Mối nguy từ các dự án tổng thầu EPC rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc!

Hàng loạt dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC thời gian qua đã khiến dư luận giật mình vì sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong nước.

Hơn 10 năm qua, thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí - NARIME (Bộ Công Thương) thì nhiều dự án trọng điểm thuộc những lĩnh vực an ninh năng lượng của nền kinh tế VN là thủy điện, nhiệt điện, ximăng, bauxite, sàng tuyển than... đều do nhà thầu Trung Quốc trúng thầu với giá thấp, nhưng để lại những hệ luỵ như chậm tiến độ, điều chỉnh giá, đưa lao động phổ thông vào VN...

Phụ thuộc do Luật đấu thầu?

TS. Phạm Sỹ Thành, GĐ Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhìn nhận rằng sự phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Mối nguy từ việc doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu phần lớn các dự án “chìa khoá trao tay” (EPC) với những dự án trọng điểm mới là điều đáng lo ngại.

Viện Nghiên cứu cơ khí đưa ra con số, ngành công nghiệp ximăng có 24 nhà máy thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu EPC, tỉ lệ nội địa hoá trong nước rất thấp không lớn hơn 3% (phần lớn là 0%) do nhà thầu dành toàn bộ phần việc của thầu phụ, thậm chí mang cả người Trung Quốc sang làm những công việc giản đơn như khuân vác, phụ hồ...

Tương tự, với nhiệt điện đốt than, trong 20 dự án có tới 15 dự án nhà thầu Trung Quốc trúng thầu EPC với tỷ lệ nội địa hóa 0%. Ngành công nghiệp nhôm và bauxite, cả 2 dự án bauxite do Tập đoàn CN Than- Khoáng sản VN làm chủ đầu tư đều do Trung Quốc làm tổng thầu EPC với tỷ lệ nội địa hóa chỉ vỏn vẹn 2%. Với các nhà máy sàng tuyển than, Vinacomin đầu tư 3 nhà máy thì cả 3 đều do Trung Quốc làm tổng thầu.

Trong 10 dự án trọng điểm về hạ tầng, giao thông, năng lượng, hoá chất, luyện kim của VN đều có nhà thầu Trung Quốc tham gia, trong đó phải kể đến như công trình đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, nhà máy gang thép Lào Cai, nhiệt điện Duyên Hải 1, nhiệt điện Mông Dương 2... đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc..

Mối nguy từ các dự án tổng thầu EPC rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc!

Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh - một trong những công trình do nhà thầu Trung Quốc xây dựng. Ảnh: Giang Huy

Lý giải cho việc này, nhiều quan chức có trách nhiệm thường đổ lỗi cho việc nhiều dự án vốn đầu tư phải vay từ Trung Quốc, họ đặt ra các điều kiện như phải mua thiết bị từ chính nước họ hoặc không được bảo hộ cho các nhà chế tạo thiết bị trong nước. Thứ hai, là Luật Đấu thầu ưu tiên đơn vị trúng thầu giá rẻ mà không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, không ưu tiên đúng mức tỷ lệ nội địa hóa. Do vậy hầu hết các dự án rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Khi đó, các nhà máy chế tạo của VN hầu như không có cơ hội tham gia như nhà thầu phụ.

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là cơ chế chính sách đã ban hành để hỗ trợ cho sản xuất trong nước đã bị các chủ đầu tư “biến tướng”. Một số chủ đầu tư “ngại” dùng thiết bị sản xuất trong nước, thích nhập ngoại.. Hậu quả dẫn đến không ít dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu liên tiếp bị chậm tiến độ, yêu sách đội vốn đầu tư hoặc bài bây không thi công dẫn đến không ít hệ luỵ.

Doanh nghiệp VN phải tự chủ

GS.TS. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Khoa học Kinh tế VN cho rằng, phụ thuộc vào Trung Quốc không khác nào “con dao 2 lưỡi”. Dù là nước lớn nhưng ý đồ thâu tóm, không muốn các nước láng giềng phát triển nhanh về kinh tế, mà phải chịu phụ thuộc vào Trung Quốc là ý đồ không phải mới phát sinh từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 mà đã ngấm ngầm từ hàng chục năm nay.

Với động thái Trung Quốc dành được hầu hết các dự án trọng điểm làm tổng thầu EPC, một lần nữa cho thấy vấn đề an ninh năng lượng, an toàn, chất lượng các công trình trọng điểm của VN cần được đặt ra cấp thiết. TS Phạm Sĩ Thành cho biết, ở nhiều nước nếu ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, họ có danh mục cấm các nhà thầu tham gia đấu thầu các công trình trọng điểm, nhưng VN hiện chưa có điều luật này.

Để khắc phục những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra trong tương lai, giải pháp được các chuyên gia đề cập là VN cần hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện hơn cho nhà thầu trong nước và vật tư, sản phẩm chế tạo trong nước. Đưa nguồn gốc xuất xứ hàng hoá vào tiêu chí đánh giá có mức độ ưu tiên cho phần dịch vụ thiết bị chế tạo trong nước, không chỉ xét tiêu chí giá rẻ, mà cần quan tâm đến vòng đời kỹ thuật dự án thì nhà thầu Trung Quốc sẽ hạn chế cơ hội trúng thầu.

Ngoài ra, việc VN tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại quốc tế cũng sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, với điều kiện các DN VN ngày càng mạnh lên để có nội lực so găng với đối thủ sát vách “lắm võ nhiều mưu”.

Theo Lao động

 

Nên xem

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.

Tin khác

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

(LĐTĐ) Thi đua làm theo lời Bác đã đưa Rạng Đông vượt qua mọi thách thức, phát triển, đưa Rạng Đông trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành chiếu sáng. Năm 2024 cũng là năm khởi đầu cho một Rạng Đông mới - Rạng Đông nghệ cao, Rạng Đông của xu hướng chuyển đổi kép: Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh
Xem thêm
Phiên bản di động