Những bước tiến thay đổi diện mạo ngành Y

(LĐTĐ) Trong năm 2019, diện mạo ngành Y tế đã có nhiều đổi thay rõ rệt, đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Nếu như các bệnh viện tuyến dưới “thay da đổi thịt”, thu hút ngày càng đông bệnh nhân, thì tuyến trên tiếp tục chinh phục thêm nhiều kỹ thuật cao, mà điển hình là những ca ghép tạng “siêu khó”... Đặc biệt, trong năm qua, Y tế Việt Nam đã trở thành điểm đến của gần 90.000 người nước ngoài đến khám và chữa bệnh.
nhung buoc tien thay doi dien mao nganh y Công đoàn Y tế Việt Nam: Hoạt động công đoàn hướng về cơ sở
nhung buoc tien thay doi dien mao nganh y Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Giao ban công đoàn cơ sở quý IV
nhung buoc tien thay doi dien mao nganh y Mỗi hoạt động đều vì lợi ích đoàn viên

Xây dựng y tế cơ sở là nền tảng

Để nâng cao chất lượng của y tế cơ sở, thu hút người dân về thăm khám, theo dõi sức khỏe ban đầu, Bộ Y tế đã và đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của trạm y tế xã. Trong đó, Bộ Y tế đã khảo sát, lựa chọn 26 xã, phường, thị trấn thuộc 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng để triển khai mô hình điểm theo nguyên lý y học gia đình.

Từ thực tiễn triển khai cho thấy, mô hình trạm y tế điểm là mô hình phù hợp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân tại cơ sở. Mô hình này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp nhiều người dân được hưởng lợi.

nhung buoc tien thay doi dien mao nganh y
Bộ Y tế xây dựng y tế cơ sở là nền tảng thu hút người dân tới thăm khám.

Đơn cử như trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Danh Sơ, bà Nguyễn Thị Ánh, trú tại Khu 7, xã Minh Châu (Ba Vì – Hà Nội) là một trong những bệnh nhân thường xuyên của Trạm Y tế xã Minh Châu. “Tôi bị huyết áp cao nên tháng nào cũng lên Trạm Y tế xã lấy thuốc, kiểm tra định kỳ.

Vợ tôi bị tê tay chân do vôi hóa cột sống, nên hay ra Trạm y tế xã châm cứu, sức khỏe thấy tốt lên từng ngày. Tới đây khi Trạm Y tế xã bổ sung thêm nhiều máy móc thì chẳng khác nào một “bệnh viện mini”, người dân chúng tôi không phải đi đâu xa, bớt khó khăn, tốn kém” - ông Sơ vui vẻ nói.

Tương tự, từ khi Trạm Y tế xã Tân Hội (Đan Phượng – Hà Nội) trở thành Trạm Y tế điểm tuyến cơ sở, nhiều người dân yên tâm đến khám khi gặp vấn đề sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Loan - xã Tân Hội chia sẻ: “Trừ bệnh nặng, cấp cứu… tôi mới lên tuyến trên. Còn lại các bệnh mạn tính, vấn đề sức khỏe thông thường, gia đình tôi đều khám ở đây. Thậm chí con dâu tôi mang bầu cũng khám, theo dõi và sinh đẻ tại Trạm Y tế xã”.

Như vậy, đối với các trạm y tế, bước đầu đáp ứng được nhu cầu theo dõi sức khỏe hằng tháng của bệnh nhân ngay tại cơ sở. Cùng với đó, trình độ của nhân viên y tế của trạm y tế được nâng cao, đời sống nâng lên. Thu nhập năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2018. Đặc biệt, việc xây dựng y tế cơ sở là nền tảng, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

Trên cơ sở kết quả tại 26 trạm thí điểm, Bộ Y tế đã chính thức đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai và nhân rộng ra các trạm y tế xã, phường trên địa bàn. Hiện cả nước có hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn, bản... Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất và có thể kịp thời phát hiện các dịch bệnh; triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; quản lý sức khỏe cho mỗi người dân... Y tế cơ sở Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới vì có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp đến tận xã/phường, thậm chí tới cả y tế thôn bản.

