Để lựa chọn nước sát khuẩn nhanh, gel rửa tay phòng ngừa vi khuẩn, virus an toàn:

Nên theo danh sách được Bộ Y tế công bố

(LĐTĐ) Với công dụng có thể diệt vi khuẩn, virus, hiện nay các loại dung dịch nước sát khuẩn nhanh hay gel rửa tay khô đã trở thành vật “bất ly thân” của mọi người để đối phó với đại dịch Covid-19. Để hiểu rõ hơn về tính chất, công dụng và cách phân biệt các loại nước sát khuẩn nhanh, gel rửa tay khô đảm bảo an toàn theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ - bác sĩ (TS.BS) Lê Văn Nhân - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh về vấn đề này.
nen theo danh sach duoc bo y te cong bo LĐLĐ quận Đống Đa tặng khẩu trang và nước sát khuẩn cho người lao động
nen theo danh sach duoc bo y te cong bo LĐLĐ huyện Đan Phượng phát khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí cho đoàn viên, người lao động
nen theo danh sach duoc bo y te cong bo Cẩn trọng trước “ma trận” khẩu trang, nước rửa tay không rõ nguồn gốc

PV: Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh hay gel rửa tay khô là một trong những biện pháp giúp người dân phòng, chống virus. Vậy công dụng và thành phần của các loại nước sát khuẩn này như thế nào?

nen theo danh sach duoc bo y te cong bo
TS-BS Lê Văn Nhân, nguyên Phó Giám đốc TTYT Dự phòng TP. Hồ Chí Minh

TS.BS Lê Văn Nhân: Thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường bao gồm: Chất diệt khuẩn (thành phần chính gồm Chlorhexidine, Chlorine, Ethanol (cồn), Iod, Triclosan…) và các chất phụ gia khác (như hương liệu tạo mùi...). Nước sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có khả năng diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến sức khỏe, khiến chúng không phát triển nữa và bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh đó, nhiều loại nước rửa tay, sát khuẩn còn có thể chứa thành phần dưỡng chất, vitamin giúp cho bàn tay của bạn luôn được mềm mại.

PV: Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nước sát khuẩn, gel rửa tay khô, tuy nhiên người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn, đầu là sản phẩm nhái. Vậy cách phân biệt các sản phẩm này như thế nào thưa Bác sĩ?

TS.BS Lê Văn Nhân: Có thể thấy, hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa tay được giới thiệu có chức năng diệt khuẩn, khử khuẩn, kháng khuẩn nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng của một chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế. Cụ thể, nước rửa tay diệt khuẩn (NRTDK) phải được Cục Quản lý môi trường y tế (QLMTYT) thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành và được khảo nghiệm tính năng diệt khuẩn ở những cơ sở được phép của Bộ Y tế (như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh…). Đặc biệt, sau khi được cấp phép thì ở trên sản phẩm nước sát khuẩn hoặc gel rửa tay khô sẽ phải in đầy đủ thông tin, cụ thể số đăng ký (SĐK) bắt buộc phải có dòng chữ “VNDP-HC”. Ngoài ra, người dân có thể truy cập vào website của Cục QLMTYT – Bộ Y tế (http://vihema.gov.vn) để tra cứu danh sách các chế phẩm nước rửa tay sát khuẩn được lưu hành hợp pháp trên thị trường Việt Nam.

Trên thực tế, có những cơ sở sản xuất nước rửa tay gia dụng chưa được khảo nghiệm tính năng diệt khuẩn, và tất nhiên không thể có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành của Bộ Y tế nhưng vẫn đưa mặt hàng này ra bán. Các sản phẩm này thường lách luật bằng cách ghi là nước rửa tay diệt khuẩn nhưng có số đăng ký là mỹ phẩm (có ghi chữ CBMP trên sản phẩm) hoặc chỉ đăng ký là “tiêu chuẩn cơ sở” (có ghi chữ TCCS trên chai) hoặc không có cả số đăng ký…

Mặt khác nhiều sản phẩm mỹ phẩm cho rằng có làm xét nghiệm về diệt khuẩn tại một cơ sở xét nghiệm nào đó (chỉ là một trong những tiêu chuẩn đơn giản nhất), thì cũng không thể so sánh với tiêu chuẩn NRTDK do Cục QLMTYT cấp phép được. Vì quan trọng không chỉ là sản phẩm đạt yêu cầu diệt khuẩn tại cơ sở xét nghiệm mà là, hồ sơ đăng ký sản phẩm diệt khuẩn tại Cục QLMTYT còn phải bao gồm rất nhiều tiêu chí phải đạt như: Cơ sở nhà máy sản xuất; Nhân sự đạt chuẩn; Trang thiết bị kiểm nghiệm được sản phẩm ít nhất phải có các máy sắc ký lỏng, sắc khí khí, phòng vi sinh, nói chung phải có phòng LAB đạt tiêu chuẩn...

PV: Khi sử dụng nước sát khuẩn nhanh, gel rửa tay khô không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người tiêu dùng?

TS.BS Lê Văn Nhân: Dung dịch sát khuẩn tay nhanh thì phải diệt được vi khuẩn mà không cần đến nước, do đó thành phần của dung dịch này phải chứa một lượng lớn hóa chất để diệt khuẩn. Do đó, nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: chất diệt khuẩn có thể gây nên khô da tay, bong tróc, căng cứng, hoặc còn ảnh hưởng đến những vấn đề khác về mặt sức khỏe… Hiện có nhiều loại dung dịch sát khuẩn, nhưng không đảm bảo quy chuẩn. Khi sử dụng không những có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh và gây phản ứng phụ tại chỗ như viêm da kích ứng, dị ứng mà thậm chí còn gây độc hại cho cơ thể.
Ngược lại, nước sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô đạt chuẩn có khả năng diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến sức khỏe, khiến chúng không phát triển nữa, bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời gian dài nhất có thể và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

PV: Thưa Bác sĩ, vậy giải pháp tốt nhất để vệ sinh tay bảo vệ bản thân, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch là gì?

TS.BS Lê Văn Nhân: Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, phương pháp vệ sinh tay tốt nhất vẫn là rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong ít nhất 20 giây với đầy đủ các bước cơ bản, hoặc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn.

Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh mà chủ yếu là vệ sinh tay bằng cách rửa tay với nước sạch và xà phòng. Đồng thời phải áp dụng đồng bộ với những phương pháp hỗ trợ khác như vệ sinh trong ăn uống, tập thể dục, mang khẩu trang, tránh nơi đông người... Chỉ sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trong những trường hợp không có nước sạch và xà phòng. Hạn chế mua những loại nước rửa tay không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không có giấy đăng ký lưu hành của Cục QLMTYT (BYT)… Khi trẻ sử dụng cần có sự giám sát và hướng dẫn của bố mẹ hoặc người lớn.

Nên vệ sinh tay trong các trường hợp tay bẩn như trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc người bệnh, khi hoạt động ngoài trời, sau khi giao tiếp có va chạm bàn tay, đi tàu xe hay vào bệnh viện… Để phòng tránh lây nhiễm dịch, tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và miệng. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi và rửa tay ngay. Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào (như mặt bàn, bàn phím vi tính, máy điện thoại, đồ điều khiển...).

Xin cảm ơn Bác sĩ về những chia sẻ trên!

Đỗ Đạt (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động