Những chiếc áo mới ở ven đô

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, dạo qua các huyện ngoại thành Hà Nội, có thể thấy có nhiều sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Chỉ qua một năm mà nhiều vùng quê nghèo giờ đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát triển…
nhung chiec ao moi o ven do Đổi thay ở huyện ven đô
nhung chiec ao moi o ven do Làng hoa Tây Tựu bừng sắc ven đô

Đổi mới ở thôn Hương

Nằm dưới chân núi Ba Vì, trước đây, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất vẫn còn nhiều khó khăn, thế nhưng giờ đây mọi thứ đã khác. Những con đường bê tông thoáng rộng vào tận ngõ, các công trình phúc lợi công cộng đều được xây mới, trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động thương mại dịch vụ đang được phát triển đa dạng từng bước thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án của nhà nước.

Tại Yên Trung, một số ngành nghề như: May mặc, cơ khí, kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi… đã và đang phát triển. Trang trại rau sạch là một minh chứng rõ ràng cho sự biến đổi đó, sự đầu tư của Thành phố đã đem lại những cơ hội mới cho người dân nơi đây.

Ai đã từng đến thôn Hương, xã Yên Trung chắc vẫn còn ấn tượng về những“danh hiệu” mà thôn nắm giữ như thuộc diện khó khăn nhất, xa nhất và nghèo nhất. Thế nhưng giờ đây, thôn Hương đã thay đổi toàn diện, người dân cũng không còn chịu nỗi ám ảnh khi đi trên những con đường đất lồi lõm, trơn trượt. Có được thành quả đó là do Thành phố đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để bê tông hóa đường giao thông, xây hệ thống mương dẫn nước, xây dựng nhà văn hóa, trường mầm non…

nhung chiec ao moi o ven do

Diện mạo mới xã Yên Bình. Ảnh: B.Hoạt

Ông Nguyễn Văn Thanh, người thôn Hương chia sẻ: “Trước đây, đời sống của các hộ gia đình trong thôn cực kỳ khó khăn, thiếu thốn đủ mọi mặt như điện, thông tin về đời sống xã hội bên ngoài, nhất là mùa mưa, việc đi lại vô cùng khó khăn. Gần đây, nhờ sự quan tâm của cấp trên, các con đường trong thôn được nâng cốt và đổ bê tông, được mắc điện lưới quốc gia. Riêng gia đình tôi được hỗ trợ tiền để sửa chữa lại căn nhà đã dột nát. Chính vì vậy, đời sống của chúng tôi chuyển biến mạnh mẽ, không còn hiện tượng thiếu lương thực vào những ngày giáp hạt, nhà nào cũng có xe máy để đi, có ti vi để xem…”.

Trên con đường nhựa rộng thênh thang dẫn vào trung tâm xã, hai bên là những dãy nhà cao tầng mọc san sát, minh chứng cho sự phát triển trù phú của xã Yên Trung, chị Nguyễn Thị Vân vừa bán hàng cho khách vừa kể: “Trước đây, con đường này là đường đất, rất nhỏ, hễ có mưa là lầy lội, đi lại rất khó khăn. Từ khi được huyện và Thành phố quan tâm nên đã đầu tư mở rộng, trải nhựa, nhân dân đi lại rất thuận tiện, mọi hoạt động kinh tế cũng từ đó mà phát triển”. Từ ngày có con đường mới, công việc kinh doanh của gia đình chị Vân đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh sang mở cửa hàng kinh doanh, cho thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình khấm khá hơn trước.

Có một điều đặc biệt, ở Yên Trung, các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang giá trị truyền thống luôn được lưu giữ và bảo tồn như Cồng chiêng, hát dân ca Mường, các hoạt động thể dục thể thao như đẩy gậy, ném còn, bắn nỏ vẫn thường xuyên được tổ chức. Đặc biệt, vào những dịp Lễ, Tết các hoạt động văn hóa diễn ra hết sức sôi nổi, những người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau cùng hòa vào niềm vui, tiếng cười và cùng đón chào một năm mới với nhiều thắng lợi mới.

