Nên hạ bớt điểm ưu tiên để giảm sự chênh lệnh

Đối tượng ưu tiên rộng quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Có chăng cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục & Đào tạo nên xem xét thu hẹp diện được cộng điểm ưu tiên, hạ bớt điểm ưu tiên để giảm sự chênh lệnh.
nen ha bot diem uu tien de giam su chenh lenh Trường Đại học đầu tiên hạ điểm chuẩn
nen ha bot diem uu tien de giam su chenh lenh Cách tính điểm ưu tiên khi xét tuyển vào đại học hiện chưa công bằng?

Trong kỳ thi đại học năm nay, nhiều thí sinh có số điểm cao chót vót, có em gần như tuyệt đối 30/30 điểm song có nguy cơ vẫn bị… trượt đại học, không vào được ngành nghề mình yêu thích vì không được cộng điểm ưu tiên.

Vấn đề điểm ưu tiên đã thực hiện từ lâu, nhưng nay thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, học sinh. Qua đó đã bộc lộ những vấn đề khiến cho những nhà hoạch định, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, tham mưu, đề xuất có giải pháp về vấn đề cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển cao đẳng, đại học.

nen ha bot diem uu tien de giam su chenh lenh
Không nên bỏ chính sách ưu tiên mà cần xem lại để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

Theo tôi, chúng ta nên hiểu việc xét điểm ưu tiên, quá trình học tập và ra trường xin việc làm là câu chuyện khác nhau hoàn toàn. Về vấn đề thi cử lâu nay vẫn có câu “học tài thi phận”, chính là ở chỗ này. Người điểm cao, trình độ hơn hẳn xong vẫn không đỗ đại học.

Trong khi đó người kém điểm mình thì lại được tôn vinh, nhận vào học. Nhưng nếu bỏ điểm xét ưu tiên đối với tấ cả các đối tượng thì cũng thật không công bằng, sẽ mất đi tính nhân văn, nhân nghĩa của chế độ mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện.

Bởi ở đất nước ta có nhiều vùng miền, thành phố, miền biển, đồng bằng, trung du, miền núi, với 54 dân tộc anh em. Điều kiện học tập, cập nhật kiến thức chắc chắn vùng núi cao, hải đảo không thể bằng được thành phố, đồng bằng.

Một học sinh sinh sống trong quận nội thành của Thủ đô Hà Nội đương nhiên điều kiện sẽ hơn hẳn so với một em sinh sống ở huyện miền núi Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Ngoài điểm ưu tiên về dân tộc, vùng miền còn có điểm ưu tiên là con thương binh, liệt sĩ, người nhiễm chất độc hóa học, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an…

Con thương binh, liệt sĩ là những người chịu nhiều thiệt thòi. Bởi bố mẹ các em đã hy sinh hoặc mất đi một phần thân thể vì sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các con đối tượng này thiệt thòi cả về vật chất, lẫn tinh thần.

Việc nuôi dạy các con của gia đình thương binh, liệt sĩ đương nhiên không thể bằng được các gia đình khác. Nhất là đối với các chiến sĩ đang thực hiện và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, nếu không được cộng điểm ưu tiên làm sao có thể so sánh với một học sinh học tập liên tục, có 12 năm liền ngồi trên ghế nhà trường.

Năm nào cũng vậy, đối tượng này là số thí sinh tham gia thi đại học đông nhất. Vì nghĩa vụ của người thanh niên với Tổ quốc, các chiến sĩ phải tạm gác việc riêng tham gia vào quân ngũ, (2 năm đối với quân đội, 3 năm đối với công an) các em không có nhiều thời gian, điều kiện để học tập, ôn luyện, kiến thức bị lãng quên, sẽ gặp khó khăn trong thi cử. Thử hỏi nếu không được cộng điểm ưu tiên với đối tượng này liệu có công bằng.

Tuy nhiên, đối tượng ưu tiên rộng quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Có chăng cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục & Đào tạo nên xem xét thu hẹp diện được cộng điểm ưu tiên, hạ bớt điểm ưu tiên để giảm sự chênh lệnh.

Còn nếu bỏ điểm ưu tiên sẽ là thiệt thòi rất lớn đối với con em dân tộc, vùng sâu vùng xa, biên giởi, hải đảo; con đối tượng chính sách, bộ đội, công an phục viên, xuất ngũ.

Và chắc chắn sẽ liên quan đến nhiều chế độ, chính sách đối với vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số, Luật Nghĩa vụ quân sự…Cần phải có những tham khảo, hội thảo, đánh giá việc cộng điểm ưu tiên, trước khi quyết định vấn đề hệ trọng, liên quan đến đông đảo người dân như vấn đề thi đại học.

Theo Đào Duy Tuấn/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

(LĐTĐ) Trận thư hùng giữa tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bởi một chiến thắng trên sân Gelora Bung Karno không những giúp HLV Troussier làm nên lịch sử mà còn giúp tuyển Việt Nam tiến rất gần đến tấm vé đi tiếp.
Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tin khác

Nhiều giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh

Nhiều giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình tội phạm cũng như vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng len lỏi vào các trường học. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường, thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh.
Bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học, không để xảy ra hiện tượng quá tải

Bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học, không để xảy ra hiện tượng quá tải

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2024 - 2025; bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường học.
149 dự án tranh giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

149 dự án tranh giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

(LĐTĐ) Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 - 2024 có sự tham gia của 74 đơn vị với tổng số 149 dự án dự thi.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Luật Hà Nội

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Luật Hà Nội

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.500 chỉ tiêu theo 4 phương thức tuyển sinh.
Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024

Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024

(LĐTĐ) Sáng 17/3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, báo Tuổi trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở GD&ĐT Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024.
Học sinh quận Ba Đình dẫn đầu Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế vòng Thành phố

Học sinh quận Ba Đình dẫn đầu Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế vòng Thành phố

(LĐTĐ) Với 3 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 12 giải Khuyến khích, học sinh quận Ba Đình (Hà Nội) đã dẫn đầu 30 quận, huyện, thị xã tại vòng thi cấp Thành phố Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế.
Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới

Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới

(LĐTĐ) Năm 2024, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ thông tin.
Dự kiến từ ngày 10/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Dự kiến từ ngày 10/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

(LĐTĐ) Theo kế hoạch dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 10/7 đến 17h ngày 25/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Sắp diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội

Sắp diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 - 11/4 tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông).
Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

(LĐTĐ) Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sự nghiệp giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động