Hợp tác giữa trường học và Nhà hát

Nghệ thuật chuyên nghiệp thăng hoa

Vở kịch “Quẫn” của đạo diễn NSƯT Trần Lực do các em sinh viên K33 thể hiện là thành quả đầu tiên đánh dấu sự hợp tác đào tạo thực hành sân khấu giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Đây được cho là điểm khởi phát chắp cánh cho nhiều sinh viên nhanh chóng bước vào môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Bất ngờ khi được đóng vai Kiều
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Cười nghiêng ngả với "Đàn ông cũng khóc"
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở kịch "Kiều"

“Bà đỡ” cho nghệ sĩ tương lai

Trước đây, khi mới thành lập, Nhà hát Tuổi trẻ cũng có mô hình đào tạo thực tế nghệ sĩ sân khấu. NSND Lê Khanh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, vào năm 1978 khi từ Liên Xô trở về sau quá trình học tập, NSND Phạm Thị Thành đã khởi xướng thành lập một nhà hát dành cho tuổi trẻ với nòng cốt là một số nghệ sĩ của các đơn vị nghệ thuật, còn lại là những người trẻ chưa được đào tạo nghề, trong đó có Lê Khanh. Khi đó nhà hát mới toanh, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực rất hạn chế. Những lớp nghệ sĩ đi trước đã cần mẫn dìu dắt thế hệ sau từng bước để có những vở kịch đầu tiên. NSND Lê Khanh khi đó mới chỉ là sinh viên năm đầu tiên nhưng cũng đã được đảm nhận vai chính của hai vở kịch “Hòn đá cháy”, “Hoàng tử học nghề”. Bà kể: “Chúng tôi đã trở thành những diễn viên trên sân khấu thực tế sau học kì đầu tiên. Thậm chí năm 1982, tôi đóng vai Juliet trong vở “Romeo và Juliet”, có ngày đã phải diễn 4 suất. Và cứ như vậy, sau 3 năm hệ trung cấp chúng tôi đã trở thành những diễn viên chuyên nghiệp, có thể đảm nhận rất nhiều loại vai”.

nghe thuat chuyen nghiep thang hoa
Sự hợp tác giữ nhà hát và trường học sẽ chắp cánh cho nghệ sĩ tương lai.

Thế nhưng, đáng tiếc sau đó mô hình này không còn được duy trì. “Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên ra trường, thậm chí học lên cả cao học, nhưng chưa một lần đứng trên sân khấu chuyên nghiệp. Sau đó các em lại mất rất nhiều thời gian làm quen trên sân khấu, xếp hàng để đợi vai và may mắn lắm mới được đóng vai chính. Rồi có khi lại lấy chồng, sinh con đẻ cái…và chìm dần, hoặc rẽ sang những ngành nghề khác” – NSND Lê Khanh trăn trở. NSND Lê Khanh cũng cho biết, Nhà hát Tuổi trẻ cùng giảng viên, lãnh đạo Ban giám hiệu Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã đi thực tế ở những nước tiên tiến. Tại đây đều có những cơ sở nhà hát đón nhận, tiếp nhận các sinh viên đến từ các trường nghệ thuật để giao lưu, trao đổi, học nghề. “Chính từ những quá trình học hỏi đó mà sinh viên có cơ hội cọ xát với nghề, được xem cách vận hành sân khấu từ A đến Z. Các bạn sinh viên có cơ hội được hỏi tại sao lại như thế này mà không phải thế khác, phải làm như thế nào…Đấy chính là lý do mô hình này cần được thực hiện” – NSND Lê Khanh cho hay.

Theo ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác được ký kết, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ sẽ xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên làm bài tiền tốt nghiệp. Nhà hát Tuổi trẻ hỗ trợ sinh viên của trường thực tập trong thời gian dài hạn với nhiều nghiệp vụ như diễn xuất, đạo diễn, biên kịch, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu… Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cung cấp các vở diễn, các chương trình nghệ thuật là bài tập của giảng viên và sinh viên nhà trường để biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ bằng hình thức biểu diễn có bán vé.

“Quẫn” – trái ngọt đầu tiên từ sự hợp tác

Để mở đầu cho dự án này, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ đã phối hợp tổ chức công diễn vở kịch “Quẫn” của tác giả Lộng Chương do đạo diễn NSƯT Trần Lực và các bạn sinh viên K33 thể hiện. Thành quả đầu tiên của sự hợp tác này là vở diễn đã đạt giải Nhì trong Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2016. “Quẫn” được coi là tác phẩm kinh điển của kịch nói Việt Nam. Tác phẩm nói về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh. Lo sợ khối tài sản lớn, tích cóp lâu năm bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt được phơi bày. “Đây là vở kịch tôi vô cùng yêu quý, trân trọng và ngưỡng mộ. Tôi đã xem vở kịch này do cha tôi đóng (NSND Trần Tiến) diễn từ khi tôi còn nhỏ, trong tôi còn nguyên dấu ấn về nghệ thuật viết kịch, dàn dựng, tài năng diễn xuất…”.

Sau đó NSND Lê Khanh cũng từng cậy nhờ 3 đạo diễn dựng lại vở này nhưng đều bị từ chối, vì cho rằng quá cũ. Vì thế, khi vở kịch này được chính các em sinh viên Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội thể hiện, bà đã vô cùng hào hứng. Bà nhớ lại: “Hôm ấy rất đông khán giả. Tôi ngồi ở tầng 2 rạp Công nhân (Hà Nội), không bỏ qua chi tiết nào, ngay từ mở đầu tới khi kết thúc vở diễn, cực kỳ thú vị. Dàn dựng theo phương pháp ước lệ, cả về mặt không gian và diễn xuất, đạo diễn Trần Lực đã mở ra cho Quẫn điều mà biết bao nhiêu người theo nghề phải học, chứng minh được rằng, với nghệ thuật sân khấu, cái gì cũng có thể làm được… Quẫn đã bước qua câu chuyện cũ, cách thể hiện cũ”.

Theo dự án hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Quẫn sẽ được biểu diễn trên sân khấu của Nhà hát này vào tối 18/2 và 25/2/2017. Đây là hoạt động mở đầu cho quá trình hợp tác lâu dài, cả về hỗ trợ đào tạo và biểu diễn. Đạo diễn NSƯT Trần Lực, giảng viên chuyên ngành Điện ảnh – Truyền hình,

Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh nhấn mạnh: “Các giảng viên và lãnh đạo trường luôn có ý thức làm thế nào để đào tạo ra thế hệ diễn viên tương lai. Muốn được như vậy, các em sinh viên phải trải nghiệm qua nhiều phong cách biểu diễn, nhiều trường phái diễn khác nhau. Với vở “Quẫn” này, các em đã được diễn với tâm thế là một diễn viên thực sự. Đây là một điều rất tốt với các em sinh viên và với cả Nhà hát. Các sinh viên sẽ có cơ hội, có địa điểm để thể hiện tài năng, sự sáng tạo và được tiếp cận với khán giả. Còn với Nhà hát, sẽ có điều kiện để chắt lọc, lựa chọn những gương mặt nghệ sĩ mới”– đạo diễn NSƯT Trần Lực, cho hay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.

Tin khác

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động