“Hái” tiền tỷ ở vùng đất cằn

Rời Yên Trung, chúng tôi tới với xã Khánh Thượng, một xã thuộc huyện “vùng cao” Ba Vì. Ở đây, chúng tôi gặp ông Trần Anh Hào, người đàn ông khiến đất cằn “đẻ” bạc tỷ. Từ nhiều năm nay, bằng sự cần cù, mạnh dạn chuyển đổi con giống, cây trồng, ông Hào đã biến hơn 30 ha đất đồi cằn cỗi, tưởng chừng chỉ trồng được ngô, sắn thành những vạt cam sành, vườn bưởi trĩu quả. Riêng năm vừa rồi, diện tích bưởi của ông Hào đã cho thu hoạch trên dưới 10 vạn quả, trừ chi phí, ông thu được trên 1 tỷ đồng.

nhung chiec ao moi o ven do

Chị Hoàng Thị Nhu chăm chút cây để chuẩn bị giao cho khách.

Trước khi tìm đến gặp ông Hào, tôi có điện trước cho lãnh đạo xã Khánh Thượng, ông Nguyễn Hữu Thịnh. Nhắc chuyện ông Hào, Chủ tịch xã hồ hởi: Với địa thế nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, dân tộc thiểu số chiếm trên 51% thì ông Hào là một trong những gương nông dân vươn lên làm kinh tế điển hình của địa phương. Hiện mô hình trồng rừng kết hợp với các loại cây ăn trái, chăn nuôi lợn của ông Hào đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù, được sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân khi đến thôn Phú Thứ nhưng phải sau gần một giờ băng qua những con đường đất ngoằn ngoèo, lòng vòng men sườn đồi tôi mới tìm được trang trại của ông Hào. Nghe cái mỹ từ “tỷ phú” hẳn phải đi kèm với quần là, áo lượt. Nhưng không, tôi gặp ông Hào khi đang xắn quần xà lỏn, áo cộc tay chăm sóc những cây bưởi trĩu quả. Dạo bước một vòng quanh khu vườn đồi, tôi thực sự bị chinh phục với hàng trăm gốc cây ăn trái cùng với các hồ ao, chuồng trại được xây dựng quy mô và khép kín. Khung cảnh ở đây như một vườn cây sinh thái, khiến cho cái nóng gay gắt của mùa hè gần như tan biến.

Qua tiếp xúc mới thấy ở ông Hào dù đã nắm trong tay cơ ngơi bạc tỷ nhưng ông vẫn giữ được nét chân chất, mộc mạc như vốn có của những người dân quê. Ông cười xoà: “Dù có là gì thì tôi vẫn là nông dân, lao động nó quen rồi, không hoạt động thì thấy người nó yếu đi thế nào ấy...”. Qua tìm hiểu, được biết, vào khoảng những năm 90, một đơn vị nông trường lớn đóng trên địa bàn xã Khánh Thượng giải thể. Nhận thấy lợi thế đất rừng rất phù hợp để phát triển các mô hình trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, ông Hào mạnh dạn xin nhận giao khoán diện tích đất đồi để ấp ủ hi vọng gây dựng, mở mang kinh tế. “Thời điểm đó là khoảng năm 1991, lúc ấy tôi hơn 23 tuổi, mới xuất ngũ. Trẻ, lại có chất lính, không ngại khó ngại khổ nên tôi bàn với gia đình nhận diện tích đồi mang tên Bù Lu này” – ông Trần Anh Hào nhớ lại.

