêng phần khí trong phế nang; Pat là áp suất khí quyển. Các khí trơ không tham gia chuyển hóa nên có thể tan, tích lũy và đạt trạng thái bão hòa trong cơ thể tương ứng với áp suất môi trường xung quanh. Ở áp suất không khí bình thường lượng Nitơ hòa tan trong cơ thể gần 1 lít, ở 2at lượng Nitơ trong cơ thể bão hòa là 2 lít. Sau thời gian làm việc dưới sâu thợ lặn trở lại mặt nước.

Những người “Ăn cơm trần gian làm việc âm phủ…”
Theo bác sỹ Nguyễn Bình Tuynh, bệnh giảm áp là căn bệnh nghề nghiệp
được xếp vào nhóm đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

Trong quá trình giảm áp, sự hòa tan của khí xảy ra theo quá trình ngược lại. Độ hòa tan giảm, các khí thải bớt ra ngoài cơ thể qua đường phổi. Nếu áp suất giảm chậm, Nitơ từ các mô vào máu, tới phổi rồi thải ra ngoài. Khi giảm áp nhanh, Nitơ không vận chuyển kịp tới phổi giải phóng ra ngoài sẽ tích lại trong cơ thể. Khi quá bão hòa tới mức nhất định sẽ hình thành các bọt khí, các bọt khí hình thành to dần gây tắc mạch chèn ép các tế bào nhất là các tế bào thần kinh gây kiệt, rối loạn hoạt động cơ vòng… Đó chính là nguyên nhân của bệnh giảm áp.

Điều trị bệnh giảm áp không đơn giản, ở VN hiện chỉ có hai cơ sở có Trung tâm oxy cao áp để điều trị bệnh này. Kết quả điều trị nhiều năm qua cho thấy, chỉ có 53,6% bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn, 42,8% phục hồi không hoàn toàn, 5,5% không hồi phục. Những bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn là những bệnh nhân sau khi xuất hiện bệnh giảm áp được sơ cứu bước đầu và được chuyển tới Trung tâm oxy cao áp trong một thời gian ngắn nhất. Những bệnh nhân không hồi phục hoàn toàn là những bệnh nhân tới trung tâm muộn, toàn trạng kém, mới lặn được thời gian ngắn chưa có kinh nghiệm và những bệnh nhân mắc bệnh phối hợp.

Thợ lặn nhọc nhằn và nguy hiểm

Phòng bệnh giảm áp bằng cách lặn đúng kỹ thuật, được trang bị đầy đủ về kỹ thuật bảo hộ. Nhưng nếu không may mắc bệnh này cần đưa đến các cơ sở điều trị oxy cao áp càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, làm nghề thợ lặn có nghĩa là làm bạn với hà bá vì công việc nhọc nhằn và hết sức nguy hiểm.

Một buổi chiều muộn, trong căn phòng nhỏ, trên tầng thượng của bệnh viện GTVT trung ương 1, tôi đã có dịp trò chuyện với những người thợ lặn của Tổng công ty XD Thăng Long. Được biết, Tổng công ty hiện có 24 thợ lặn lành nghề, đã có 5 người mắc bệnh giảm áp. Và cả 5 người này đều ở trong tình trạng sức khỏe giảm sút nhanh.

Những thợ lặn đến bệnh viện để hội đồng giám định y khoa xác định mức độ bệnh tật. Anh Dương Quốc Lâm, sinh năm 1965 vào nghề thợ lặn từ năm 1991, hiện là thợ lặn bậc cao, cho biết: Lâu nay anh không nghĩ mình mắc bệnh giảm áp, mà chỉ thấy sức khỏe giảm, các khớp xương đau nhức, khó thở, đêm ngủ chập chờn, luôn có cảm giác tim bị đè…

