Nghề điều dưỡng: Nhiều vất vả, lắm đắng cay

Trong quá trình điều trị, điều dưỡng viên đóng vai trò rất quan trọng khi họ phải thường xuyên túc trực, chăm sóc, phục vụ người bệnh. Nhọc nhằn, vất vả và nhiều áp lực, nhưng thu nhập và đãi ngộ thì chưa thật sự tương xứng. Đây là lý do khiến không ít điều dưỡng viên sớm bỏ nghề.

Nhọc nhằn, vất vả

Tốt nghiệp khoa điều dưỡng tại Trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Nguyễn Hồng Thu (Đông Anh, Hà Nội) trúng tuyển vào làm điều dưỡng tại khoa phẫu thuật thần kinh của một BV lớn ở nội thành. Hàng ngày, nhìn cô gái trẻ trong bộ đồ trắng tinh hối hả đi làm, bà con hàng xóm ai cũng ngưỡng mộ, thán phục và mừng cho gia đình Thu “có người làm ngành y là yên tâm”. Chỉ riêng Thu là âm thầm suy nghĩ sẽ sớm bỏ nghề, bởi đã quá thấm thía những cực nhọc, vất vả của nghề điều dưỡng, dù mới chỉ đi làm được hơn một năm. Thu chia sẻ, mỗi tuần, cô phải thức trắng trực ở khoa hai đêm. Những ngày còn lại, cô phải dậy  sớm, vượt quãng đường gần 20km để có mặt ở bệnh viện lúc 7h sáng. Lúc này, cô cùng những điều dưỡng viên khác đến các giường bệnh thăm hỏi, thay băng, tiêm hoặc truyền dịch… cho bệnh nhân. Thu bảo, ở khoa thần kinh luôn có hàng trăm bệnh nhân chấn thương đầu, cột sống, điều trị hậu phẫu sau tai nạn, u não… Vì vậy, điều dưỡng viên ở đây phải làm việc hết công suất, không kể ngày đêm. “Những đêm trực, gần như tụi em thức suốt bởi hết bệnh nhân này kêu, lại đến bệnh nhân khác gọi thay băng, truyền dịch. Có bệnh nhân bị chấn thương sọ não, lên cơn la hét quậy phá suốt đêm”. “Công việc quần quật, lại thường xuyên phải chịu đựng những bực bội, cáu gắt vô cớ của người bệnh, nhiều khi điều dưỡng viên chúng em chỉ biết khóc thầm. Mong mỏi lớn nhất là có một ngày nghỉ vào cuối tuần nhưng càng vào ngày nghỉ, dịp lễ tết thì công việc càng bận rộn hơn”- Thu tâm sự.

Nhọc nhằn, vất vả cũng là câu chuyện của những điều dưỡng viên ở khoa Cấp cứu BV Việt Đức. Nhiều điều dưỡng viên ở đây cho biết, họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm.  “Ở khoa này gần như giờ nào cũng có vài ca vào cấp cứu, không bị bệnh thì tai nạn giao thông, đâm chém nên điều dưỡng không khi nào ngơi tay”, điều dưỡng viên tên Tuyết nói.  Ở khoa phẫu thuật, ngoài thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, điều dưỡng viên có khi chôn chân trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ. Có những ca mổ phức tạp kéo dài từ 10 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều nên việc nhịn đói cũng là chuyện bình thường. “Thức đêm, nhịn đói, đứng lâu hoặc đi lại nhiều nên không ít điều dưỡng viên khi hết ca làm việc là choáng váng,  mắt mờ, tay mỏi, chân run...”- chị Tuyết tâm sự.  Cũng theo chị, ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính, những người đang mang bệnh tật tính cách càng khó chiều hơn. Thế nên, chỉ sơ sểnh khiến người bệnh không vừa ý là điều dưỡng có thể bị mắng chửi, quát tháo.

Khó gắn bó với nghề

Nhọc nhằn, vất vả như vậy, nhưng thu nhập và chế độ với điều dưỡng viên lại chưa tương xứng. Thu Ánh, điều dưỡng viên Bệnh viện Phổi Hà Nội chia sẻ. “Em mới ra trường nên lương  chưa đầy 3 triệu đồng/tháng và không có khoản thu nhập gì khác ngoài lương. Trong khi đó, gia đình ở xa, em phải thuê trọ tại thành phố mất 1 triệu đồng/tháng. Cùng với những chi phí sinh hoạt khác, em phải  tằn tiện mới đủ sống”. Ánh cho biết thêm, hầu hết bạn bè của cô đang làm điều dưỡng viên tại các bệnh viện khác cũng chỉ thu nhập  từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần theo trình độ và chức vụ công tác nhưng không thấm vào đâu so với công việc. Thực tế, nhiều người đã bỏ bệnh viện công để sang làm cho bệnh viện tư, mong có mức lương cao hơn, thậm chí, không ít người còn bỏ nghề ngay khi ra trường.

Không chỉ ra đi vì thu nhập, thực tế “chảy máu” điều dưỡng tại các BV công hiện nay còn do áp lực công việc quá lớn. Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh mỗi năm đều chứng kiến không ít sự ra đi của điều dưỡng viên. Đáng chú ý nhất là năm 2008, gần 30 điều dưỡng viên có kinh nghiệm xin nghỉ hoặc chuyển lên khoa lâm sàng. Tình trạng tuyển điều dưỡng viên vào rồi lại ra đi diễn ra ở nhiều bệnh viện.  Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sĩ so với nhân viên điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện mới đạt 1/1,65, như vậy còn thiếu từ 40 - 60 nghìn điều dưỡng viên. Thế nhưng, tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng, đại học mới đạt 6%. Hơn 50 trường ĐH, CĐ, TCCN có ngành điều dưỡng đều tuyển một lượng lớn chỉ tiêu cho ngành này nhưng khi ra trường số người làm đúng ngành ít. Thu Ánh cho biết: “Em cũng đã nghe nói đến mức lương ngàn đô cho điều dưỡng viên nhưng đó là chuyện ở nước ngoài. Điều dưỡng viên Việt Nam muốn đạt được giấc mơ này phải phấn đấu nhiều lắm. Còn ở trong nước, công việc của điều dưỡng viên còn rất vất vả, chế độ đãi ngộ thì chưa tương xứng. Rất mong Nhà nước, cải thiện hơn nữa về mức lương, các chế độ đãi ngộ của điều dưỡng viên thì mới mong giữ chân được người giỏi ở lại với nghề nhiều vất vả, lắm đắng cay này”.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân đang tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn; “Tặng sách hay - mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng kinh doanh là vàng bạc, đá quý… Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường phí Nam liên tục kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.

Tin khác

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động