Người khiến đất cằn “đẻ” bạc tỷ

Đó là ông Trần Anh Hào ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì (Hà Nội). Từ nhiều năm nay, bằng sự cần cù, mạnh dạn chuyển đổi con giống, cây trồng… ông Hào đã biến hơn 30 ha đất đồi cằn cỗi, tưởng chừng chỉ trồng được ngô, sắn thành những vạt cam sành, vườn bưởi trĩu quả. Riêng năm vừa rồi, diện tích bưởi của ông Hào đã cho thu hoạch trên dưới 10 vạn quả, trừ chi phí, ông thu được trên 1 tỷ đồng.
tin nhap 20180801091742 Huyện Ba Vì: Hiệu quả từ mô hình phát triển bò 3B

Gây dựng cơ ngơi bằng hai bàn tay trắng

Trước khi tìm đến gặp ông Hào, tôi có điện trước cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khánh Thượng Nguyễn Hữu Thịnh. Nhắc chuyện ông Hào, Chủ tịch xã hồ hởi bảo: Với địa thế nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, dân tộc thiểu số chiếm trên 51% thì ông Hào là một trong những gương nông dân vươn lên làm kinh tế điển hình của địa phương. Hiện mô hình trồng rừng kết hợp với các loại cây ăn trái, chăn nuôi lợn của ông Hào đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù được sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân khi đến thôn Phú Thứ nhưng phải sau gần một giờ băng qua những con đường đất ngoằn ngoèo, lòng vòng men sườn đồi tôi mới tìm được trang trại của ông Hào. Nghe cái mỹ từ “tỷ phú” hẳn phải đi kèm với quần là, áo lượt. Nhưng không, tôi gặp ông Hào khi đang xắn quần xà lỏn, áo cộc tay chăm sóc những cây bưởi trĩu quả. Dạo bước một vòng quanh khu vườn đồi, tôi thực sự bị chinh phục với hàng trăm gốc cây ăn trái cùng với các hồ ao, chuồng trại được xây dựng quy mô và khép kín. Khung cảnh ở đây như một vườn cây sinh thái, khiến cho cái nóng gay gắt của mùa hè gần như tan biến.

tin nhap 20180801091742
Mô hình kinh tế rừng kết hợp trồng các loại cây ăn trái của ông Hào đã và đang là hướng phát triển cho vùng đất Khánh Thượng.

Có tiếp xúc mới thấy ở ông Hào dù đã nắm trong tay cơ ngơi bạc tỷ nhưng ông vẫn giữ được nét chân chất, mộc mạc như vốn có của những người dân quê. Ông cười xoà: “Dù có là gì thì tôi vẫn là nông dân, lao động nó quen rồi, không hoạt động thì thấy người nó yếu đi thế nào ấy...”.

Nghe kể, vào khoảng những năm 90, một đơn vị nông trường lớn đóng trên địa bàn xã Khánh Thượng giải thể. Nhận thấy lợi thế đất rừng rất phù hợp để phát triển các mô hình trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, ông Hào mạnh dạn xin nhận giao khoán diện tích đất đồi để ấp ủ hi vọng gây dựng, mở mang kinh tế. “Thời điểm đó là khoảng năm 1991, lúc ấy tôi hơn 23 tuổi, mới xuất ngũ. Trẻ, lại có chất lính, không ngại khó ngại khổ nên tôi bàn với gia đình nhận diện tích đồi mang tên Bù Lu này” – ông Trần Anh Hào nhớ lại.

Người trong vùng chứng kiến mảnh đất đầy sỏi đá cằn cỗi, ai nấy đều tỏ ra ái ngại. Nhưng khi ấy, ông Hào lại “máu” đến độ nhận diện tích lên đến gần 80 ha. Mãi sau này, khi có những hộ cũng “liều” như mình, muốn khai phá và cải tạo khu đồi này, ông tình nguyện “cắt” cho họ một nửa. Theo lời “tỷ phú chân đất”, thời gian đầu khi mới nhận đồi, ông thấy cái gì cũng thiếu. Chẳng hạn như để cây cối phát triển, phục vụ sản xuất, chăn nuôi thì lưới điện hết sức cần thiết. Ấy nhưng, từ năm 1991 đến tận năm 2013 vùng núi này mới được thắp sáng.

Trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ này, ông bảo vẫn chưa phải là khó khăn lớn nhất. Khó khăn ngoại cảnh đó “chẳng thấm gì” so với khó khăn là phải vượt qua chính bản thân mới gian nan hơn cả. “Lúc ấy tiền không có để thuê nhân công, mình dùng sức bản thân. Ban đầu mới vào đây thì trồng sắn, trồng đót để lấy ngắn nuôi dài. Sau một thời gian thì chuyển qua nuôi bò, nuôi gà, trồng cây lâm nghiệp… từ những quãng dài hơi ấy, tích lũy đủ vốn thì mới chuyển sang cây ăn quả” – ông Hào chia sẻ.

"Đất này có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn thế. Phải trồng một loại cây khác” suy nghĩ cứ thế nhen nhóm trong đầu ông. Để cải tạo đất thành những khu màu mỡ, thuận lợi cho canh tác ông Hào kết hợp mô hình chăn nuôi lợn, nuôi gia cầm để lấy chất thải.

Cứ cặm cụi, chăm chỉ làm như vậy, suốt gần chục năm ròng ông Hào đã trồng được 5ha bưởi các loại cùng 12ha cam. Các loại cam có chất lượng, năng suất cao như cam lòng vàng, cam V2 của Cao Phong, cam Canh... ông đều gắng sưu tập về gây giống cho bằng được.

