Mùa xuân ở làng chài

(LĐTĐ) Nhắc đến Vạn Vĩ (Ðan Phượng, Hà Nội) hẳn ai cũng mường tượng ra cái địa điểm dân chài quần cư được cách đây hơn trăm năm. Nghe các cao niên kể, căn cố của làng xuất phát từ thôn Ðại Thần (xã Ðồng Tháp) rồi dần sáp nhập với làng Ðịch Vỹ (xã Phương Ðình) và xã Trung Châu… qua đủ sự biến thiên, hội họp như vậy rồi mới trở thành làng chài Vạn Vĩ như ngày nay. 
mua xuan o lang chai Làng chài những ngày giáp Tết
mua xuan o lang chai 6 làng chài đẹp nhất nên khám phá ở đảo Phú Quốc

Có kinh nghiệm tích lũy qua những năm tháng lênh đênh trên con nước nên người làng chài Vạn Vĩ thường chia mùa cá thành 2 “khúc” khác biệt. Thời gian dễ kiếm cá nhất là vào khoảng tháng Ba đến hết tháng Tám (âm lịch), sông có nguồn cá dồi dào, thời gian còn lại trong năm lượng cá kiếm được không đáng là bao.

mua xuan o lang chai
Lễ hội rước nước trên sông.

Nay dưới sự định hướng và hỗ trợ của chính quyền địa phương, người Vạn Vĩ phần lớn đã chuyển lên bờ định cư, giã từ đời sống sông nước lênh đênh. Nhắc chuyện này, một cán bộ địa phương bảo hiện vẫn còn số ít hộ dân sống dựa vào sông nước. Nhưng chung quy cuộc sống của người dân đã thay đổi khá nhiều so với trước. Trẻ nhỏ đã được đến trường đầy đủ, cuộc sống tuy còn khó khăn, nhưng đã no ấm hơn…

Quả thực, đến với làng chài Vạn Vĩ những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp không khí nô nức ngày xuân. Có người từng hóm hỉnh mà so sánh vui rằng, cuộc sống của người dân nơi đây nếu đem so với 10 năm trước hẳn là một sự khác biệt tựa như đang đi xe đạp được “nâng đời” chuyển lên xế hộp. Ấy là hàm nghĩa ám chỉ cuộc sống cơm áo của những người từng một thuở bị gọi “cơm niêu nước lọ” nay đủ đầy, khấm khá.

mua xuan o lang chai
Cuộc sống người dân làng chài giờ đã bớt khó khăn.

Theo đó, ít năm gần đây, người dân vạn chài nơi đây đã mạnh dạn góp tiền, vay vốn để mua tàu chở vật liệu xây dựng. Ngoài ra, bà con thay vì lênh đênh kiếm tôm, bắt cá nay họ đầu tư nuôi cá lồng để xuất bán, coi đây như nguồn thu nhập chính. Duy chỉ có điều, những lồng cá này người làng phải nuôi trải khắp tứ xứ, từ các xã như: Chu Phan, Thạch Đà (Mê Linh) đến Trung Hà, Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc)... ít có bè lồng nào quần tụ ở làng.

Ở làng chài Vạn Vĩ người dân bao thế hệ nối tiếp nhau sinh sống, vật lộn trên sông nước để lao động, chiến đấu và tồn tại. Trong điều kiện thực tế ấy dân chài đã sáng tạo, xây dựng cho mình những sản phẩm văn hóa mang đặc tính văn hóa sông nước. Nói cách khác họ có nét văn hóa riêng so với người dân định cư trên bờ.

Theo tìm hiểu riêng của người viết, hầu hết các làng chài trên sông Hồng cũng như làng chài Vạn Vĩ đều có tục thờ thần Hà Bá linh thần. Ngoài ra họ còn phụng thờ các thần khác như Lạc Long Quân (Lạc Long Vương), thần Linh Thông, thần Linh Ứng, thần Ngư Phụ tiên sư…

Và lễ hội rước nước trên sông vào giữa đêm thường tổ chức đêm mùng 9, sáng mùng 10 tháng Giêng ở Vạn Vĩ cũng là nhằm tưởng nhớ và mong cầu Hà Bá linh thần ban cho dân trong vùng một năm thuận lợi, xuôi chèo mát mái. Các cao niên trong làng kể, ở Vạn Vĩ cứ đều đặn hàng năm từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Hai Âm lịch sẽ tiến hành lễ xuống lưới. Từ ngày 23 đến ngày 25 tất thảy người làng sẽ giong thuyền đi đánh cá. Trong thời gian này, mọi ngư dân đều phải để lại con cá to nhất để cúng Hà Bá. Gia đình nào có cá to nhất làng được chọn làm vật cúng thần, đó là vinh dự lớn.

Theo tìm hiểu riêng của người viết, hầu hết các làng chài trên sông Hồng cũng như làng chài Vạn Vĩ đều có tục thờ thần Hà Bá linh thần. Ngoài ra họ còn phụng thờ các thần khác như Lạc Long Quân (Lạc Long Vương), thần Linh Thông, thần Linh Ứng, thần Ngư Phụ tiên sư… Và lễ hội rước nước trên sông vào giữa đêm thường tổ chức đêm mùng 9, sáng mùng 10 tháng Giêng ở Vạn Vĩ cũng là nhằm tưởng nhớ và mong cầu Hà Bá linh thần ban cho dân trong vùng một năm thuận lợi, xuôi chèo mát mái.

