Người cuối cùng giữ nghề ở "Kinh đô guốc"

LĐTĐ - Ở làng không có hội làng nghề, cũng chẳng có một tổ chức nào bảo vệ nghề. Cụ Đinh Văn Vĩnh, một người cao tuổi trong làng cho biết như thế. Kể cả thời kỳ hưng thịnh nhất thì "Kinh đô guốc mộc" cũng chỉ là làng nghề hoạt động riêng rẽ.

 

Từ xa xưa, guốc mộc làng Yên Xá - xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã là một thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Nhưng bây giờ, đó chỉ còn là câu chuyện của quá vãng. Cả làng Yên Xá đã bỏ nghề làm guốc, nghề truyền thống của quê hương. “Kinh đô guốc” một thời ấy chỉ còn đúng một gia đình lắt lay giữ nghề.

 

Lắt lay giữ nghề


Yên Xá- Ngôi làng ven đô xưa kia nổi tiếng về nghề làm guốc mộc bây giờ nhà cửa san sát. Các dự án này chưa kịp hoàn thành thì dự án khác lại mọc lên. Yên Xá bây giờ là một đại công trường xây dựng. Hỏi thăm nghề làm guốc, đám trẻ trai chẳng ai biết. Người cao tuổi cũng chỉ còn nhớ mang máng cụ nọ cụ kia vẫn còn làm. Nhưng lùng sục khắp trong ngoài làng, những "cụ nọ cụ kia" theo sự chỉ dẫn thì hoặc là đã qua đời, hoặc là già yếu hoặc là bỏ nghề ngót chục năm rồi.


May thay, giữa "kinh đô guốc mộc" một thời, mảnh đất mà người ta chỉ cần nhắc đến hai chữ "lộc cộc" đã đủ biết là làng Yên Xá giờ đây chỉ còn đúng một gia đình còn giữ nghề của cha ông. Đó là gia đình anh Vũ Văn Thiều ở xóm Giếng cuối làng Yên Xá.

 

 Người làm nghề cuối cùng ở Yên Xá. Ảnh: T.N


Trong ngôi nhà cao tầng khang trang của anh Thiều, chỗ nào cũng thấy guốc. Guốc đang trong giai đoạn hoàn thiện được xếp thành từng đống. "Cơ ngơi này không phải do guốc đem lại đâu. Vợ chồng chúng tôi mỗi người một nghề. Làm guốc chỉ là nghề phụ thôi", anh Thiều cho biết. Vậy là cái nghề đưa đến tiếng tăm cho cả làng, từng nuôi sống người làng, giờ đây chỉ còn một gia đình duy trì, nhưng đó cũng chỉ là nghề phụ thôi.


Anh Thiều đang làm cho một công ty vận tải. Chị Huê, vợ anh công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh. Anh Thiều cho biết, trước gia đình còn thuê thợ về làm nhưng do "không ăn thua gì" nên bây giờ chỉ hai vợ chồng làm tranh thủ hay ngày thứ Bảy và Chủ nhật. 


Guốc Yên Xá lúc ấy gồm 2 loại chính là guốc 5 phân và guốc 7 phân, có đóng triện hình con voi lên đôi guốc; cũng có hộ còn làm hàng cao cấp bằng gỗ thông. Người Yên Xá làm guốc mộc bằng gỗ vạng, bồ đề, xoan, gáo, thông... vừa dễ cưa xẻ, vừa nhẹ lại bóng đẹp.


Tùy theo kích thước của cây gỗ, người thợ cắt gạn rồi pha gỗ, đục, đẽo, tạo dáng, đánh nhẵn, gắn quai... Tất cả các khâu đều được làm thủ công nên kỹ thuật tạo dáng vô cùng quan trọng. Mà thợ Yên Xá rất giỏi, không cần máy móc mà các đôi guốc vẫn đều tăm tắp.

 

Đến năm 1995-1996, kỹ thuật làm guốc được cải tiến mạnh, bắt đầu dùng máy cưa, máy bào, máy đánh bóng, phun sơn… thay vì làm thủ công. Nhờ vậy, mỗi ngày làng nghề cung cấp cho thị trường hàng nghìn đôi guốc các loại, thêm thu nhập cho người làm nghề.

Chị Huê vừa ngồi đóng quai cho những đôi guốc vừa nói: "Càng ngày guốc mộc tiêu thụ càng khó. Chi phí mua gỗ xoan (loại gỗ làm guốc) ngày càng cao. Nên người làng bỏ hết nghề, chuyển sang làm nghề khác cũng dễ hiểu". Chị Huê nhẩm tính, mỗi đôi guốc vợ chồng chị nhập chỉ với 14 nghìn đồng, trong đó tiền gỗ, tiền quai, đinh và cả tiền điện chạy máy đã đến cả chục nghìn. Đó là chưa kể đến tiền công.


