Năm học mới: Công nhân “căng mình” lo học cho con

Năm học 2017-2018 chính thức bắt đầu, cùng với đó là nỗi lo toan của rất nhiều công nhân, người lao động thu nhập thấp khi phải xoay sở đóng đủ thứ tiền học cho con từ: Sách vở, quần áo, quỹ lớp, quỹ trường, máy chiếu, điều hòa…  
nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con Khắc phục khó khăn, học sinh Mù Cang Chải hân hoan ngày tựu trường
nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội dự lễ khai giảng năm học mới 2017-2018

Nặng gánh đầu cấp

Để đảm bảo cho con cái được hưởng trọn vẹn niềm vui ngày tựu trường, nhiều phụ huynh làm công nhân, thu nhập hoàn toàn dựa vào đồng lương eo hẹp đã không khỏi“chóng mặt” với hàng chục khoản lớn bé phải chi dịp đầu năm học mới.

nam hoc moi cong nhan cang minh lo hoc cho con
Để lo đủ các khoản cho con đến trường, nhiều phụ huynh là công nhân phải hết sức tiết kiệm. Ảnh: Mai Phương

Thậm chí, nhiều công nhân để đóng học cho con đã quá quen với cảnh vừa trả tiền nợ tháng trước lại đã vay tiền tiêu cho tháng sau, hoặc cuộc sống làm tháng nào biết tháng đó, không dám nói đến chuyện dư dả đồng ra đồng vào.

Không mất tiền thuê nhà, có hộ khẩu sinh sống tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nên các con chị Đoàn Thị Thu hiện làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long đều được học trường công lập.

Để năm học mới diễn ra thuận lợi, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ra Công văn số 2794 gửi cho các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các tỉnh căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về mức thu học phí, các tỉnh thành phố quán triệt các đơn vị do địa phương quản lý, thực hiện thu học phí theo đúng quy định đã ban hành cho năm 2017-2018 như đã báo cáo Bộ GDĐT.Bộ cũng đề nghị các địa phương cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí.

Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông, các cơ sở giáo dục cần cam kết và nghiêm túc thực hiện. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm. Về thời điểm thu học phí: Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm trên cùng một địa bàn để hạn chế tối đa tác động của học phí đến giá tiêu dùng của địa phương.

Tuy vậy, chị Thu vẫn lo lắng đủ đường khi nói đến chuyện tiền học của con: “Dù nhà trường chưa họp phụ huynh thông báo các khoản thu chi chính thức nhưng “vào” hai đứa lớn đã tốn khoảng chục triệu tiền đầu năm học mới, đứa thứ ba mới tuổi rưỡi thì ở nhà cho ông bà chăm. Nặng gánh nhất là bạn thứ hai năm nay vào lớp 1, mới nhận lớp thôi đã phải đóng hết 1.200.000 đồng, trong đó có 420.000 đồng tiền luyện chữ học hè, còn lại là tiền đồng phục, mua sách giáo khoa. Ngoài ra, còn phải đóng 820.000 đồng tiền quỹ lớp và máy chiếu, chưa tính tiền điều hòa”.

Cũng theo chị Thu, dù con học trường công nhưng chi vượt thu so với mức lương của công nhân nên có nhiều lúc bí chị vẫn phải vay thêm.“Tôi thấy tiền bảo hiểm đóng ở công ty tăng thì chắc khoản bảo hiểm y tế của các con cũng tăng lên. Cứ tăng khoản gì lại thấy lo”, chị Thu băn khoăn.

Tuy nhiên,so với nhiều công nhân ngoại tỉnh khác thì chị Thu cũng tự nhận thấy hai vợ chồng mình đã rất may mắn khi được ở cùng bố mẹ, không tốn tiền thuê nhà, ông bà lại giúp trông nom con cái lúc nhỏ. Thêm vào đó, gia đình chị Thu vẫn làm ruộng nên dôi ra được tiền thóc không phải đi đong gạo, gánh nặng cũng đã giảm được vài phần.

