Những dấu ấn 65 năm mùa Thu cách mạng

(LĐTĐ) 65 năm về trước, những ngày tháng Mười lịch sử, mùa thu Hà Nội đẹp lắm, với hồ Gươm sáng sớm trong xanh, Ba Đình se se nắng, những nụ cười phơi phới giữa phố phường đông vui. Hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang 65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang Mãn nhãn liên hoan múa Rồng Hà Nội 2019

Nhìn lại quá trình phát triển của Thành phố từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thủ đô, để Hà Nội mãi là niềm tin yêu của cả nước, là niềm xúc động, bồi hồi trong tình cảm bạn bè và du khách.

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô (ảnh tư liệu)

Từ đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô…

Chưa đầy 1 tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa đã gây hấn và phát động chiến tranh ra cả nước. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Hà Nội đã “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Và sau cuộc trường chinh 9 năm cả nước kháng chiến gian khổ, nhưng vô cùng vinh quang, Hà Nội đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

16h ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Sáng 10/10/1954, thời khắc lịch sử đã đến, Ủy ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội. Hàng vạn người dân Hà Nội trong niềm vui sướng vỡ òa, đổ ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng. Thăng Long - Hà Nội có thêm một mốc son rạng rỡ trong lịch sử ngàn năm đầy tự hào.

Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô Hà Nội trang nghiêm dự lễ chào cờ long trọng do Ủy ban Quân chính Thành phố tổ chức tại sân vận động Cột Cờ, với sự tham gia của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản Thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính. Cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Ngay trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân Thủ đô: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Ngày 10/10/1954 đã trở thành một dấu ấn lịch sử không thể phai mờ.

Tinh thần ngày Giải phóng Thủ đô cùng với tình yêu Hà Nội luôn thấm đẫm trong mỗi người dân, là ngọn lửa vĩnh cửu, giúp Đảng bộ và nhân dân Hà Nội vượt qua khó khăn, cùng đoàn kết, góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (ảnh tư liệu)

Những khoảnh khắc hào hùng ấy mãi khắc ghi trong mỗi người dân Thủ đô với niềm tự hào to lớn. 65 năm, trải qua nhiều thăng trầm, nhưng tinh thần của ngày Giải phóng Thủ đô và tình yêu Hà Nội đã giúp cho Hà Nội vươn lên mạnh mẽ tiêu biểu cho sức sống của dân tộc.

Vào thời điểm giải phóng Thủ đô, Hà Nội có 43 vạn dân cư trú tại 34 khu phố và 45 xã của 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành; bộ máy chính quyền hầu như chưa có kinh nghiệm; chỉ có 9,6 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh và gần 5.500 lao động tại các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 231km đường nhựa và 65km đường rải đá đã hư hỏng; gần 1.100ha đất canh tác bị bỏ hoang; hàng vạn trâu bò bị giết hại; hệ thống đê điều, kênh mương bị bom đạn cày phá; 77.000 vạn lao động thất nghiệp; 1.200 người ăn xin; hàng chục nghìn người mù chữ; tệ nạn xã hội nặng nề.

Với tinh thần tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô đã đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, khắc phục tàn tích từ chế độ cũ, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu kiến thiết Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

…Đến kỳ tích làm nên “Điện Biên Phủ” trên không

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Không chỉ vậy, Hà Nội đã cùng với các quân, binh chủng và các địa phương, đặc biệt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” mùa Đông năm 1972. Đó là Chiến dịch phòng không trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ ngày 18/12/1972 đến ngày 20/12/1972) đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không, chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ dội vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc.

Đây là chiến thắng lịch sử, có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về chính trị, ngoại giao và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đã đánh sập hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người” đã buộc Chính phủ Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
65 năm qua, Hà Nội đã không ngừng vươn lên, khẳng định vai trò là trái tim của cả nước

Vượt qua những khó khăn, gian khổ thời kỳ bao cấp, Hà Nội đã đi đầu nắm bắt và triển khai quyết sách mới của Đảng, cùng cả nước tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới. Hà Nội đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương, quyết tâm đổi mới tư duy, từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khơi dậy sức mạnh các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nhân dân, đưa kinh tế Thủ đô phát triển, tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân của cả nước.