Cũng giống anh Lâm, anh Nguyễn Hữu Mai, sinh năm 1971, vào nghề từ năm 1995, mỗi khi trở trời, toàn thân đau nhức, luôn trong tình trạng khó thở. Anh Đỗ Như Hiên, người đã từng đi XKLĐ với nghề thợ lặn ở Libya về đã phải nằm trong buồng áp suất nén kéo dài 13 giờ liền, nhưng bệnh cũng không thuyên giảm. Với anh, giờ chỉ có thể lặn ở những công trường không phức tạp, độ sâu không quá 10m. Anh bảo: “Nghề của mình là ăn cơm trần gian, làm việc dưới âm phủ”. Lâu dần cũng thành quen, bàn tay của các thợ lặn đã trở nên điêu luyện, không cần nhìn cũng vẫn thi công các công việc dưới nước thành thạo.

Trẻ nhất trong số 5 thợ lặn mắc bệnh giảm áp, mà tôi đã gặp, là anh Phạm Hồng Thái, sinh năm 1975, đã có 14 năm làm thợ lặn, hiện tim, phổi của anh đều có vấn đề, xương khớp đau ê ẩm, chân tay có lúc tê liệt. Vẫn biết, thợ lặn với các đơn vị giao thông luôn là “mì chính cánh”, nhưng với mức thu nhập trung bình từ 6-7 triệu/tháng, nhiều người vẫn muốn chuyển nghề. Thi thoảng các anh cũng đi “đánh thuê” cho các đơn vị khác với mức 50 USD/ngày, nhưng phải ngâm mình dưới nước từ 7-10 giờ, ai dám khẳng định mình không mắc bệnh giảm áp?

Những người “Ăn cơm trần gian làm việc âm phủ…”
Công nhân đến khám bệnh giảm áp ở BV Giao thông

Thực tế có nhiều ngư dân đã chết oan vì không nắm nguyên lý lặn. Người thợ lặn ngoi lên bờ nhanh cũng giống như chai bia khui nắp nhanh, sẽ bị trào bọt còn người thợ lặn có thể vỡ phổi hoặc tê liệt cơ thể vì những bọt khí làm tắc nghẽn mạch máu. Với thợ lặn chuyên nghiệp, tất cả phải tuân theo quy trình giảm áp nghiêm ngặt tại những trạm dừng dưới mặt nước để cơ thể có thể tự đào thải khí nitơ. Vì thế, hiện nay, các đơn vị thường ký hợp đồng với thợ lặn từ khi còn ở trường học.

Trở lại câu chuyện bệnh giảm áp của công nhân giao thông, bác sỹ Tuynh khẳng định, bệnh giảm áp đã được Bộ Y tế công nhận từ năm 1997, nhưng tổ chức hội chẩn, giám định mức độ sức khỏe thì chỉ có hội đồng giám định y khoa Bộ GTVT là đơn vị đầu tiên tiến hành.

Được biết, để bệnh nghề nghiệp này được công nhận, các thầy thuốc ở Trạm Vệ sinh lao động Bộ GTVT đã phải dày công nghiên cứu suốt 20 năm qua.

Hồ Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Để dỗ trẻ, gia đình bế đung đưa, rung lắc mạnh khiến bé 2 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, tím môi, nguy kịch.
Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

(LĐTĐ) Trận thư hùng giữa tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bởi một chiến thắng trên sân Gelora Bung Karno không những giúp HLV Troussier làm nên lịch sử mà còn giúp tuyển Việt Nam tiến rất gần đến tấm vé đi tiếp.
Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.

Tin khác

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của tổ chức Công đoàn và cơ quan chức năng, đầu năm nay, thị trường lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp người lao động có ý định “nhảy việc”, chuyển việc. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường lao động vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro thì “nhảy việc”, chuyển việc là điều người lao động cần phải cân nhắc kỹ càng.
TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 9/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Chương trình “Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024.
Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

(LĐTĐ) Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng, đặc biệt, trong bối cảnh năm 2024 và thời gian tới, khi thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm và triển khai các biện pháp thiết thực khác nhằm thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

(LĐTĐ) Với gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lực lượng này góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, với việc có thêm nhiều đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu thông báo tuyển dụng thêm lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động