Vậy là một năm cũ sắp khép lại, bao vất vả nhọc nhằn rồi cũng được đáp đền. Những vùng quê còn khó khăn giờ đã khang trang và trù phú hơn trước. Ánh sáng của đô thị, của văn minh đã về tới từng xóm làng. Qua mỗi năm, bộ mặt của những vùng đất ven đô lại càng trở nên đẹp hơn, đời sống của người dân lại càng sung túc hơn. Chúng ta cùng hy vọng vào một năm mới tốt lành và sẽ nhiều đổi thay hơn nữa!

Người trong vùng chứng kiến mảnh đất đầy sỏi đá cằn cỗi, ai nấy đều tỏ ra ái ngại. Nhưng khi ấy, ông Hào lại “máu” đến độ nhận diện tích lên đến gần 80 ha. Mãi sau này, khi có những hộ cũng “liều” như mình, muốn khai phá và cải tạo khu đồi này, ông tình nguyện “cắt” cho họ một nửa. Theo lời “tỷ phú chân đất”, thời gian đầu khi mới nhận đồi, ông thấy cái gì cũng thiếu. Chẳng hạn như để cây cối phát triển, phục vụ sản xuất, chăn nuôi thì lưới điện hết sức cần thiết. Ấy nhưng, từ năm 1991 đến tận năm 2013 vùng núi này mới được thắp sáng.

Trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ này, ông bảo vẫn chưa phải là khó khăn lớn nhất. Khó khăn ngoại cảnh đó “chẳng thấm gì” so với khó khăn là phải vượt qua chính bản thân mới gian nan hơn cả. “Lúc ấy tiền không có để thuê nhân công, mình dùng sức bản thân. Ban đầu mới vào đây thì trồng sắn, trồng đót để lấy ngắn nuôi dài. Sau một thời gian thì chuyển qua nuôi bò, nuôi gà, trồng cây lâm nghiệp… từ những quãng dài hơi ấy, tích lũy đủ vốn thì mới chuyển sang cây ăn quả” – ông Hào chia sẻ.

“Đất này có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn thế. Phải trồng một loại cây khác” suy nghĩ cứ thế nhen nhóm trong đầu ông. Để cải tạo đất thành những khu màu mỡ, thuận lợi cho canh tác ông Hào kết hợp mô hình chăn nuôi lợn, nuôi gia cầm để lấy chất thải. Cứ cặm cụi, chăm chỉ làm như vậy, suốt gần chục năm ròng ông Hào đã trồng được 5ha bưởi các loại cùng 12ha cam. Các loại cam có chất lượng, năng suất cao như cam lòng vàng, cam V2 của Cao Phong, cam Canh... ông đều gắng sưu tập về gây giống cho bằng được.

Sau hơn hai chục năm “cày ải” trên vùng đất đồi hoang hóa, nơi mà những giọt mồ hôi “dãi nắng dầm sương” đã thấm đẫm, cùng một cái đầu luôn biết tính toán năng động, đến nay, vùng đồi hoang ngày nào giờ đã trở thành trang trại cho thu nhập bạc tỷ. Hiện tổng diện tích trang trại của ông Hào rộng khoảng trên 30ha.“Hiện nay ở nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả có quy mô lớn như Bắc Giang, Hòa Bình… sức ép thị trường lên các loại cây phổ biến như cam, bưởi đang rất lớn.

Việc phát triển cây có múi thì cần đầu ra ổn định. Anh thu hoạch tốt, đầu ra được thương lái tìm đến bao tiêu toàn bộ nhưng kỳ thực nó không bền vững. Nếu xảy ra rủi ro, anh nông dân vẫn là người chịu thiệt. Để không bị động, tôi chủ động đi tìm các đầu mối tiêu thụ. Khi bưởi, cam được thu hoạch, tôi thuê xe chở sản phẩm của mình đến tận nơi tiêu thụ như Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội. Nhờ vậy, giá thành sản phẩm không bị thương lái chi phối, sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá cả vừa phải” – ông Hào chia sẻ.

