Những điều trông thấy mà tê tái lòng!

(LĐTĐ) Năm học 2019 - 2020 mới bắt đầu được mấy tuần, sáng đưa con đến lớp, nhìn cảnh 50 - 60 học sinh chen chúc trong một lớp học, thậm chí có những lớp 3 học sinh ngồi chung một bàn nghĩ mà thấy thương cho các cháu. Xa xa, nhìn những tòa cao ốc mọc lên, trong đó không ít tòa được xây dựng từ trụ sở cũ của cơ quan, đơn vị đã được Thành phố cấp đất xây trụ sở mới, hoặc những trụ sở cũ của các cơ quan đã được chuyển đi những “không chịu” trả lại cho thành phố Hà Nội mới thấy hết niềm thương cảm!  
nhung dieu trong thay ma te tai long Kỳ 1: “Có mới” nhưng không “nới cũ”!
nhung dieu trong thay ma te tai long Vì sao Bộ Tài nguyên và Môi trường không chịu trả trụ sở cũ?
nhung dieu trong thay ma te tai long
Một số quận nội thành của thành phố Hà Nội, nhiều trường một lớp có đến 50-60 học sinh theo học dẫn đến 3 cháu học sinh phải ngồi chung 1 bàn (ảnh TP)

Lướt qua các khu phố mới ở quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy nhìn thấy những trụ sở mới của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước…mới thấy hết sự hoành tráng. Song ngược những địa điểm mà hai cơ quan này vốn sử dụng làm trụ sở thì có nơi như trụ sở cũ của Kiểm toán Việt Nam trên phố Trần Duy Hưng vẫn được sử dung, còn trụ sở cũ của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trên phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm) đã được thay đổi chức năng. Nhớ lại, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV, tại báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2018. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc quản lý trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà, đất công sản.Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức trong đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc.

Cùng với đó là chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc. Chính phủ nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc để bố trí cho các cơ quan, đơn vị khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành xây dựng trụ sở mới, các đơn vị phải bàn giao lại trụ sở cũ. Báo cáo Chính phủ nêu rõ, một số bộ, cơ quan Trung ương đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới, do chưa xác định về tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc sát với nhu cầu thực tế khi xây dựng trụ sở mới nên vẫn giữ lại trụ sở cũ để bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để tiếp tục sử dụng.

Còn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) một lần nữa chất vấn tư lệnh ngành Xây dựng về những bất cập trong việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội. Nữ đại biểu nêu nhận định về tình trạng có trụ sở mới vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, tận dụng quỹ đất sau di dời làm cơ sở 2 như các bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kiểm toán, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao… Như vậy là không đúng với chủ trương quỹ đất sau di dời giao cho địa phương quản lý, khai thác, sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của địa phương. Liệu chủ trương trên có thực hiện được không? Xin nêu rõ lý do?”.

Theo Bộ trưởng xây dựng Phạm Hồng Hà, đến thời điểm tháng 6/2019, đã có 9 bộ, ngành hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.Và, hiện chỉ có Bộ Nội vụ bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý. Bộ Tài chính đã có quyết định thu hồi 4 cơ sở của Bộ này để bố trí cho các cơ quan khác quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc. Còn lại, Bộ trưởng Hà thừa nhận một số cơ quan vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, chưa thực hiện việc bàn giao cho thành phố Hà Nội khai thác, sử dụng,Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ…

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, báo cáo tại văn bản số 187 ngày 18/6 của UBND Hà Nội nêu rõ thành phố đã bố trí quỹ đất tập trung tại khu vực Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ (khoảng 20 ha) và Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (khoảng 55 ha). Ngoài ra, thành phố đã giải quyết, bố trí quỹ đất di dời cho 7 cơ sở tiếp tục giữ lại làm trụ sở hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý. Hai cơ sở đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo nguồn vốn di dời và đầu tư xây dựng trụ sở mới là trụ sở Thanh tra Chính phủ tại 220 Đội Cấn (quận Ba Đình) và trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại số 45 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm).

​​​​​Việc có đất mới, song chuyển công năng trụ sở cũ để lấy tiền xây trụ sở mới (xin không bình luận), song theo báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chỉ có 2 đơn vị được phép làm việc đó là Viện Kiểm sát Nhân dân tố cao và Thanh Tra Chính phủ, song không ít nơi việc di dời cơ quan lại nhường chỗ cho doanh nghiệp xây nhà kinh doanh.

"Đất l3ành chim đậu” cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đang ngày chứng kiến tốc độ tăng dân số ở mức cơ học. Bởi thế, dù kiến trúc hạ tầng phát triển đến mấy vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhất là hệ thống trường học cho các cháu. Để giảm bớt áp lực giao thông tại các quận nội đô, những năm qua thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Thành phố đã cấp đất cho nhiều bộ, ngành, đơn vị di chuyển trụ sở. Nhưng không hiểu vì lý do gì, nhiều bộ, ngành có trụ sở mới vẫn không chịu bàn giao trụ sở cũ cho Thành phố xây dựng trường học cho các cháu và làm các công trình an sinh. Đặc biệt, có một số đơn vị, chuyển trụ sở mới nhưng trụ sở cũ lại thay đổi công năng thành các khu trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư… Kết quả học sinh tại quận nội thành của Thành phố vẫn phải cảnh học chật chội. Nhìn cảnh một bàn học 3 cháu học sinh ngồi chen chúc với các trụ sở của những cơ quan không chịu bàn giao cho Thành phố hoặc những địa chỉ bị chuyển đổi công năng, bất chợt nghĩ đến câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du!

L.Hà

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động