Cũng may, câu nói “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” luôn đúng. Đất không phụ công người, sau 6 - 7 năm vất vả, năm vừa rồi, những vạt bưởi của ông đã cho thu trên dưới 10 vạn quả, hơn 30 tấn cam. Bưởi và cam ông bán tại vườn với giá trung bình từ 15.000 đến 20.000 đồng/quả, còn cam là 20.000 đồng/kg.

Và những ấp ủ tương lai

Sau hơn hai chục năm “cày ải” trên vùng đất đồi hoang hóa, nơi mà những giọt mồ hôi “dãi nắng dầm sương” đã thấm đẫm, cùng một cái đầu luôn biết tính toán năng động, đến nay, vùng đồi hoang ngày nào giờ đã trở thành trang trại cho thu nhập bạc tỷ. Hiện tổng diện tích trang trại của ông Hào rộng khoảng trên 30ha.

Có tiếp xúc mới thấy, tầm nhìn của ông Hào cũng hết sức đặc biệt. Ông bảo, nếu cứ nuôi, cứ trồng rồi khi được thu hoạch lại trông mong đến đội ngũ thương lái thì sản phẩm làm ra sẽ bị chi phối, giá thành không cao, không bền vững. Và quan trọng hơn cả, người sản xuất sẽ đứng ở tâm thế bị động.

“Hiện nay ở nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả có quy mô lớn như Bắc Giang, Hòa Bình… sức ép thị trường lên các loại cây phổ biến như cam, bưởi đang rất lớn. Việc phát triển cây có múi thì cần đầu ra ổn định. Anh thu hoạch tốt, đầu ra được thương lái tìm đến bao tiêu toàn bộ nhưng kỳ thực nó không bền vững. Nếu xảy ra rủi ro, anh nông dân vẫn là người chịu thiệt. Để không bị động, tôi chủ động đi tìm các đầu mối tiêu thụ. Khi bưởi, cam được thu hoạch, tôi thuê xe chở sản phẩm của mình đến tận nơi tiêu thụ như Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội. Nhờ vậy, giá thành sản phẩm không bị thương lái chi phối, sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá cả vừa phải” – ông Hào chia sẻ.

Hiện ông Hào đang ấp ủ ý định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Ông bảo, ông đang thử nhiệm một diện tích chuyên canh về cam và bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây sẽ là nền tảng để người tiêu dùng định vị được thương hiệu mang tên ông, để sản phẩm đi vào ngạch siêu thị với chất lượng cao, thị trường ổn định.

Tay nâng những trái bưởi chĩu nặng trên cây, ông Hào cười và bảo với tôi “bí quyết” làm giàu mà ông tâm đắc nhất. Đó chẳng quá xa xôi ngoài cái chung là phải có ý chí làm giàu, dám nghĩ, dám làm, chịu khó, chịu khổ, kiên trì, sáng tạo trong lao động sản xuất, còn phải nắm vững kỹ thuật. Ông bộc bạch: “Làm gì cũng cần có tâm huyết. Ngày mới đến lập nghiệp ở đây, tôi cũng chỉ mong sao cuộc sống đỡ vất vả chứ đâu nghĩ sẽ có được cơ ngơi, sự nghiệp như ngày hôm nay. Thậm chí, khi tôi bắt tay vào khai phá vùng đất hoang hóa này, ai cũng bảo tôi bị… gàn. Nhưng rồi, khi mình bỏ tâm huyết, chịu khó, dần mọi thứ cũng được đền đáp tương xứng”.

Theo tìm hiểu, ngoài phát triển cây có múi trên diện tích hàng chục ha, một loại cây nữa mà ông Hào say sưa, tâm huyết chính là cây sa chi. Loại cây này dùng để lấy hạt với giá trị dinh dưỡng cao. Sa chi thường được trồng phổ biến trên đất đồi núi của tỉnh Cao Bằng nhưng quy mô nhỏ lẻ, sản lượng rất ít. Hạt sa chi sau khi rang chín, ăn ngon không kém gì các loại điều, mắc ca.

Nếu trồng thành công chắc chắn sẽ tiêu thụ tốt. Hiện loại đặc sản này, sau rang sấy có giá tới 50.000 đồng/100g. Ngoài ra, hạt sa chi cũng được nhiều đơn vị sẵn sàng thu mua để làm dầu ăn vì rất giàu omega 3. Hiện ông Hào mới trồng thử nghiệm 200 gốc, qua gần 1 năm, sa chi đã ra quả và hứa hẹn sản lượng khá cao. Ông Hào kỳ vọng nhân rộng lên 5ha trong thời gian ngắn vì loại cây này dễ trồng, cho thu hoạch nhanh ngay trong năm. Ngoài ra, tại hành lang giao thông trên đồi Bù Lu, ông Hào cũng chọn một số cây lấy gỗ loại quý, có khả năng giữ đất, chống sạt trượt…

Cứ như vậy, mô hình kinh tế rừng kết hợp trồng các loại cây ăn trái, chăn nuôi lợn của gia đình ông mỗi năm mang lại thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình kinh tế của ông Hào còn tạo việc làm thường xuyên cho từ 3 - 5 lao động địa phương và 15 - 20 lao động thời vụ với mức lương 3 triệu đồng/người tháng, mở ra hướng làm vườn rừng mới trên đất Mường Khánh Thượng.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động