Khi công đoàn kiên quyết bảo vệ tăng lương tối thiểu:

Người lao động luôn thấy ấm lòng

Thu nhập của đại bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp còn ở mức thấp, thậm chí có tới 39% người lao động tham gia khảo sát cho biết họ phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ, không đủ sống. Chính vì vậy, trong kỳ họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm nay - đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - tổ chức Công đoàn tiếp tục đề nghị năm 2019, Nhà nước cần tiếp tục tăng lương tối thiểu cho người lao động.
tin nhap 20180802092048 Hà Nội: Đến 30/9 hoàn thành trả sổ BHXH cho người lao động
tin nhap 20180802092048 Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 lên 8%: Hoàn toàn có cơ sở
tin nhap 20180802092048 Tăng cường giám sát để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Tuân thủ chủ trương và pháp lý

Bày tỏ quan điểm về mức đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động năm 2019 của Tổng LĐLĐ Việt Nam ở mức 8% (tăng từ 220.000-330.000 đồng tùy từng vùng), ông Ngọ Duy Hiểu - Trưởng Ban Quan hệ Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi đề xuất mức tăng đó là hoàn toàn có căn cứ về mặt pháp lý”.

Theo ông Hiểu, căn cứ quan trọng đầu tiên là Điều 91 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức lương tối thiểu vùng được xác định căn cứ vào: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường. Căn cứ quan trọng thứ hai là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp vừa được thông qua, đã xác định: “Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Như vậy, chỉ còn 2 năm để chúng ta đạt được mục tiêu này.

tin nhap 20180802092048
Đại diện cho người lao động - tổ chức Công đoàn tiếp tục bảo vệ quan điểm cần tăng lương tối thiểu trong năm 2019.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng căn cứ vào tình hình thực tế như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm tăng 3,29%; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm tăng 7,08% (cao nhất từ năm 2011 đến nay); năng suất lao động xã hội năm 2017 tăng 5,9%; dự báo năm 2018 khoảng 5,5%; số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, 6 tháng có gần 64.500 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 649 nghìn tỷ đồng, thu hút trên nửa triệu lao động...

Đặc biệt, Chính phủ đang tiến hành cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, cùng với việc Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ 1/1/2018; năm 2018 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp - Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp... đã tạo thuận lợi về mọi mặt (thời gian, cơ chế, vốn, chi phí...) để doanh nghiệp phát triển. Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có điều kiện quay lại hỗ trợ, chia sẻ lợi nhuận của mình với người lao động. Từ góc độ thị trường lao động, ông Ngọ Duy Hiểu cũng nhấn mạnh đến thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, kể cả trong lĩnh vực như dệt may, da giầy. Trong đó, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải đảm bảo mức lương cần thiết để thu hút được người lao động.

Trong phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 9/7, đại diện giới chủ sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh các Hợp tác xã) đưa ra quan điểm không tăng lương tối thiểu năm 2019 để doanh nghiệp được nghỉ dưỡng sức, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh.

Trong khi đó, tổ chức đại diện cho người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam giữ quan điểm đề xuất mức tăng lương tối thiểu ở mức 8%. Do mức đề xuất quá chênh nhau nên Hội đồng tiền lương Quốc gia quyết định 2 bên cần có thời gian củng cố thêm thông tin, số liệu để bảo vệ quan điểm trong phiên họp tiếp theo, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 7/2018.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

“Không chỉ căn cứ về mặt pháp lý, chúng tôi theo đuổi mức tăng lương tối thiểu cho người lao động năm 2019 ở mức tăng 8% còn là đạo lý”, Trưởng Ban Quan hệ Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Theo ông Hiểu, kết quả khảo sát mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2018 cho thấy, thu nhập, đời sống của người lao động còn thấp, một bộ phận chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. So sánh mức thu nhập với chi tiêu của người lao động và gia đình, kết quả cho thấy: 17,4% người lao động cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ và 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.

“Hình ảnh những công nhân xanh xao, mệt mỏi, gần như không biết đến cuộc sống bên ngoài xã hội, chỉ biết tăng ca hết ngày này qua ngày khác chúng ta rất dễ bắt gặp ở cổng các doanh nghiệp giờ tan tầm, tan ca. Những hình ảnh đó không thể không gợi trong chúng ta những suy nghĩ về tương lai của người công nhân, khi điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn”, ông Hiểu chia sẻ

Vì thế, ông Hiểu khẳng định, mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2019 ở mức 8% của tổ chức đại diện cho người lao động – phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra có căn cứ pháp lý và đạo lý của vấn đề. “Chúng ta khẳng định kinh tế tăng trưởng tốt qua những con số chứng minh. Vậy, ai làm nên tăng trưởng kinh tế đó – trong đó có sự nỗ lực không ngừng của người lao động. Người lao động đã làm việc vất vả, đóng góp vào sự tăng trưởng đó thì họ phải được thụ hưởng thành quả lao động của mình sau chuỗi ngày đi sớm, về muộn.

