Mua sim cũ giá cao: Coi chừng vô tình phạm pháp

Bán sim điện thoại đã sử dụng với giá 700.000 đồng/sim không cần thiết là sim chính chủ cho những “đầu nậu” có nhu cầu, nhiều người vô tình sa vào bẫy phạm pháp hay trở thành con nợ của các khoản vay tín chấp lãi suất “cắt cổ”.
mua sim cu gia cao coi chung vo tinh pham phap Thêm “siêu sim” được chuyển nhượng với giá gần 3 tỷ đồng
mua sim cu gia cao coi chung vo tinh pham phap Vietpay bị tố lừa đảo

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện tình trạng mua lại sim điện thoại đã sử dụng với giá rất cao. Sim được mua không nhất thiết phải là sim chính chủ, không quan trọng số đẹp hay xấu nhưng sim phải sử dụng trên 6 tháng và chưa được dùng để vay các khoản vay tiêu dùng tín chấp. Trước khi mua, người mua sẽ yêu cầu chủ sim thực hiện nhiều cú pháp nhắn tin để kiểm tra khả năng vay tiêu dùng của sim. Khi đảm bảo tất cả các điều kiện đưa ra, sim sẽ được thu mua với giá ít nhất 700.000 đồng.

mua sim cu gia cao coi chung vo tinh pham phap
Nhiều người sập bẫy lừa đảo của hành vi mua sim cũ giá cao

Việc thu mua sim diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, tại nhiều nhóm, trang, “đầu nậu” dùng những lời có cánh để thu hút người bán. Riêng tại nhóm Rao bán mua vặt mỗi ngày xuất hiện không dưới 5 tin bài mua sim. PV đã liên hệ với một người mua nhằm tìm hiểu thông tin, họ đưa ra 1 số cú pháp tin nhắn để PV kiểm tra xem sim có đủ điều kiện hay không. Các cú pháp soạn tin là Fe…, OCB… gửi đến 1 số tổng đài. Tuy nhiên, khi được PV hỏi mục đích sử dụng, tất cả người bán đều không trả lời.

Thế nhưng, nhiều người không biết, những cú pháp người mua hướng dẫn chính là cách kiểm tra sim có đủ điều kiện vay tín chấp hay không. Cụ thể hơn, 2 cú pháp với 2 mã lệnh là 2 cơ sở cho vay tiền bằng sim điện thoại. Khi sim được bán có đủ điều kiện vay, người mua chỉ cần nhắn tin theo cú pháp tra thông tin của mỗi nhà mạng có thể tra ra tên, số chứng minh thư đăng kí sim.

Khi có tất cả các thông tin trên, người bán sử dụng những chiếc sim mua được như một vật “thế chấp” để vay các khoản tín dụng từ 20 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng. Khi đó, người vay một đằng hưởng tiền ẩn sau “mặt nạ” là chủ sử dụng chiếc sim cũ. Vô tình, người bán sim tiếp tay cho mục đích không trong sáng của nhiều người, nhất là đẩy nhiều cá nhân hoặc chính bản thân thành con nợ tín dụng với lãi suất “cắt cổ” dù không vay mượn bất cứ ai.

Mỗi chiếc sim điện thoại đang được sử dụng (kể cả “sim rác”) đều được đăng kí bởi 1 số chứng minh thư, bằng cú pháp đơn giản, ai cũng có thể tra ra thông tin đăng kí thuê bao. Với cách thức cho vay tín chấp mới hiện nay, người vay chỉ cần sử dụng số điện thoại, số chứng minh thư làm tin đã tạo lỗ hổng cho nhiều kẻ tham lợi dụng. Chính lẽ đó, không dưng câu chuyện mua sim cũ giá cao xuất hiện trên thị trường. Vì một chiếc sim cũ được mua giá chưa đến 1 triệu đồng nhưng có thể mang về khoản “lợi nhuận” hàng chục triệu đồng.

Mỗi chiếc sim điện thoại đang được sử dụng (kể cả “sim rác”) đều được đăng kí bởi 1 số chứng minh thư, bằng cú pháp đơn giản, ai cũng có thể tra ra thông tin đăng kí thuê bao. Với cách thức cho vay tín chấp mới hiện nay, người vay chỉ cần sử dụng số điện thoại, số chứng minh thư làm tin đã tạo lỗ hổng cho nhiều kẻ tham lợi dụng. Chính lẽ đó, không dưng câu chuyện mua sim cũ giá cao xuất hiện trên thị trường. Vì một chiếc sim cũ được mua giá chưa đến 1 triệu đồng nhưng có thể mang về khoản “lợi nhuận” hàng chục triệu đồng.

Mặc dù nhiều nhà mạng kiên quyết thu hồi “sim rác” nhưng thực tế, việc mua bán sim không chính chủ vẫn rất dễ dàng. Nhiều cá nhân mặc định, sim không chính chủ, bản thân cũng không chịu thiệt thòi, liên quan khi sim bị sử dụng với mục đích xấu. Tuy nhiên, bất kể là sim chính chủ hay không, khi mua bán sim đã qua sử dụng mà không chuyển đổi thông tin cá nhân sim, người chịu thiệt vẫn là người bán.

Theo Luật sư Nguyễn Hải Nam (Đoàn Luật sư Hà Nội), “Luật Viễn thông năm 2009 nghiêm cấm hành vi sử dụng thông tin riêng (số thuê bao điện thoại) của người khác một cách trái phép. Trong Nghị định 174/2013/NĐ-CP cũng quy định, người sử dụng trái phép có thể bị xử phạt số tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng. Ngoài ra, tự tiện dùng số điện thoại của người khác trong giao kết hợp đồng, sau đó có tình lẩn trốn, không chịu trả nợ là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.

Tin khác

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

Sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm

(LĐTĐ) Dự kiến, người lái xe vi phạm phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng, khi chưa bị trừ hết điểm thì được phục hồi đủ 12 điểm...
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội

(LĐTĐ) Các vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội...
Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

Sử dụng xe công đi lễ hội trái quy định bị phạt đến 20 triệu đồng

(LĐTĐ) Đầu năm mới, nhiều người tranh thủ đi lễ hội, vừa du xuân, vừa cầu mong một năm mới bình an. Nhưng nếu sử dụng xe công để đi lễ hội không theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt.
Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

Chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Trong dịp Tết, người dân chỉ nên chơi tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, cờ thế… mang tính chất giải trí, không kèm theo được, mất lợi ích vật chất, để tránh vi phạm pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động