Người lao động phải có lợi nhất

(LĐTĐ) Những văn bản quy định chi tiết Bộ Luật Lao động (sửa đổi) về các nội dung phức tạp như vấn đề tổ chức đại diện của người lao động, thương lượng tập thể, tiền lương tối thiểu, tuổi nghỉ hưu, đảm bảo bình đẳng giới, vấn đề lao động trẻ em... phải nghiên cứu thấu đáo trong quá trình xây dựng, làm sao để vừa phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn giải quyết khúc mắc và phù hợp với các cam kết quốc tế.
nguoi lao dong phai co loi nhat Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động
nguoi lao dong phai co loi nhat Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động
nguoi lao dong phai co loi nhat Phạt tối đa 75.000.000 đồng nếu chậm đóng kinh phí công đoàn
nguoi lao dong phai co loi nhat
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Những văn bản quy định chi tiết Bộ Luật Lao động (sửa đổi) về các nội dung phức tạp như vấn đề tổ chức đại diện của người lao động, thương lượng tập thể, tiền lương tối thiểu, tuổi nghỉ hưu, đảm bảo bình đẳng giới, vấn đề lao động trẻ em... phải nghiên cứu thấu đáo trong quá trình xây dựng, làm sao để vừa phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn giải quyết khúc mắc và phù hợp với các cam kết quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã chỉ đạo như vậy khi chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi) tổ chức sáng 11/3.

Ngày 06/01/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 24/QĐ-TTg ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, bộ luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và ngày 02/01/2020, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-LĐTBXH về Chương trình công tác năm 2020. Theo đó, tổng số văn bản Chính phủ giao Bộ LĐ-TBXH xây dựng quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm: 14 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng và 08 Thông tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng việc Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động là quyết định có ý nghĩa lớn bởi Bộ luật có phạm vi, đối tượng rộng, liên quan tới hàng chục triệu lao động có quan hệ lao động và chưa có quan hệ lao động trong cả khu vực chính thức và phi chính thức trên cả nước. Bộ luật Lao động gồm 17 Chương và 220 Điều với nhiều nội dung mới, thậm chí có những nội dung Việt Nam chưa có tiền lệ. Trong Bộ luật đã hạn chế những nội dung chung chung để giao lại cho Chính phủ và Bộ LĐ-TBXH, tuy nhiên do tính chất phức tạp và nhiều vấn đề cần tiếp tục lấy ý kiến và nội luật hóa để đảm bảo theo công ước Quốc tế do đó cần ban hành 22 văn bản khác nhau gồm 14 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ LĐ-TBXH.

Theo Bộ trưởng, những văn bản được xây dựng có nội dung phức tạp như: vấn đề tổ chức đại diện của người lao động, thương lượng tập thể, tiền lương tối thiểu, tuổi nghỉ hưu, đảm bảo bình đẳng giới, vấn đề lao động trẻ em.... "Tất cả những vấn đề đó các đơn vị phải nghiên cứu thấu đáo làm sao để vừa phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn giải quyết khúc mắc và phù hợp với các cam kết quốc tế" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bộ trưởng yêu cầu trước hết để thực hiện đúng cam kết trước Quốc hội, trước Chính phủ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, các văn bản dưới luật, các thông tư do Bộ chịu trách nhiệm cũng đồng thời được ban hành, khắc phục tình trạng Bộ luật phải chờ nghị định, chờ văn bản dưới luật. Trong quá trình này, thời gian còn rất ngắn, tính tới thời điểm này thời gian chuẩn bị cho các văn bản chỉ còn 3 tháng, khi chậm nhất đến ngày 01/6 các dự thảo Nghị định, Thông tư phải đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân, các Bộ, ngành rộng rãi.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan bám sát những nội dung Bộ luật đã giao cho Chính phủ, và Bộ LĐ-TBXH.Phải kế thừa được những chính sách hiện hành, những gì còn phù hợp thì kế thừa, những gì lạc hậu cần điều chỉnh, đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với thị trường lao động theo kinh tế thị trường, tránh áp đặt, 1 chiều.

"14 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng, 8 Thông tư đều về những vấn đề còn nhiều ý kiến góp ý khác nhau. Đây là những vấn đề có tính chất nhạy cảm phải nghiên cứu kỹ, đặc biệt đánh giá tác động thật sâu sắc, phải lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với những đối tượng chịu tác động nhiều nhất như người lao động, tổ chức đại diện người lao động, cơ quan quản lý người lao động" - Bộ trưởng Đào ngọc Dung yêu cầu. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh những nội dung có nội hàm tương đối gần nhau, đồng bộ thì ghép vào trong một văn bản để tránh xây dựng quá nhiều văn bản, tích hợp chính sách, giảm tải chính sách.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị vẫn phải đảm bảo đúng quy trình, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Quá trình đó cần tăng cường các giải pháp về công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến, báo cáo, ý kiến chuyên gia để có những ý kiến sắc xảo, đóng góp thiết thực hơn cho các văn bản đang xây dựng. Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu tăng cường sự phối hợp với cơ quan thẩm định cũng như các đơn vị trong Bộ.

Cho rằng Cục Quan hệ lao động và tiền lương là đơn vị xây dựng nhiều văn bản nhất, với nội dung phức tạp, do đó Bộ trưởng yêu cầu đơn vị cần tăng cường sự chỉ đạo và chủ động ngay từ đầu trong triển khai công việc. Đối với lĩnh vực An toàn lao động, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại là nội dung được các đại biểu Quốc hội và xã hội quan tâm. Do đó Bộ trưởng đề nghị Thông tư này cần lấy ý kiến rộng rãi, đăng báo chí và lấy ý kiến Bộ Y tế trước khi Bộ trưởng ban hành thông tư này. Tiếp đó là vấn đề giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động từ 1 % xuống còn 0,5% nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp phát triển.

Về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng cho biết trong Bộ luật đã giải quyết 3 vấn đề cơ bản đi trước một bước, nếu sửa tốt những nội dung này trong Nghị định sẽ là nền tảng để tiến hành giải quyết triệt để tình trạng trốn nợ bảo hiểm xã hội, nợ đóng bảo hiểm xã hội. Mở đường cho việc phát triển bảo hiểm tự nguyện để tiến tới thực hiện bảo hiểm đa tầng, bảo hiểm xã hội toàn dân trên cơ sở nguyên tắc đóng hưởng bình đẳng và chia sẻ.

Về vấn đề Thông tư liên quan đến Cục Trẻ em, đây là vấn đề xã hội đang rất quan tâm, do đó Thông tư này cụ thể hóa tinh thần chỉ thị của Thủ tướng đặc biệt về phòng ngừa những vấn đề xâm hại bạo lực trẻ em và lao động trẻ em trong tình hình mới, nhất là chống lao động có tính chất cưỡng bức, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, vi phạm những điều ước Quốc tế.

Cuối cùng, Bộ trưởng yêu cầu tất cả những văn bản được Bộ luật giao phải đảm bảo tiến độ về thời gian, chất lượng đồng thời đảm bảo lợi ích, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý nhà nước để khi Bộ luật Lao động đi vào vận hành sẽ mở đường xây dựng một quan hệ lao động mới, một thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh và hội nhập.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.

Tin khác

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
“Luồng gió mới” nhà ở cho công nhân

“Luồng gió mới” nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam được làm chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân hy vọng sẽ thổi luồng gió mới cho giấc mơ an cư của người lao động (NLĐ).
Xem thêm
Phiên bản di động