Kinh tế Hà Nội, từ lúc mức thu nhập đầu người hàng năm chưa đến 100USD, 60% ở diện nghèo đói, đã vươn lên trở thành thành phố phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, thay đổi lớn lao từ tầm vóc, quy mô đến nhịp độ cuộc sống và sự sôi động trong sản xuất kinh doanh. Đến nay, Thành phố có thu nhập bình quân đầu người đạt 3.600USD và chỉ còn 1,16% hộ nghèo.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét và phát triển không ngừng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và kinh tế xanh được đẩy mạnh. Chính trị ổn định; văn hóa xã hội phát triển; quản lý đô thị có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Trong suốt chiều dài lịch sử, hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới là giai đoạn Hà Nội đạt tốc độ phát triển nhanh nhất, toàn diện nhất.

Phát huy hào khí Đông A, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội trên chặng đường 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, sáng tạo để viết tiếp lịch sử hào hùng của Tiên Tổ trên bình diện bảo vệ và xây dựng Thủ đô đẹp giàu.

Đặc biệt, ngày 1/8/2008 đánh dấu mốc son lịch sử mới, mở ra thời kỳ phát triển giàu tiềm năng của Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, Thành phố chính thức hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Trong hơn 10 năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trên mọi lĩnh vực, đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hà Nội hôm nay tiếp tục thể hiện rõ sức vươn ngày càng mạnh mẽ, mang tầm vóc của một đô thị lớn với diện tích 3.328,9km2, lớn hơn 3,6 lần trước khi mở rộng; dân số hơn 7 triệu người với 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã; mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích và 8% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đóng góp 16,46% về GRDP; 19,05% về thu ngân sách.

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, là thị trường sôi động đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018, thu hút dòng vốn FDI của Hà Nội đạt khoảng 7,5 tỷ USD, lần đầu tiên dẫn đầu cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 6,23 tỷ USD Mỹ và tiếp tục dẫn đầu cả nước. Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Thành phố đã có 6 huyện và 325/386 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Trong đó có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với phương châm “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, Hà Nội còn đi đầu cả nước trong công tác xây dựng Đảng, nổi bật là việc ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 4/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; triển khai đánh giá cán bộ hằng tháng trong toàn hệ thống chính trị…

Hà Nội kiên trì theo định hướng phát triển xanh, hài hòa, bền vững. Hà Nội đang đô thị hóa mạnh mẽ, tương lai sẽ trở thành một siêu đô thị. Nhưng dù phát triển to lớn đến đâu, đô thị hóa tới mức nào, Hà Nội vẫn luôn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống, môi trường bình yên và an toàn.

Từ ngày Giải phóng Thủ đô đến nay, Hà Nội đã phát triển không ngừng; vị thế, uy tín trên trường quốc tế và trong nước ngày càng khẳng định. Hà Nội được tôn vinh là “Thủ đô anh hùng”; 3 lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;… là điểm đến tin cậy của các hoạt động đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế; quan hệ hợp tác phát triển các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước đạt kết quả tốt, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô với đất nước.

Niềm vui nhân lên, khi vào giữa tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã kỷ niệm 20 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”. Sự kiện này tạo nên động lực để Hà Nội phát triển không ngừng. Khách du lịch đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2019 là 21,55 triệu lượt khách, trong đó có 4,71 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội đã trở thành điểm đến an toàn thân thiện, được lựa chọn là nơi tổ chức các hội nghị quốc tế mà gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai.

Trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thành phố luôn tự hào về thành quả đạt được, nhưng không giấu hạn chế, yếu kém mà thẳng thắn chỉ rõ, phân tích tỉ mỉ, đề ra giải pháp khắc phục... Dẫu đã đạt nhiều thành quả to lớn, nhưng Thành phố chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.

Trên mỗi lĩnh vực, xen giữa những thành tựu, vẫn còn đó những đòi hỏi nỗ lực cao hơn. Nhìn lại những mốc son thắng lợi 65 năm qua luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để Đảng bộ và nhân dân Thủ đô chung sức đồng lòng, tiếp tục vươn tới thành tựu mới.

Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp, các ngành đang khẩn trương rà soát, quyết liệt đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ của “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” để hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019.

Toàn Thành phố nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, tập trung 5 nhiệm vụ chủ yếu, 3 khâu đột phá gắn với 8 chương trình công tác lớn của Thành ủy. Chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc chắn rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu... để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước”. Trách nhiệm và sứ mệnh của thế hệ hôm nay trước lịch sử hào hùng của cha ông, trước tương lai tươi sáng của Thăng Long-Hà Nội là phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Xem thêm
Phiên bản di động