Mục đích lớn nhất của ngành Y tế là tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thực hiện mục tiêu quản lý sức khỏe toàn diện, người dân cần được khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau; được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí. Y tế cơ sở sẽ không chỉ là tuyến đầu trong phòng bệnh, mà còn chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện và lồng ghép. Trên thực tiễn y tế cơ sở của Việt Nam đang dần thực hiện được mục tiêu này.

Bệnh nhân “ngoại” tin cậy bác sĩ Việt

Trước đây, khi nói đến du lịch y tế, nhiều người cho rằng đó là hành trình người Việt ra nước ngoài khám chữa bệnh. Ngày nay, trình độ y khoa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, thậm chí vượt xa các nước trong khu vực... nên đã ghi nhận sự “đảo chiều”. Nhiều người nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để được điều trị bệnh.

nhung buoc tien thay doi dien mao nganh y
Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em đã cứu sống một bệnh nhi người Lào mắc bệnh tim bẩm sinh

Vừa qua, Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống một bệnh nhi người Lào mắc bệnh tim bẩm sinh. Chia sẻ về trường hợp này, TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường - Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em cho biết: Bệnh nhi được phát hiện mắc tim bẩm sinh ngay khi mới chào đời.

Để tìm phương án xử lý tốt nhất, các bác sĩ tại Lào đã trực tiếp trao đổi với bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em qua thư điện tử, viber; và quyết định đưa bệnh nhi sang Việt Nam điều trị khi cháu mới 8 ngày tuổi. Xác định bệnh nhi mắc chứng chuyển gốc động mạch, bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em nhanh chóng tiến hành ca mổ cấp cứu. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật với rất nhiều kỹ thuật khó, nỗ lực của các bác sĩ đã được đền đáp. Tới ngày 21/11/2019, bệnh nhi đã ổn định, tim hoạt động giống như người bình thường và được xuất viện.

Không chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, với việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đẩy mạnh về đào tạo chuyên môn cho cán bộ… Bệnh viện K Trung ương cũng từng bước nâng cao chất lượng điều trị ung thư, sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bệnh viện cũng đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân là người nước ngoài mang các quốc tịch như: Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản...

TS. Phạm Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K vẫn nhớ rất rõ trường hợp bệnh nhân ngoại quốc KemlChi (Nhật Bản), tới điều trị ung thư trực tràng. Ông KemlChi là kỹ sư xây dựng, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam hơn 8 năm. Tháng 1/2019, sau khi phát hiện mình mắc ung thư, ông quyết định điều trị tại Bệnh viện K, trong khi nếu quay về Nhật, ông KemlChi sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình chữa bệnh. Lý do đơn giản là gia đình ông tin tưởng vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, kỹ thuật tiên tiến mà các bác sĩ Bệnh viện K áp dụng trong điều trị ung thư.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, các thầy thuốc của Việt Nam hiện nay đã làm chủ được rất nhiều kỹ thuật điều trị cao không thua các nước ngoài. Điển hình là các kỹ thuật làm răng, thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị đột quỵ, ghép gan, ghép thận, ghép tim, chữa khớp, mổ nội soi,... Sự phát triển về kỹ thuật y tế này đã thu hút rất nhiều Việt kiều về nước điều trị.

Hiện nay, một trong những thế mạnh của y tế Việt Nam là chi phí thấp hơn các nước trong khi chất lượng kỹ thuật lại cao. Năm 2018, các bệnh viện trong nước tiếp nhận 300.000 người là Việt kiều, người bệnh ở các quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến khám bệnh, 57.000 người trong đó đã điều trị nội trú.

“Kết quả khảo sát nhanh do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thực hiện tháng 8/2019 tại 329 bệnh viện, tổng số 6 tháng đầu năm có 88.983 lượt người nước ngoài khám bệnh và 10.170 người nước ngoài điều trị nội trú tại các bệnh viện các tuyến” – PGS Lương Ngọc Khuê thông tin.

Mặt khác, trình độ thầy thuốc Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, có những thầy thuốc Việt Nam như GS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, PGS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương… là thầy dạy của bác sĩ ở nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu, đánh thức được tiềm năng du lịch y tế của Việt Nam không thể trong một sớm, một chiều, mà cần sự thay đổi, chuyển mình của các Bệnh viện, cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách và những giải pháp hiệu quả.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động