Nhà ở vẫn là nhu cầu thiết yếu tại Việt Nam

Cơn sốt nhà, sốt đất tại Việt Nam có thể sẽ hạ nhiệt trong một vài thời điểm nhưng đó chỉ là những quãng nghỉ chứ chưa dừng lại được. Lý do là diện tích nhà ở bình quân trên đầu người tại nước ta vẫn thuộc diện thấp, chỉ đạt 22,8m2/người so với mức chuẩn 25m2/người của thế giới.
nha o van la nhu cau thiet yeu tai viet nam Hà Nội: Giá bồi thường thu hồi nhà cao nhất 7,5 triệu đồng/m2
nha o van la nhu cau thiet yeu tai viet nam ​Thêm 5 loại đất có vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ
nha o van la nhu cau thiet yeu tai viet nam Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cần quyết liệt hơn
nha o van la nhu cau thiet yeu tai viet nam
Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người tại nước ta vẫn thuộc diện thấp

Bức thiết chỉ sau… ăn uống

Khi mở cửa, hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến một tốc độ đô thị hóa nhanh chưa từng có. Các đô thị mọc lên như nấm, dòng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị diễn ra mạnh mẽ, kéo theo đó là nhu cầu “an cư lạc nghiệp” tăng lên nhanh chóng.

Đó là cơ hội để hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản ra đời, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đổ vào bất động sản ồ ạt, thường xuyên nằm trong top 3 ngành nghề thu hút vốn nước ngoài nhiều nhất.

Trong một báo cáo chuyên sâu đánh giá về tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận các đô thị Việt Nam đã đảm bảo được nguồn cung nhà ở đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường. Một điều khiến Ngân hàng Thế giới phải ngạc nhiên, đó là một nước có thu nhập thấp hơn nhiều nước khác và đang đô thị hóa với tốc độ nhanh, nhưng Việt Nam có ít các khu nhà ổ chuột.

“Đây là một kết quả đặc biệt đáng kinh ngạc khi so sánh với các thành phố ở những nước có thu nhập cao hơn Việt Nam, như Ấn Độ, Philippines, Indonesia hay Brazil và nhiều nước khác”, Ngân hàng Thế giới đánh giá.

Điều “đặc biệt đáng kinh ngạc” mà Ngân hàng Thế giới đề cập có phần không nhỏ của các doanh nghiệp bất động sản và thị trường bất động sản.

Lý giải sự phát triển vượt trội của thị trường bất động sản những năm qua, ông Phạm Văn Đại, chuyên gia của Công ty Savills Vietnam cho rằng: Con người có nhiều nhu cầu, trong đó cơ bản nhất là ăn mặc và chỗ ở, rồi mới đến giáo dục, y tế... Tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế đều phục vụ các nhu cầu khác nhau đó của con người và ngành bất động sản phục vụ một trong những nhu cầu cơ bản nhất là nhà ở.

“Con người ai cũng có nhu cầu về nhà ở. Không hiểu sao vẫn có những nhận định thấp vai trò của thị trường bất động sản. Tôi nghĩ nhu cầu nhà ở chỉ đứng sau nhu cầu ăn uống và mặc thôi, đứng trên nhu cầu giáo dục, y tế”, ông Đại nói.

Theo chuyên gia này, việc bất động sản phát triển mạnh ở Việt Nam không có gì khó hiểu. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của Việt Nam so sánh với các quốc gia trên thế giới vẫn ở mức rất thấp.

Cụ thể, năm 2016 mỗi người dân Việt Nam chỉ sở hữu diện tích nhà ở bình quân là 22,8m2/người và năm 2017 đang phấn đấu nâng lên 23,4m2/người. Dù vậy, con số này vẫn còn thấp so với mức chuẩn của thế giới là 25m2/người và Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều. Trong khi đó, với số dân hàng tỷ người, từ vài năm trước mỗi người dân Trung Quốc đã sở hữu trung bình 30m2 nhà ở.

Cũng phải lưu ý rằng, để có được con số diện tích nhà ở bình quân đầu người là 22,8m2 thì Việt Nam từ chính sách nhà nước cho tới các DN bất động sản đã phải có rất nhiều nỗ lực.

