Cưỡng chế thu hồi đất ở phường Khương Đình

Người dân cần câu trả lời thỏa đáng!

Những ngày qua, hơn 130 hộ dân đang sinh sống ổn định tại phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội đều lo lắng khi nhận được thông báo bị cưỡng chế, thu hồi đất với mức đền bù quá thấp vì là... đất công?
Quận Ba Đình cưỡng chế GPMB dự án đường Trần Phú – Kim Mã
Thanh Trì cưỡng chế thu hồi đất tập thể trại giam B14
UBND phường Phúc Diễn Chưa minh bạch trong cưỡng chế nhà dân
Sẽ cưỡng chế các trạm bê tông không phép
Cưỡng chế thu hồi đất tại khu đô thị mới Tây Hồ

Hoang mang vì mất đất

Đến phường Khương Đình những ngày này, chúng tôi chứng kiến những ánh mắt hoang mang, mệt mỏi của hàng trăm người dân. Trong câu chuyện, ai nấy đều lo lắng cho cuộc sống của gia đình mình trong những ngày sắp tới. Theo người dân nơi đây, sở dĩ có chuyện này là bởi họ nhận được thông báo của chính quyền địa phương về việc giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án cải tạo hồ Khương Trung I với mức đền bù thấp do quá trình xác minh nguồn gốc đất không đúng, quy trình kiểm kê, thực hiện bồi thường, GPMB không rõ ràng.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: “Năm 1992 tôi mua mảnh đất diện tích 65,5m2 được phép xây nhà (do chủ tịch UBND xã Khương Đình thời đó ký). Sau đó, tôi tiến hành xây nhà, sinh sống ổn định, không tranh chấp với ai. Tuy nhiên, ngày 6/6/2014, gia đình tôi nhận được thông báo số 72/TB – HĐBT của Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư quận Thanh Xuân với phương án bồi thường cho thửa đất của nhà tôi bị thu hồi chỉ hơn 37 triệu đồng với lý do đất công, thời điểm tự chuyển đổi sang làm nhà sau ngày 1/7/2004 đến trước ngày 22/4/2009.

Không đồng tình với thông báo, tôi đã làm đơn khiếu nại, khi chưa nhận được câu trả lời thì lại nhận được quyết định số 712/QĐ –CTUBND của UBND quận Thanh Xuân ngày 9/2/2015 về việc cưỡng chế thu hồi đất. Bất bình nhất trong quyết định cưỡng chế ghi thời gian cưỡng chế đất sau 30 ngày kể từ ngày ra văn bản, nhưng tới tận ngày thứ 25 họ mới mang thông báo đến cửa nhà tôi dán”.

Người dân cần  câu trả lời thỏa đáng!
Các văn bản yêu cầu làm rõ nguồn gốc đất của dân để có phương án giải quyết, đền bù thỏa đáng

Cùng chung nỗi bức xúc, anh Ngô Duy Đông chia sẻ: “Năm 2001 tôi được ông Lê Văn Tiến sang nhượng mảnh đất có diện tích 58,5m2 (bao gồm cả ngôi nhà cấp bốn 28m2), đất có nguồn gốc sử dụng từ cha ông để lại. Tuy nhiên, ngày 30/6/2014, UBND quận Thanh Xuân lại ra quyết định số 3233/QĐ – UBND về việc thu hồi đất và quyết định số 3367/QĐ – UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Theo quyết định này, nhà tôi chỉ được đền bù hơn 5,3 triệu đồng, lý do là đất công và chỉ được sử dụng từ sau năm 2009 đến nay. Với số tiền này, không biết gia đình tôi sẽ sống như thế nào?”.

Còn theo chị Phạm Thị Minh Thu, gia đình chị mua mảnh đất có diện tích 100m2 của UBND xã Khương Đình. Ngày 30/6/2014 chị nhận được quyết định số 3342/QĐ – UBND của UBND quận Thanh Xuân về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký ngày 30/6/2014. Sau khi thắc mắc, chị mới biết có bản án hình sự số 757 ngày 28, 29/9/1995 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử 5 cán bộ xã Khương Đình về hành vi bán đất trái pháp luật.

Nhận thấy việc xét xử, tuyên án mà mình và mấy chục hộ dân khác không liên quan đến bản án này nên mọi người đã làm đơn kháng cáo lên cấp có thẩm quyền. Ngày 24/11/2014, Tòa án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vụ việc ra xét xử và ra quyết định giám đốc thẩm số 67/2014/HS – GĐT thể hiện, bản án 757 việc xét xử 5 cán bộ xã Khương Đình (nay là phường Khương Đình) của TAND TP Hà Nội là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, việc thu hồi toàn bộ số đất tại khu vực đầm Hồng, đầm Sen và 2.500m2 đất (về danh nghĩa cấp cho E26 Phòng không) mà các bị cáo mua đi bán lại bất hợp pháp giao cho chính quyền địa phương quản lý và giải quyết theo thẩm quyền là không đúng. Ngoài ra, bản án đề cập số tiền các bị cáo được hưởng lợi bất chính được sung công quỹ. Tuy nhiên bản án lại không đề cập gì đến quyền lợi của những người mua đất là chưa triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người đã mua đất và không thi hành được bản án.

Người dân cần  câu trả lời thỏa đáng!
Khu vực sắp bị thu hồi, GPMB để thực hiện Dự án hồ Khương Trung I

Người dân cần câu trả lời thỏa đáng

Từ những bức xúc của người dân, cùng với bản án 67/2014/HS - GĐT, ngày 27/3/2015, UBND quận Thanh Xuân đã có văn bản số 331/UBND- HĐBT gửi Ban GPMB TP Hà Nội đề nghị bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cải tạo hồ Khương Trung trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Ngày 2/4/2015, UBND quận Thanh Xuân và phường Khương Đình đã có buổi đối thoại với người dân. Trong buổi đối thoại, ông Đặng Hồng Thái, Phó chủ tịch UBND quận cho biết, tới đây trong quá trình tham mưu, đề xuất với các sở, ban, ngành TP Hà Nội, quận Thanh Xuân sẽ đề xuất rõ những nội dung liên quan đến diện tích đất trong bản án 757, những giấy tờ trao sang nhượng, cho tặng và không có giấy tờ gì … để xin chỉ đạo xác định cho rõ, cho đúng nguồn gốc đất.

“Trong buổi đối thoại, mặc dù ông Đặng Hồng Thái, đã chỉ đạo UBND phường Khương Đình phải rà soát và điều tra lại nguồn gốc đất, cũng như tài sản trên đất của người dân rồi báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, ngay trong ngày hôm sau, 3/4/2015 UBND phường Khương Đình vẫn gửi thông báo cưỡng chế, thu hồi GPMB cho nhiều hộ dân. Người dân chúng tôi sẵn sàng chấp hành chính sách của nhà nước, tuy nhiên, chúng tôi cần câu trả lời thỏa đáng và quyền lợi chính đáng của chúng tôi đảm bảo”, anh Ngô Duy Đông nói.

Minh Tiến – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

(LĐTĐ) Nhiều học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dù chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng mỗi ngày vẫn đến trường bằng xe máy, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, tạm giữ xe thì các em đều viện nhiều lý do khác nhau.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương nơi dự án đi qua cũng như các Bộ, Ban, ngành Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đôn đốc thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa thấy chuyển biến nhiều.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động