Nhọc nhằn mưu sinh nghề cào ốc, hến ven sông

(LĐTĐ) Cuộc sống bám sông nước tưởng như chỉ xuất hiện tại những vùng ven biển, ven sông, thế nhưng ngay tại Thủ đô, hàng trăm hộ dân vẫn lấy công việc cào ốc, hến ven các con sông để mưu sinh. Cái nghề đã gắn bó với họ từ vài chục năm, nhiều hộ xây nhà, nuôi con ăn học nhờ chính những mẻ quăng, cào nhưng thậm chí nhiều người cũng gặp hiểm nguy từ chính công việc đó. Dù biết là vất vả, nguy hiểm luôn rình rập nhưng mỗi ngày người dân nơi đây vẫn phải bám riết với nghề vì miếng cơm manh áo.
nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song Thương cảnh mưu sinh đời khó nhọc
nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song Người lao động vật vã mưu sinh dưới trời nắng nóng

Nghề “cào” lên cuộc sống

Trong khi nhiều dòng sông khác ở Hà Nội đã nhuốm màu ô nhiễm thì nước sông Bùi vẫn trong xanh, lắm cua, nhiều hến để các hộ dân sống ven sông được hưởng lợi. Với hành trang là chiếc cào sắt đơn sơ cứ thế họ đi dọc triền sông Bùi kiếm cá, tôm, trai, hến,... vừa cải thiện bữa ăn hằng ngày, vừa buôn bán, trang trải cuộc sống.

Một người có thâm niên 25 năm trong nghề cào hến chia sẻ nghề cào ốc, hến cũng như nhiều nghề khác, cũng có ngọt bùi, có đắng cay. Ngày nào cũng vậy, công việc của người cào hến ven sông Bùi bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 3 - 4 giờ chiều thậm chí có thể muộn hơn. Theo chân những người cào ốc, hến trong một ngày mới có thể thấu hiểu được sự vất vả, những hiểm nguy của cái nghề mà người trong nghề vốn hay gọi là “bạc mệnh” này.

nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song
Những phụ nữ theo nghề cào hến phải dầm mình xuống nước cả ngày, bất kể mùa đông hay mùa hè

Theo những người dân nơi đây, ốc, hến có quanh năm, nhưng rộ mùa chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Tháng 3, sông cạn nước hơn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều và đó là dịp để người làm nghề nhộn nhịp một mùa hến mới. Tuy sông Bùi không quá nhiều hến như các dòng sông khác nhưng với một ngày vất vả ngâm mình dưới lòng sông, người dân nơi đây vẫn thu hoạch được vài chục cân ốc, hến, chai,... có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.

Nghề cào hến đòi hỏi người làm nghề phải có sức dẻo dai, chịu được cái lạnh khi phải ngâm mình hàng giờ dưới nước, chịu được sức nắng của những buổi trưa hè. Hến nằm sâu dưới đáy sông nên công việc cào hến khá vất vả, để có thể vào nghề, yêu cầu đầu tiên với người làm nghề là phải thạo bơi lội và chịu lạnh giỏi. Dụng cụ làm nghề của họ rất đơn giản, chỉ một chiếc cào bằng sắt (có cán cầm dài khoảng 50 cm) được nối với một sợi dây trạc dài khoảng hơn 10 mét, đầu dây còn lại buộc vào người kèm theo một chậu nhựa (hoặc nhôm) để đựng hến.

Để bắt được những con hến nằm sâu dưới lòng đất, người thợ cào phải ngâm mình dưới nước, đôi tay nắm chắc cán cào, dùng lực ghì mạnh xuống đáy sông, cùng nhịp đôi chân lùi về phía sau. Rồi sau đó gồng mình đứng dậy từ từ kéo chiếc cào từ đáy sâu cùng nhiều bùn, cát và rác thải lên lập lờ mặt nước, không nghỉ tay họ nhanh nhẹn, thuần thục sóc lên sóc xuống, đãi, lọc lấy những con ốc, hến. Với những thao tác như vậy, không ai bảo ai họ miệt mài với những mẻ quăng, cào.