Đây cũng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự chia sẻ trở lại của ông chủ với người lao động của mình còn đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn coi người lao động là “tài sản, vốn quý nhất của doanh nghiệp”, vậy doanh nghiệp phải chú trọng “tài sản” đó, dung dưỡng “vốn quý” đó để họ có thể tiếp tục quay lại đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Đó cũng chính là đạo lý”, Trưởng Ban Quan hệ Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định thêm.

Bày tỏ quan điểm đồng tình về vấn đề này, PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: Đây vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm của người sử dụng lao động, đồng thời cũng là lợi ích của doanh nghiệp. Người lao động vốn vẫn được coi là nguồn lực số một trong các nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn khỏe mạnh, muốn có sức cạnh tranh, trước hết cần chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mà một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thiết kế và thực thi các mức lương để người lao động có thể sống được bằng lương.

PGS.TS Vũ Quang Thọ dẫn chứng, hiện tiền lương tối thiểu về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Trong các năm từ 2014 đến 2017, qua 4 lần đề xuất tăng lương tối thiểu vùng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, tiền lương tối thiểu mới đạt gần 93% nhu cầu sống tối thiểu. Như vậy, năm 2019 phải điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng thêm là lẽ đương nhiên. “Chúng ta cứ nói mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm qua... Với thành tựu đó mà người lao động lại không được hưởng, trong khi cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn. Như vậy, liệu có hợp tình, hợp lý không?”, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nêu ý kiến.

Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam (từ tháng 4 đến tháng 6/2018) tại 25 tỉnh, thành phố, ngành trung ương có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình doanh nghiệp và vùng lương, đánh giá thu nhập so với chi tiêu của gia đình mình, 17,4% cho biết “có dư dật, tích lũy”; 43,7% cho biết “vừa đủ trang trải cho cuộc sống”; 26,5% cho biết “phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ” và 12,5% cho biết “không đủ sống, phải làm thêm giờ”.

So với năm 2017, tỷ lệ người lao động cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%; số người lao động gặp khó khăn “không đủ sống, phải làm thêm giờ” chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ người lao động “vừa đủ trang trải cho cuộc sống” giảm 7,6%; tỷ lệ người lao động phải chi tiêu “tằn tiện, kham khổ” tăng lên 5,8%.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được mua hàng giảm giá từ 30-42,8%

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được mua hàng giảm giá từ 30-42,8%

(LĐTĐ) Thực hiện “Chương trình Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa ký Thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Bell Đức. Theo đó, Công ty TNHH Bell Đức sẽ hỗ trợ bán các sản phẩm giảm giá từ 30-42,8% so với giá niêm yết bán lẻ trên thị trường cho đoàn viên Công đoàn quận Long Biên.
Để công nhân có môi trường sống an toàn

Để công nhân có môi trường sống an toàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang phối hợp với chính quyền đồng cấp, lực lượng Công an để triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại những nơi có đông công nhân lao động sinh sống. Từ đó, tạo môi trường sống an toàn, giúp công nhân lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Tăng cường chăm lo cho đoàn viên nữ

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Tăng cường chăm lo cho đoàn viên nữ

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã có nhiều hoạt động hướng trực tiếp tới nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ). Trong đó, các hoạt động như triển khai khám tầm soát ung thư miễn phí cho nữ CNVCLĐ, trao quà cho nữ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến con của đoàn viên… đã mang lại hiệu quả tích cực và được đánh giá cao.
Hỗ trợ 2.000 lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

Hỗ trợ 2.000 lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn với lợi ích của nữ đoàn viên, người lao động

Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn với lợi ích của nữ đoàn viên, người lao động

Nhận thức tầm quan trọng của công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã triển khai 8 nhiệm vụ công tác nữ công trong năm 2024.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động hướng đến đoàn viên

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động hướng đến đoàn viên

(LĐTĐ) Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (kỳ họp thứ 7), đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cho biết, trong Quý II/2024, các hoạt động của Công đoàn ngành sẽ tập trung vào công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Mặc dù điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nhưng nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động...
Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo đời sống cho lao động nữ

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo đời sống cho lao động nữ

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp nữ đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và tin tưởng, gắn bó với tổ chức Công đoàn.
Để người lao động tiếp cận hàng Việt Nam

Để người lao động tiếp cận hàng Việt Nam

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động. Qua đó, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động