Mở rộng thẩm quyền chứng thực của UBND cấp Xã, Huyện vẫn còn vướng mắc

Từ ngày 10/4/2015, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã sẽ có thêm thẩm quyền chứng thực một số hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân và người có thẩm quyền chứng thực. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc khi triển khai nghị định này.

Cần thiết

Trước đây việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị trên 50 triệu đồng thì thuộc thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng; còn UBND cấp xã không được giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản.

Theo Luật Nhà ở năm 2014 thì UBND cấp xã (nơi có nhà ở) có thẩm quyền thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở. Tuy nhiên, riêng về hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản thì UBND cấp xã vẫn không có thẩm quyền. Chính vì vậy đã gây ra một số bất hợp lý như việc quy định hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản phải do tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận hoặc do UBND cấp huyện thực hiện chứng thực (đối với hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng) đã gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại vì UBND huyện ở cách xa nơi người dân sinh sống và giao thông đi lại thường gặp nhiều khó khăn.

Mở rộng thẩm quyền chứng thực của UBND cấp Xã, Huyện vẫn còn vướng mắc
Với quy định mới, người dân sẽ có nhiều thuận lợi khi đi chứng thực.

Thêm vào đó, việc xác định giá trị của bất động sản (trên hoặc dưới 50 triệu đồng) thường không đảm bảo chính xác, nhiều trường hợp các bên giao dịch có thể khai man về giá trị tài sản và nhiều trường hợp người thực hiện chứng thực cũng rất khó để có thể xác minh hoặc xác minh sẽ mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, việc xác định “mốc” 50 triệu đã được Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định cách đây gần 15 năm đã trở nên bất hợp lý…

Một điểm nữa, theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải ký trước mặt người có thẩm quyền chứng thực. Tuy nhiên quy định này không khả thi khi thực hiện cơ chế một cửa, người có thẩm quyền chứng thực thường không có mặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Nghị định 79 không quy định các giấy tờ, văn bản không được dịch nên trong quá trình chứng thực rất nhiều trường hợp các giấy tờ được dịch chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc có nội dung trái đạo đức… nhưng Phòng Tư pháp không có cơ sở để từ chối.

Nghị định 23 được ban hành thay thế NĐ 79 đã khắc phục được những hạn chế cơ bản. Cụ thể: Việc giao cho UBND cấp xã thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản là tận dụng được cơ sở vật chất và nhân lực sẵn có của UBND cấp xã, tránh lãng phí. Thêm vào đó đa số trường hợp người thực hiện chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã thường nắm rõ về nhân thân, có mối quan hệ quen biết với chủ thể giao dịch, biết rõ đối tượng giao dịch sẽ đảm bảo nhanh gọn do giảm bớt thời gian xác minh.

Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

NĐ 23 cũng quy định các giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký của người dịch: Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ; Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung; Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch; Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự…

Vướng mắc

NĐ 23/2015/NĐ-CP đã cơ bản giải quyết được những bất cập của NĐ 79, tuy nhiên theo luật sư Nguyễn Thị Quyên (Cty TNHH Luật Everest), đối với việc chứng thực những giao dịch có liên quan đến hình thức, nội dung, trình tự thủ tục thực hiện hợp đồng thì hiện Nghị định 23 chưa quy định cụ thể, rõ ràng. Điều này ít nhiều có thể khiến cán bộ làm công tác chứng thực ở cơ sở lúng túng. Thêm vào đó, khi được giao thêm thẩm quyền này, không phải Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND xã, phường nào cũng nắm vững Luật. Do đó, giai đoạn đầu triển khai thực hiện có thể ở một số địa phương sẽ xảy ra sai sót trong công tác chứng thực!?

Mở rộng thẩm quyền chứng thực của UBND cấp Xã, Huyện vẫn còn vướng mắc
Luật sư Nguyễn Thị Quyên

Một vướng mắc nữa đó là các trường hợp giao dịch khác như di chúc, đặt cọc, phía UBND xã sẽ không nắm được do pháp luật không yêu cầu phải đăng ký các giao dịch này ở xã. Thực tế đã có những trường hợp giao dịch khi bị ngăn chặn, không thực hiện được ở tổ chức hành nghề công chứng, người dân liền tìm đến UBND cấp xã để chứng thực hoặc ngược lại. Kết quả là cùng một “sổ đỏ” nhưng có khi được đem đi giao dịch với nhiều người, dẫn đến các tranh chấp, khiếu kiện.

Theo quan điểm của một số chuyên gia về luật, để NĐ 23 thực sự đi vào cuộc sống cần tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác chứng thực ở xã phường, hạn chế tối đa rủi ro. Cùng với đó, phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố cũng cần tham mưu để triển khai thủ tục hành chính liên quan đến công tác chứng thực cho tốt. Quy trình thủ tục tốt, chắc chắn thì mới không phát sinh tiêu cực.

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động