Trầm mình trong dòng nước, chị Nguyễn Thị Thuận (xã Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội) có 20 năm trong nghề cho biết: “Chúng tôi không làm miết ở một dòng sông mà thường đi nhiều nơi khác nhau, thậm chí sang cả những huyện, tỉnh khác. Cái nghề này vất vả, cơ cực lắm, nhưng vẫn phải làm, không làm thì không có tiền lo chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tất cả vì miếng cơm manh áo”.

Những nỗi lo khi nguồn hến cạn dần

Sau mỗi buổi cào, khi mang hến về, mỗi gia đình tụ tập sàng sẩy cho sạch đất, sỏi, rong rêu rồi lọc phân loại ốc, hến, chai thành những loại riêng. Công việc này tưởng đơn giản, nhưng tốn nhiều thời gian và công sức do lượng bùn bám trên vỏ hến chắc, phải vừa sàng, vừa rửa mới đủ sạch. Nghề cào hến đem đến thu nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn sông Bùi, có những hộ giàu lên nhờ cào hến nhưng làm nghề này đồng nghĩa là đánh cược với thủy thần. Cả ngày dầm mình dưới nước, những buổi nắng hè, hay đông lạnh, công việc cào hến luôn chứa nỗi ám ảnh với người làm nghề.

Theo chị Trần Thị Nguyệt (Chương Mỹ, Hà Nội), chịu khó cào mỗi ngày cũng được khoảng đôi trăm tiền ốc, hến, cua, chai,... Mỗi mùa có những nỗi vất vả riêng, mùa đông tuy lạnh nhưng là thời điểm nghề cào hến dễ kiếm ăn nhất, bởi khi ấy nước sông cạn nên dễ làm. Điều sợ nhất với người theo nghề này là lội nước giẫm phải vỏ hến, vỏ ốc chết nó găm vào chân, tay tứa máu ra. Hôm sau xuống nước chỗ vết thương ấy xót không chịu được. Nhiều người về nhà chỗ vết thương ấy mưng mủ, tấy đỏ phải nghỉ ở nhà cả một thời gian dài.

Anh Nguyễn Văn Lộc (40 tuổi) đã có thâm niên cào hến từ lúc đôi mươi chia sẻ: “Lội nước lâu, bị chuột rút là điều đáng sợ nhất đối với người làm nghề cào hến. Rồi những bệnh ngoài da khi phải ngâm cả thân mình dưới sông vài tiếng đồng hồ, trong làng đã có nhiều người, phải bỏ nghề vì các bệnh về xương khớp. Những người phụ nữ làm công việc này quá vất vả nhưng vì không có thu nhập nên họ vẫn kéo nhau đi làm, chúng tôi khỏe mạnh còn đỡ, chứ nhìn những chị phụ nữ lội dưới sông thấy cùng cực lắm”.

Theo người dân trong vùng, cào hến ngày nay vốn không dễ dàng như trước, phải đi xa mới có hến mang về bởi dòng sông đang dần ô nhiễm cùng với đó nhiều người cào, nguồn hến bị cạn kiệt. Nhiều năm về trước, số lượng người theo nghề cào hến nhiều, ven dòng sông người cào luôn đông vui như trẩy hội nhưng mấy năm nay lượng ốc, hến giảm, đa phần con trai chuyển sang nghề thợ xây hoặc đi làm công nhân, chỉ còn lại số ít những người phụ nữ vẫn miệt mài với những mẻ quăng, cào. Điều đáng nói, những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề cào hến chỉ một số ít biết bơi, bởi vậy rủi ro sông nước luôn rình rập quanh họ.

Ông Nguyễn Văn Liên (người từng có nhiều năm lăn lội với nghề) chia sẻ: “Trước kia tôi đã từng có mấy chục năm bám sông mưu sinh, giờ có tuổi, các con không cho tôi làm nữa. Ngày xưa chúng tôi cào ốc, hến dễ hơn bây giờ, có ngày nhiều được vài chục cân ốc, cua, hến đủ loại. Giờ có khi muốn cào ít hến về nấu ăn cho đỡ nhớ cũng khó hơn nhiều. Nguồn ốc, hến khan hiếm rồi nhiều hộ dân cũng phải bỏ nghề đi tìm cho mình những công việc khác”.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động