Hỏi đến chuyện giữ nghề, chị Huê cười: "Tôi vốn không phải người làng này. Đây cũng không phải nghề truyền thống của gia đình. Lấy nhau về, vợ chồng mới học nghề để làm. Chúng tôi coi là nghề phụ kiếm thêm thu nhập vậy thôi. Nếu không ăn thua cũng tính sẽ bỏ nghề. Những gia đình có 4, 5 đời nối tiếp nhau làm nghề. Trong làng có những cụ trước đây làm guốc nổi tiếng mà giờ còn không giữ nghề nói gì đến chúng tôi".


Chị Huê cho biết, trước đây khi còn nhiều gia đình làm nghề, làm được bao nhiêu nhập đi bấy nhiêu. Số lượng cả làng làm ra hàng chục nghìn đôi vẫn không sợ ế. Nhưng bây giờ, tuy một mình một nghề, không ai cạnh tranh, nhưng anh chị Thiều Huê cũng chỉ làm cầm chừng mỗi tháng khoảng 500 đôi, nhập đi các mối xa.


Chỉ còn trong lời kể


Ở làng không có hội làng nghề, cũng chẳng có một tổ chức nào bảo vệ nghề. Cụ Đinh Văn Vĩnh, một người cao tuổi trong làng cho biết như thế. Kể cả thời kỳ hưng thịnh nhất thì "Kinh đô guốc mộc" cũng chỉ là làng nghề hoạt động riêng rẽ. Nghe cụ Vĩnh tâm sự tôi chợt nghĩ, chẳng có ai níu kéo, cả làng giờ chỉ còn vợ chồng anh Thiều làm nghề. Nhưng đó không phải là nguồn sống chính của họ... Nghề guốc có thể biến mất ngay trên quê hương guốc bất kỳ lúc nào.


Cho dù mất hay còn nghề thì đối với giới trẻ trong làng chẳng mấy quan trọng. Cụ Vĩnh cho biết, thế hệ trẻ Yên Xá, có học hành thì đi làm cơ quan này, cơ quan khác, không theo học đến cùng thì rủ nhau vào các khu công nghiệp làm công nhân. Chỉ những người như cụ Vĩnh gần trọn cả cuộc đời gắn bó với tiếng "lộc cộc" bây giờ nguy cơ mất hẳn nghề đang dần hiện hữu mới thấy buồn và tiếc.


Cụ Vĩnh hồi tưởng lại: "Giai đoạn 1980 đến 1990, ô tô từ nơi khác đến nối đuôi nhau vào làng nhập hàng. Cả làng thành công xưởng sản xuất guốc, sôi nổi. Ấy thế mà xã hội nhanh chóng đổi thay. Bây giờ thì không những vắng mà chẳng còn nữa. Nghề sắp mất hẳn rồi". Cụ Vinh nói mà lòng không khỏi xót xa.

 

Nghề guốc không còn đem lại no ấm cho người làm.


Nguyên nhân đẩy guốc mộc Yên Xá đến bên bờ vực xóa sổ thì hẳn người làng ai cũng biết. Cụ Vĩnh tâm sự rằng, trước đây độ vài ba năm vẫn còn một số nhà làm guốc vì yêu nghề, vì không muốn nghề của ông cha mai một. Nhưng rồi những người yêu nghề cũng đã già. "Cái nghề guốc mộc này không làm ra nhiều tiền cho nên không níu kéo được thế hệ trẻ. Guốc mộc bây giờ cạnh tranh làm sao được với dép nhựa có xuất xứ từ Trung Quốc và những sản phẩm từ Sài Gòn. Mẫu mã vừa bắt mắt, giá thành lại rẻ nên được người tiêu dùng chọn", cụ Vĩnh nói.


Tiếng lộc cộc guốc mộc càng ngày càng hiếm hoi. Nếu một ngày không còn nghe thứ âm thanh gần gũi quen thuộc đó ở ngay chính quê hương của nó thì cũng chẳng mấy ai lấy làm bất ngờ. "Kinh đô guốc mộc" xưa đang lay lắt trên bờ vực biến mất. Ngay chính người duy nhất còn giữ nghề cha ông cũng không chắc mình sẽ từ bỏ nghề này lúc nào. Chị Huê nói rằng có những tháng chồng mình phải đi công tác ròng rã. Một mình chị ở nhà không thể đảm đương công việc xẻ gỗ. Quãng thời gian ấy công việc làm guốc lại phải dừng lại. Giờ hai vợ chồng cũng đã qua cái tuổi 50, không nhiều sức khỏe để làm thêm nữa. "Làm được ngày nào thì làm thế thôi", chị Huê nói.


Lộc cộc guốc mộc làng Yên Xá chuẩn bị trở thành tiếng của quá khứ vọng về mất rồi.

 

Theo sử sách đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: "Triệu Ẩu vú dài ba thước, không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch" (Sách Giao Châu ký).


Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại.

 

Theo Giadinhnet

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

(LĐTĐ) Nhiều học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dù chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng mỗi ngày vẫn đến trường bằng xe máy, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, tạm giữ xe thì các em đều viện nhiều lý do khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động