Người mang hơi ấm đến Trại phong Đá Bạc

(LĐTĐ) 23 tuổi, lớn lên ở mảnh đất Sóc Sơn, luôn nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh đặc biệt là những cụ già ở Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) anh Trần Tiến Vũ cùng CLB Hành Trình Nhiệt Huyết đã bỏ qua định kiến của xã hội, hàng tháng đều đến làm thiện nguyện, giúp đỡ, sẻ chia, mang hơi ấm tình người đến với những mảnh đời kém may mắn nơi đây.
nguoi mang hoi am den trai phong da bac Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù
nguoi mang hoi am den trai phong da bac Nhân rộng yêu thương qua "Ngày làm việc tốt"

Nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh

Trở lại thăm Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn) trong một buổi chiều muộn, tôi gặp lại Vũ, cậu thanh niên tình cờ gặp trong đợt tình nguyện hồi còn là sinh viên. Sau 4 năm, Vũ có nhiều đổi khác nhưng đôi mắt vẫn chan chứa sự chân thành trìu mến, nụ cười vẫn ấm áp, tươi vui. Vũ bảo, dịp cuối tuần cậu đều lên Đá Bạc chuyện trò cùng các cụ. Nhìn những cái vẫy tay, câu chào bịn rịn, chắc hẳn với các cụ, Vũ thân thiết chẳng khác gì con cháu trong gia đình.

Trại phong gắn liền với kỉ niệm của Vũ, cậu đã tham gia tình nguyện ở đây từ năm 2013, cùng với các anh chị trong CLB Sinh viên Sóc Sơn. Trại phong Đá Bạc níu chân Vũ từ ngày ấy. Cậu bảo, cảm nhận đầu tiên đến nơi đây là cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, thiếu thốn đủ bề. Nhìn ánh mắt lúc buồn tủi, lúc chờ đợi được quan tâm của những người cao tuổi nơi đây, Vũ quyết định hàng tháng sẽ dành thời gian lên Đá Bạc nấu cơm, để các cụ cảm nhận được hơi ấm của gia đình, bớt cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.

nguoi mang hoi am den trai phong da bac
Vũ cùng CLB đến thăm bạn Nguyễn Đức Bình (Tân Minh, Sóc Sơn), bị căn bệnh không tên, không mở được mắt và liệt nửa người

Theo lời của Vũ, Trại phong Đá Bạc trước năm 2013 có hơn 100 người, nhưng rồi họ chuyển đi gần hết. Chỉ còn 7 cụ ở lại để chăm sóc phần mộ của những người đã mất. Các cụ hầu hết không có người thân, không có nơi nào để về, những mảnh đời neo đơn nương tựa vào nhau mà sống. Nơi núi đồi heo hút, quanh năm sống với vài con chó, mấy con gà, nên các cụ “thèm” gặp người và được thăm nom.

Thế nhưng, vì những định kiến về căn bệnh khiến cho nhiều người không dám đến gần. “Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều người có cái nhìn sai lệch, thiếu thiện cảm về bệnh phong. Họ cho rằng đấy là một căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây và tìm cách xa lánh. Tuổi già vốn cần được gần con cháu, cần không khí gia đình, cần sẻ chia, thế nhưng mắc phải căn bệnh này, dường như hằng ngày các cụ chỉ có thể làm bạn với nhau, nghe tiếng người trò chuyện qua chiếc radio cũ và quẩn quanh trong cái trại rất lớn ấy” - Trần Tiến Vũ bộc bạch.

Có lần có một đội tình nguyện lên trại phong, đề nghị kết hợp với CLB Hành Trình Nhiệt Huyết của Vũ để tổ chức chương trình tình nguyện, thế nhưng, chính các tình nguyện viên của đội kia cũng không hiểu rõ về bệnh phong và đặt cho Vũ câu hỏi: “Có thể mang bát đũa lên ăn cơm riêng không vì bọn em sợ lây”. Câu hỏi ấy khiến cậu rất buồn, bởi đã là một người tình nguyện, lên đây giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương, xóa bỏ định kiến về căn bệnh của các cụ mà chính bản thân các bạn lại không hiểu, điều đó chỉ khiến cho các cụ thêm buồn.

Quanh những câu chuyện tình đời, tình người ở trại phong, Trần Tiến Vũ chia sẻ với tôi rằng, sau những năm tháng gắn bó với trại phong, anh luôn cảm thấy đây giống như gia đình của mình. Các cụ cao niên ở trong trại thực sự rất đáng thương, họ sống cô lập, thiếu thốn tình cảm. Bởi vậy, Vũ vẫn luôn trăn trở, tại sao người ta có thể san sẻ yêu thương với rất nhiều người mà với các cụ lại không?

Các cụ cũng là con người như chúng ta, không lẽ chỉ vì thiếu hiểu biết, chúng ta lại có định kiến rồi xa lánh các cụ hay sao? Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất ở trại phong, mắt Vũ ánh lên những tia hạnh phúc, Vũ rỉ rả: “Hơn 4 năm nay, năm nào mình cũng cùng các thành viên trong CLB nấu bánh chưng, giao lưu văn nghệ, tặng quà cho các cụ.