Còn đối với những người đi thuê nhà như chị Hải (quê Thái Bình), làm công nhân công ty chuyên sản xuất vật liệu xây dựng ở Thanh Trì (Hà Nội) thì áp lực tăng gấp đôi. Trong căn phòng trọ rộng 15m2 có tới 5 người sống chung, chị Hải vừa dỗ dành đứa con thứ hai được 6 tháng tuổi vừa tâm sự: “Thằng lớn hơn 3 tuổi, mới lên Hà Nội đi học hơn tháng nay. Trước đó, vợ chồng tôi đã phải gửi cháu cho ông bà dưới quê chăm giúp 2 năm. Mặc dù lên đây tiền học phí của con cao gấp đôi nhưng muốn gần con nên vợ chồng tôi phải chấp nhận thôi”.

Sau thời gian dò hỏi từ đồng nghiệp, chị Hải đã quyết định cho con học trường mầm non tư thục có giá học phí 1,5 triệu đồng/tháng.“Đây là trường rẻ nhất, giá cả hợp lý nhất mà vợ chồng tôi lo được cho con. Xung quanh đây toàn trường học phí gần 2 triệu hoặc 2.5 triệu đồng/tháng”, chị Hải tiết lộ.

Tái mặt lo tiền học cho con

Thường xuyên phải đối mặt với cảnh tiền bạc thiếu trước hụt sau khi 2 con bước vào năm học mới, chị Nguyễn Thị Kim Thoa (nhà ở Từ Liêm, Hà Nội) làm công nhân may có mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng đã phải thốt lên “đầu năm con đi học tái hết cả mặt”.

Được biết, con chị Thoa đứa lớn học lớp 3, đứa bé 2 tuổi. Dù chưa khai giảng năm học nhưng chị đã phải đóng quỹ hội phụ huynh và quỹ nhà trường hết 365.000 đồng cho con gái nhỏ học mầm non. “Đó mới chỉ là tiền thu quỹ chưa đóng các khoản của trường. Năm ngoái đứa lớn đầu năm nhà trường thu 4 triệu đồng, sợ phụ huynh sốc quá nên chia lẻ làm 2 đợt, mỗi đợt 2 triệu đồng. Năm nay cả 2 đứa đi học, tôi dự tính hết khoảng 6 triệu đồng”.

Với tổng thu nhập gần 9 triệu đồng mỗi tháng, dù không mất tiền thuê nhà nhưng bên cạnh tiền học cho con hai vợ chồng chị Thoa còn phải lo tiền ăn uống của cả gia đình. Vì thế, kinh tế trong nhà vị phụ huynh này luôn trong tình trạng, “tháng nào đủ không nói làm gì, tháng nào thiếu lại đi vay, tháng sau lấy lương bù vào tháng trước, không để ra được đồng nào khi phải mua từ cọng rau đến củ dưa hành”.

Làm công nhân lâu năm, cả hai vợ chồng chị Phạm Thị Phương (trọ ở đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì), có mức thu nhập nhỉnh hơn những lao động trẻ ngoại tỉnh. Tuy nhiên, gia đình chị cũng không thoát khỏi gánh nặng tiền bạc đầu năm học của con:“May mắn là chúng tôi làm việc ở ngoại thành nên đăng ký cho cháu 6 tuổi học trường công không quá khó như trong nội thành, chi phí ở mức chấp nhận được. Từ hôm nhận lớp đến nay nhà trường đã thu 650.000 nghìn đồng tiền điều hòa, 700.000 nghìn tiền đồng phục, sách vở. Riêng cháu bé mới 1 tuổi rưỡi, chưa đủ tuổi học trường công đành phải gửi trường tư, học phí mỗi tháng 2 triệu bạc, chưa kể 1 triệu tiền xây dựng trường đã thu lúc mới vào học và tiền ăn uống từng tháng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy một thực trạng chung đối với những cặp vợ chồng cùng làm công nhân là vào thời điểm “nhạy cảm” đầu năm học mọi thứ chi tiêu luôn được cân đối chặt chẽ, từ lúc trẻ con còn đang nghỉ học hè. “Có như thế mới đủ sức trả tiền thuê nhà hàng tháng và có thể gửi ít tiền về quê phụ giúp ông bà già yếu, cũng như tiết kiệm để thực hiện giấc mơ mua nhà ổn định cuộc sống”, chị Phương bộc bạch nỗi lòng trước những nỗi lo toan thường nhật.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động