Hiện, ông Hào đang ấp ủ ý định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Ông bảo, ông đang thử nhiệm một diện tích chuyên canh về cam và bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây sẽ là nền tảng để người tiêu dùng định vị được thương hiệu mang tên ông, để sản phẩm đi vào ngạch siêu thị với chất lượng cao, thị trường ổn định.Tay nâng những trái bưởi trĩu nặng trên cây, ông Hào cười và bảo với tôi “bí quyết” làm giàu mà ông tâm đắc nhất. Đó chẳng quá xa xôi ngoài cái chung là phải có ý chí làm giàu, dám nghĩ, dám làm, chịu khó, chịu khổ, kiên trì, sáng tạo trong lao động sản xuất, còn phải nắm vững kỹ thuật. Ông bộc bạch: “Làm gì cũng cần có tâm huyết.

Ngày mới đến lập nghiệp ở đây, tôi cũng chỉ mong sao cuộc sống đỡ vất vả chứ đâu nghĩ sẽ có được cơ ngơi, sự nghiệp như ngày hôm nay. Thậm chí, khi tôi bắt tay vào khai phá vùng đất hoang hóa này, ai cũng bảo tôi bị… gàn. Nhưng rồi, khi mình bỏ tâm huyết, chịu khó, dần mọi thứ cũng được đền đáp tương xứng”. Cứ như vậy, mô hình kinh tế rừng kết hợp trồng các loại cây ăn trái, chăn nuôi lợn của gia đình ông mỗi năm mang lại thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình kinh tế của ông Hào còn tạo việc làm thường xuyên cho từ 3 - 5 lao động địa phương và 15 - 20 lao động thời vụ với mức lương 3 triệu đồng/người tháng, mở ra hướng làm vườn rừng mới trên đất Mường Khánh Thượng.

Trong những ngày cuối cùng của năm cũ, ông Hào tỏ ra rất lạc quan và tin tưởng vào một năm mới sắp tới, bởi mô hình mà ông xây dựng đang ngày càng phát triển thuận lợi, nhiều sản phẩm đang được chuẩn bị để đưa đến người tiêu dùng vào dịp Tết đến xuân về.

Nhiều đổi thay khác…

Chia tay ông Hào, chúng tôi tiếp tục đến với một xã khác, cách trung tâm thành phố không xa. Đó là xã Song Phương, huyện Hoài Đức. Trước đây, nói về bưởi cảnh, mọi người thường nghĩ đến đất Văn Giang (Hưng Yên). Nhưng gần đây, những người sành chơi đã có thêm sự lựa chọn mới đó là bưởi cảnh ở Song Phương. Có mặt tại nhà vườn của anh Trần Văn Thắng những ngày cuối năm, bày ra trước mắt chúng tôi là hàng trăm gốc bưởi cảnh đã được tạo thế trên đôn, chậu. Cành lá sum suê, trái bưởi mọng vàng, ngát một mùi hương dịu nhẹ của giống bưởi Diễn nổi tiếng.

Được biết, nhà anh Thắng có trên 10.000m2 đất vườn, chuyên trồng cây ăn quả đặc sản chủ yếu là nhãn muộn. Mấy năm gần đây, nhận thấy bưởi cảnh là cây có tiềm năng kinh tế, anh đã tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây bưởi cảnh. Theo đó, để tạo ra được một cây bưởi cảnh, trước hết phải tạo được “phôi” từ những gốc bưởi Diễn cũ. Sau đó phải chăm sóc từ 3 năm trở lên mới đưa lên chậu và tạo dáng. Năm nay, gia đình anh Thắng đã chuẩn bị hàng trăm cây bưởi cảnh, để khách xa gần có thể thoải mái chọn lựa cho dịp tết Nguyên đán 2019.