Vào mỗi mùa đông, không khí trên đây rất lạnh, điều kiện chăn màn thiếu thốn khiến cho chác bạn tình nguyện viên đều phải nằm co cụm với nhau, có những lúc lạnh quá, không thể ngủ nổi, cả đội lại kéo nhau dậy, nhóm lửa sửa ấm, ngồi kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện tầm phào. Cảnh rét mướt năm nào cũng lặp lại như nhau, nhưng đội quân tình nguyện vẫn luôn đông đủ.

Với chúng mình, nụ cười hạnh phúc, ấm áp của các cụ chính là động lực lớn nhất”. Nghi lực đến từ đôi bàn tay Để nói về cơ duyên đưa Vũ đến với công việc tình nguyện này có lẽ chính là đôi bàn tay của cậu. Vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó lại bị tật từ nhỏ, tuổi thơ của Vũ trôi qua trong sự tự ti, khép kín. Mỗi lần nghe thấy ai đó gọi Vũ là “khèo” cậu buồn lắm, chẳng muốn tiếp xúc với ai.

Khi còn nhỏ Vũ rất ít bạn. Vũ đã từng nghĩ với đôi bàn tay không lành lặn, cậu sẽ chẳng thể làm được những công việc bình thường. Thế nhưng cho đến bây giờ, đôi bàn tay ấy lại chính là động lực, là minh chứng cho những thành tích mà cậu đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua. Trước đây, nếu nhắc tới khuyết điểm của mình Vũ rất tự ti, bây giờ nó là niềm tự hào của cậu, là đôi tay kết nối bạn bè, kết nối cộng đồng tình nguyện.

Vũ kể, chính vì sự tự ti bởi đôi tay ấy, sau khi học xong lớp 12, Vũ không học lên đại học, mà xuống Hà Nội đi làm. Ở đây, cậu đã gặp những người bạn, người anh, người chị đã gieo cho cậu niềm đam mê tình nguyện. Nhớ lần đầu tiên tham gia làm tình nguyện, là năm 2014, Vũ mới xuống Hà Nội, theo các anh chị tổ chức chương trình nồi cháo yêu thương, phát cháo cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện E Trung ương.

Lần đó Vũ vẫn còn rụt rè, e ngại nhưng sau vài lần đi làm tình nguyện, nhìn vào đôi bàn tay của mình cậu tự hỏi: Tại sao những người bình thường có thể làm được nhiều việc ý nghĩa như vậy, còn mình chỉ vì đôi tay không lành lặn lại tự khép kín bản thân, không làm được những việc tốt đẹp cho đời hay sao? Sóc Sơn quê mình cũng có nhiều mảnh đời khó khăn, vì sao mình lại không thể lan tỏa tình yêu thương trên quê hương mình? Câu hỏi ấy cứ lớn dần trong Vũ, rồi cậu quyết định phải thay đổi, tự mình tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và lan tỏa thông điệp yêu thương, nghị lực sống cho nhiều người.

Sau nhiều lần nung nấu quyết tâm, Vũ bày tỏ nguyện vọng với đội trưởng và cậu đã tự mình đứng lên tổ chức một chương trình tình nguyện ở trên chính quê hương Sóc Sơn. Chương trình tình nguyện thành công vượt quá mong đợi đã càng thổi bùng lên ước mơ, đam mê của Vũ. Vũ tâm niệm, nếu không phải vì đôi tay này, chắc có lẽ mình đã không đến với tình nguyện.

Nó giúp mình thấu hiểu, cảm thông hơn với những người nghèo, người yếu thế, kém may mắn trong xã hội. Đến nay, niềm tự hào lớn nhất của Vũ là đã gây dựng nên CLB tình nguyện Hành Trình Nhiệt Huyết với đội ngũ chủ chốt là 20 thành viên cùng đội ngũ cộng tác viên khu vực miền Bắc lên đến gần 300 người và tổ chức được khá nhiều các chương trình tình nguyện ở Sóc Sơn cũng như trong khu vực phía Bắc.

Các thành viên trong đội chung sống với nhau như một gia đình, luôn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Không khoe khoang về thành tích cá nhân, Vũ chỉ kể về những chương trình tình nguyện mà cậu cùng CLB đã từng tham gia. Với Vũ, tình chỉ đơn giản là dùng hành động của mình để lan tỏa yêu thương. Và chính tôi, nếu không vô tình xem chương trình “Tình người nơi Trại phong đá bạc” trên VTV6 có lẽ cũng không nhận ra, cậu bạn năm ấy cùng tôi làm tình nguyện đã gắn bó với trạng phong này lâu đến như vậy.

Màn đêm buông xuống, tôi cùng Vũ lần theo đoạn đường mấy trăm mét được bao bọc bởi hàng cây và những dãy nhà cấp 4 tối om om rời khỏi trại phong trở về Hà Nội. Nhìn Vũ đi phía trước vẫn hồ hởi kể về công việc tình nguyện của mình ở đây đột nhiên tôi lại thấy hình như cả con đường đang tỏa sáng theo nhịp bước chân của cậu, như cách cậu và CLB của mình đã nhen nhóm ngọn lửa yêu thương nơi Trại phong Đá Bạc heo hút này.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động