Theo các cao niên trong làng kể, ở Vạn Vĩ cứ đều đặn hàng năm từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Hai Âm lịch sẽ tiến hành lễ xuống lưới. Từ ngày 23 đến ngày 25 tất thảy người làng sẽ giong thuyền đi đánh cá. Trong thời gian này, mọi ngư dân đều phải để lại con cá to nhất để cúng Hà Bá. Gia đình nào có cá to nhất làng được chọn làm vật cúng thần, đó là vinh dự lớn.

Liên quan đến hội rước nước đêm ở Vạn Vĩ cũng hết sức huyền ảo và kỳ lạ. Theo đó, lễ này được ấn định tổ chức vào đêm mùng 9 tháng Giêng hàng năm, giữa thời điểm chuyển giao đêm và ngày. Mang ý nghĩa thiêng liêng nên dù chẳng ai bảo nhưng hễ là người Vạn Vĩ hoặc dân làm nghề chài lưới quanh vùng thì thời điểm này lại trống giong, cờ mở tham dự lễ.

Đoàn rước theo đó cứ thế mà đông dần. Dù vậy, trên cơ bản thì đoàn luôn ấn định số lượng gồm 1 phà lớn và 50 thuyền nhỏ xuất phát từ bến đình làng Vạn Vĩ. Đoàn nô nức di chuyển ngược mãi lên tận miếu Đình Nguyên (Mê Linh) mới dừng lại làm lễ lấy nước trên sông. Đến khúc sông đã chọn trước, chẳng ai bảo nhưng các thuyền lớn nhỏ đều tự động nối đuôi nhau lượn tròn rồi mới tiến hành nghi lễ.

Chủ lễ - một cao niên được kính trọng bậc nhất trong làng, am hiểu thủ tục, văn khấn sẽ đại diện múc từng gáo nước thiêng giữa dòng, nghiêng vào bình thiêng. Lễ được bắt đầu với bài tế cầu mong cho đất nước bình yên, cho người dân chài lưới Vạn Vĩ khấm khá hơn, đỡ vất vả hơn trong năm tới.

Ngày mới ở làng vạn chài Vạn Vĩ, những chiếc thuyền sau những thời khắc vui hội lại nối đuôi nhau rời bến mang theo mong ước “thuận chèo mát mái” như khát vọng ấp ủ suốt bao đời của những ngư dân chất phác.

Khi nhận đủ lượng nước thiêng, đoàn thuyền xoay quanh thuyền rồng, quay nhiều vòng rồi mới về đình. Bình nước thiêng sau khi được rước về đình cũng được đặt trang trọng để người dân hương khói, thờ phụng cẩn thận cho đến mùa lễ sau.

Khi đám rước trở về đình trên sông cũng là lúc ánh bình minh trải những tia nắng ban mai trên mặt nước sông. Đến đây hội rước tiến hành nghi thức tế lễ yên vị. Nghe kể, xưa hội rước trên sông kéo dài đến mãi tận 5h ngày hôm sau, nay kết thức sớm hơn nhưng mọi việc vẫn được diễn ra trật tự, tôn nghiêm.

Sáng ngày 25 (ngày chính hội) bên những con thuyền cắm cờ hội, người dân lại nô nức theo nhau về bến. Đại biểu từ các phường vạn ở đầu nguồn Yên Bái xuống, Hà Nội ngược lên tất thảy đều họp về thăm hội. Người dưới sông, trên cạn, cả quan khách từ tỉnh, huyện kéo về, không khí lễ hội chan hoà mang đậm không gian văn hóa vạn chài.

Áng chừng người dân đã tề tựu về bến đông đủ, Ban khánh tiết sẽ tiến hành tuyển chọn những con cá lớn nhất để dâng cúng thần linh. Những con cá nguyên, tươi sống, đạt tiêu chuẩn được đặt lên mâm đồng dâng lên bàn thờ, tế lễ thần linh. Riêng số cá còn lại một phần giành cho tiệc cá chung của làng, phần khác chia đều cho dân làm lễ tại nhà.

Trong chuyến đi tìm hiểu về những phong tục đón Tết trên khắp các làng chài, trong đó có Vạn Vĩ khiến tôi nhận thấy một điều: Dường như hương vị của mùa xuân trên những ngôi làng ven chân sóng đọng lại lâu hơn, bởi sự sôi động, phong phú về đời sống văn hóa. Đó không chỉ là việc trẩy hội mùa xuân mang ý nghĩa cầu ngư mà còn được thể hiện qua các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian. Đó còn là các tiết mục đậm tính sông nước như đua thuyền, đi cà kheo, kéo co, đánh cờ người...

Đức Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

(LĐTĐ) Đơn vị thi công vừa tiến hành quây rào, thi công một số hạng mục đầu tiên của dự án chỉnh trang, xây dựng khu vực hồ Thiền Quang. Dự án dự kiến hoàn thành trước Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024.
Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới

Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới

(LĐTĐ) Tuyến phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, đang được chỉnh trang, cải tạo, dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành và gắn biển nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Đẩy mạnh phòng chống cháy, nổ tại các căn hộ cho thuê

Đẩy mạnh phòng chống cháy, nổ tại các căn hộ cho thuê

(LĐTĐ) Trước tình hình cháy, nổ xảy ra tại các khu dân cư, hộ gia đinh, chung cư, nhà cao tầng, khu nhà trọ vừa qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì đã vào cuộc đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý, tuyên truyền về phòng chống cháy nổ trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động