Chia sẻ về những thay đổi của Song Phương trong năm vừa qua, lãnh đạo xã cho biết, Hoài Đức nói chung và Song Phương nói riêng đã có thứ cây ăn quả nổi tiếng là nhãn muộn, quýt ngọt. Nhưng bưởi cảnh của Song Phương hiện nay cũng không hề thua kém bất cứ bưởi ở địa phương nào. Thậm chí, thương lái ở xã còn mang bưởi cảnh ở đây về bán cho các đầu mối ở Văn Giang, Hưng Yên. Để tạo thương hiệu cho cây đặc sản của địa phương, mới đây xã đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền, cho quy hoạch vùng cây ăn quả kỹ thuật cao với diện tích khoảng 70ha ở khu vực bãi Thượng Dâng. Đồng thời cũng rất mong sự chung tay của các cơ quan có thẩm quyền xây dựng thương hiệu cho các loại trái cây, trong đó có bưởi cảnh Song Phương.

Cũng trên hành trình ghi nhận những đổi thay của vùng đất ven đô, chúng tôi gặp chị Hoàng Thị Nhu, xã An Khánh, Hoài Đức. Dù đang tất bật chăm vườn hoa để chuẩn bị đưa ra thị trường vào dịp Tết, chị Hoa vẫn hồ hởi kể, thời điểm này ngoài gia đình chị, chị còn phải thuê thêm người phụ vì khách mua hoa để trưng Tết rất nhiều. Với những người làm nghề kinh doanh cây cảnh thì những dịp Tết đến xuân sang là thời điểm quan trọng nhất, cũng là thời điểm bận rộn nhất.

“Từ tháng 10, vợ chồng tôi đã đặt nhiều loại hoa như dạ yến thảo, các loại hồng, cúc và nhiều loại cây cảnh khác để khách hàng có nhiều lựa chọn. Buôn bán cả năm nhưng Tết là dịp vợ chồng tôi trông đợi nhiều nhất, vì số lượng cây bán ra nhiều hơn, lợi nhuận cũng tăng lên. May mắn, năm nay thời tiết thuận lợi nên việc chăm sóc cũng không quá vất vả. Mong sao sang năm cũng sẽ mưa thuận gió hòa để những người làm hoa như chúng tôi đỡ vất vả”, chị Nhu nói.

Chứng kiến những vất vả của người làm hoa như chị Nhu, chúng tôi chợt nhớ tới chuyện vào những tối 30 mấy năm trước, nhiều người trồng hoa đã phải ngậm ngùi bỏ cả cây và chậu vì không bán được, giá hoa rẻ mạt như bèo, chẳng bõ công trồng và chăm sóc. Vài người trồng hoa vớt vát chút vốn bằng cách đổ hoa lấy chậu mang về. Có lúc đã 10-11h đêm, gần đến giờ giao thừa, đường sá thưa thớt mà vài người bán hoa vẫn đứng ngóng người mua bên đường.

Vậy mà không ít người vẫn mang tâm lý chờ đến đêm giao thừa đi mua hoa cho rẻ!? Có thể là rẻ thật nhưng khi đó hoa có còn đẹp? Và mua hoa về nhà cho vui cửa vui nhà mình mà người trồng hoa lại chẳng có Tết thì liệu người mua có còn vui? Giá mà nhiều người mua hoa sớm thì đỡ cho người trồng hoa biết mấy. Khi đó hẳn người mua hoa cũng vui mà người bán cũng vui lắm vì năm đó trồng hoa có lời, có tiền tiêu Tết và chi tiêu cho con cái trong cả năm mới. Như vậy là người trồng hoa cũng có Tết sớm rồi còn gì!

Vậy là một năm cũ sắp khép lại, bao vất vả nhọc nhằn rồi cũng được đáp đền. Những vùng quê còn khó khăn giờ đã khang trang và trù phú hơn trước. Ánh sáng của đô thị, của văn minh đã về tới từng xóm làng. Qua mỗi năm, bộ mặt của những vùng đất ven đô lại càng trở nên đẹp hơn, đời sống của người dân lại càng sung túc hơn. Chúng ta cùng hy vọng vào một năm mới tốt lành và sẽ nhiều đổi thay hơn nữa!

Ghi chép Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động