Mục tiêu 20.000 TS để làm gì?

LĐTĐ -Theo kế hoạch của Đề án, khoảng 10 ngàn giảng viên sẽ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, 10 ngàn giảng viên sẽ được đào tạo ở trong nước và 3 ngàn giảng viên sẽ được đào tạo theo phương thức phối hợp giữa trong và ngoài nước. Vậy, mục tiêu 20.000 TS để làm gì và khi đạt được rồi thì sẽ thế nào?

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trong năm 2013, chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ tăng 9,3%. Do đó, trong năm 2014, tỷ lệ đào tạo tiến sỹ sẽ tăng khoảng 7% và chỉ tiêu thạc sỹ tăng 5% so với chỉ tiêu năm 2013. Đề án 911 nhằm mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Theo kế hoạch của Đề án, khoảng 10 ngàn giảng viên sẽ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, 10 ngàn giảng viên sẽ được đào tạo ở trong nước và 3 ngàn giảng viên sẽ được đào tạo theo phương thức phối hợp giữa trong và ngoài nước. Vậy, mục tiêu 20.000 TS để làm gì và khi đạt được rồi thì sẽ thế nào?

PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đã có trao đổi thêm về vấn đề này.

 

Đào tạo 20.000 tiến sĩ để nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh: minh họa)

Đào tạo 20.000 tiến sĩ để nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh: minh họa)

 

PV: - Thưa ông, Đề án 911 đưa ra tham vọng phải đào tạo 20.000 tiến sĩ  tới năm 2020 là vì mục tiêu gì và khi đã đạt được mục tiêu này thì sẽ thế nào?

 

PGS-TS Bùi Anh Tuấn: Quy mô, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, quyết định nâng cao chất lượng giáo dục đại học.   

 

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT tại Hội nghị Quán triệt Nghị quyết TƯ 8 và Tổng kết năm học 2012-2013 ngày 28/12/2013 vừa qua, so với năm học 2011-2012, năm học 2012-2013 số giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng tăng 6% (từ 85.275 lên 90.617 người); số giảng viên có học hàm Giáo sư tăng 29% (từ 400 lên 517 người); số giảng viên có học hàm Phó Giáo sư tăng 28% (từ 2328 lên 2966 người); số giảng viên có học vị Tiến sĩ tăng 4% (từ 9152 lên 9562 người). 

 

Cũng trong năm học 2012-2013 này, trong tổng số 1262 giảng viên được học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu tại nước ngoài theo các Đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình Học bổng diện hiệp định có 430 người theo học ở trình độ tiến sĩ. 

 

Qua số liệu của báo cáo có thể thấy, về cơ bản, quy mô giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học tăng nhưng số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ còn thấp (khoảng 10%). Do vậy, việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là cần thiết.

 

Đề án 911 là một trong những đề án của Chính phủ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ trong giai đoạn 2010-2020 bằng nguồn ngân sách nhà nước.

 

Hiện tại, Đề án 911 mới đi được 1/3 chặng đường và kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch của giai đoạn này do nguồn tuyển từ các trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới các cơ sở giáo dục đại học cần phải chủ động tích cực hơn nữa để tham gia vào Đề án. Như vậy, mục tiêu đến 2020 của Đề án 911 mới có thể hoàn thành theo đúng kế hoạch. 

 

PV:- Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay số lượng tiến sĩ của Việt Nam đang nhiều nhất Đông Nam Á, nhưng số công bố khoa học lại thấp hơn cả một trường của Thái Lan. Bất cứ cái gì cũng đi xin, đi mua, hoặc coppy từ nước khác, vậy khi đặt ra mục tiêu 20.000 tiến sĩ đó Bộ GD-ĐT hướng tới mục đích để làm gì, thưa ông?

 

PGS-TS Bùi Anh Tuấn: Như đã đề cập, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%. Tỉ lệ này là thấp so với yêu cầu của các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Mục đích của Đề án 911 là giải quyết vấn đề chất lượng của giảng viên thông qua việc tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục đại học. 

 

Đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911 có 3 phương thức triển khai: đào tạo hoàn toàn ở ngoài nước, đào tạo hoàn toàn ở trong nước và đào tạo phối hợp cả trong và ngoài nước. Các trường tham gia đào tạo theo các hình thức ở trong nước và phối hợp phải có đề án trình Bộ và đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng.

 

Mục đích của việc kết hợp triển khai cả 3 phương thức đào tạo là nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước có cơ hội tiếp cận, so sánh, tham khảo và học tập kinh nghiệm trong quy trình đào tạo tiến sĩ của các nước trong khu vực và trên thế giới, giúp tăng hiệu quả của các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước, tăng tính ứng dụng của nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

 

PV:- Tình trạng đạo luận văn, học hộ tiến sĩ đã được ghi nhận, đặt mục tiêu đó có nặng về thành tích khiến những tiêu cực càng nhiều hơn không, thưa ông?

 

PGS-TS Bùi Anh Tuấn: Tình trạng đạo luận văn, học hộ tiến sĩ là có trong thực tế nhưng hiện tượng này là cá biệt. Thời gian qua, việc kiên quyết xử lý những trường hợp đạo văn, học hộ tiến sĩ đã nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội và là lời cảnh tỉnh cho những cá nhân có ý định tiêu cực.

 

Đề án 911 xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cả hệ thống. Không thể vì những cá nhân vi phạm mà đánh giá không cao tính tích cực và hiệu quả của Đề án. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức chuyên môn cũng là ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của giảng viên. 

 

PV: - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đổi mới giáo dục thì phải đổi mới ngay từ bộ, vậy bộ hiểu chỉ đạo đó của Phó Thủ tướng thế nào?Theo ông, bệnh thành tích có phải là một rào cản lớn cho cái sự đổi mới giáo dục không?

 

PGS-TS Bùi Anh Tuấn: Theo tôi, chỉ đạo của Phó Thủ tướng là đúng đắn.

 

Việc đổi mới phải được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành những cá nhân tham gia làm giáo dục và liên quan đến giáo dục. Trong quá trình này, Bộ GD-ĐT phải là cơ quan đi đầu.

 

Thực tế, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, trong đó có việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Trước và sau khi Luật giáo dục đại học có hiệu lực, các trường đại học, cao đẳng được giao quyền tự chủ khá đầy đủ về nhân sự, tài chính và đào tạo. Tuy nhiên tự chủ phải đi liền với tự chịu trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và phải có lộ trình do xuất phát điểm và quá trình phát triển của các trường không như nhau.   

 

Trong báo cáo tại Hội nghị ngày 28/12/2013 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã rất thẳng thắn chỉ rõ những gì đã làm được và những gì chưa làm được trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Bộ. Bộ GD-ĐT cũng  luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, các thầy cô giáo, của người học, của các tầng lớp xã hội giúp cho công tác quản lý và xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học có hiệu quả hơn.

 

PV: -Xin cảm ơn ông!

 

Nguồn Đất Việt

 

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Xem thêm
Phiên bản di động