Năm 2009, diện tích bình quân nhà ở mới 18,6m2/người. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội và điều kiện tạo lập nhà ở. Phải chờ đến khi Nhà nước định hướng chính sách, tạo cơ hội để doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở cho người thu nhập thấp thì tình hình mới được cải thiện phần nào. Giấc mơ có chỗ “an cư” của nhiều người Việt tưởng ngoài tầm tay thì đã phần nào thành hiện thực. Song so với kỳ vọng của người dân thì chưa đạt được.

Thị trường bất động sản vẫn chưa có đủ nguồn nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, nhà ở cho thuê giá rẻ để giải quyết nhu cầu cấp bách của người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.

Nhu cầu lớn hút nguồn vốn lớn

Với nhu cầu quá lớn, các nguồn lực trong nền kinh tế như ngân hàng, tài chính…đều hướng nhiều bất động sản. Nhưng theo chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu là với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam khu vực bất động sản phát triển là điều hiển nhiên.

Trước những ý kiến cho rằng bất động sản “quá nóng” sẽ dẫn đến hệ lụy nợ xấu, tồn kho, nguy cơ rửa tiền…, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ngành nghề nào cũng có mặt tốt, mặt xấu, quan trọng là phải khắc phục những mặt trái đó chứ không phải vì thế mà phủ nhận những mặt tốt.

“Mặt tốt của bất động sản dĩ nhiên là đóng góp xây dựng nền kinh tế vì bất động sản liên quan nhiều ngành như xây dựng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Bất động sản cũng cung cấp nhà ở, trung tâm thương mại cho các thành phố lớn”, TS Hiếu chia sẻ.

Nhưng có phải vì thế mà bất động sản đã được “nuông chiều” hơn các ngành khác hay không? Tại nhiều hội thảo, đã có ý kiến cho rằng Việt Nam tập trung quá nhiều cho bất động sản, chưa chú trọng phát triển các ngành công nghiệp khác thực sự.

Theo các chuyên gia, trong một nền kinh tế, mỗi ngành đều có vai trò riêng của mình trong nền kinh tế. Trong bối cảnh của một nền kinh tế mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thị trường sản xuất và tiêu dùng còn non nớt, yếu kém, nhân lực, tài lực chưa đủ thì việc đòi hỏi phải có ngay các doanh nghiệp mạnh về công nghiệp, công nghệ là chưa thể có ngay. Tất cả các nền kinh tế đều phải trải qua những giai đoạn phát triển kinh điển, từ yếu đến mạnh, từ một số lĩnh vực mạnh dần lên đến ngày càng nhiều lĩnh vực lớn mạnh.

Thực tế thế giới và Việt Nam cho thấy, bất động sản là tiền đề để thúc đẩy các ngành có liên quan như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng, trang thiết bị nội ngoại thất, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn...

Khó có thể xuất hiện những DN thép nội địa lớn nếu thị trường bất động sản “èo uột”. Bằng chứng là khi bất động sản “đóng băng”, hàng loạt ngành nghề khác như xi măng, thép... cũng điêu đứng theo.

Các doanh nghiệp cũng vậy, phải trải qua quá trình tích lũy, phát triển, mở rộng, tái cấu trúc… dần dần mới có thể trở thành doanh nghiệp mạnh, phát triển bền vững, đa dạng ngành nghề. Từ chỗ theo sau các doanh nghiệp nước ngoài, thì đến nay các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường bất động sản. Và từ thành công với bất động sản, các DN hàng đầu Việt Nam cũng đã hướng đến các lĩnh vực khác như bán lẻ, nông nghiệp, giáo dục, y tế... Bản thân những doanh nghiệp mạnh trong các lĩnh vực khác như thép, xây dựng... cũng có cơ cấu tài sản một phần từ đầu tư bất động sản.

Điều đó cho thấy, sự phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam là xuất phát từ nhu cầu thực và phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại.

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất”. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ các quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất và quy định về giá đất…
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Xem thêm
Phiên bản di động