Mang cơm đi làm: Tránh 5 điều sau

Dân văn phòng thường bận rộn với công việc nên vô tình tạo ra những thói quen ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt trong việc ăn uống.
mang com di lam tranh 5 dieu sau Không ít người ăn những thực phẩm rước bệnh này
mang com di lam tranh 5 dieu sau Mùa thi nên ăn gì để tăng cường trí nhớ?

Nhiều người thường có thói quen mang cơm trưa đi làm thay vì ăn ngoài. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chính thói quen này cũng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe.

mang com di lam tranh 5 dieu sau

1. Ăn cơm trưa tại bàn làm việc

Theo Boldsky, các nhà nghiên cứu cho biết ăn trưa tại bàn làm việc đồng nghĩa với việc bạn ngồi nhiều hơn. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe, bởi nếu như bạn ngồi một chỗ gần như suốt ngày gây ra các bệnh tim, đau vai, lưng.

Hơn nữa những người ăn trưa tại bàn làm việc có khuynh hướng tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo, thiếu dinh dưỡng, gây tổn hại tới hệ thống tiêu hóa. Thậm chí tăng nguy cơ mắc cholesterol cao, cao huyết áp và tim mạch.

Ngoài ra, bàn làm việc là nơi sinh sản và phát triển của vô số vi khuẩn. Ăn trưa thường xuyên tại bàn sẽ vô tình lây nhiễm vi khuẩn, gây mầm bệnh cho chính bạn.

2. Không sử dụng hộp đựng thực phẩm chuyên dụng

Để tiết kiệm hoặc muốn giảm trọng lượng khi mang cơm đi làm, nhiều người thường tận dụng các hộp nhựa để đựng đồ ăn mà không chú ý đến chất lượng. Tuy nhiên, thói quen này lại gây ra những tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, việc sử dụng các loại hộp đựng kém chất lượng sẽ thôi nhiễm các chất độc hại.

mang com di lam tranh 5 dieu sau
Không nên sử dụng hộp nhựa kém chất lượng khi mang cơm đi làm. Ảnh: Internet

Do đó, nên sử dụng các hộp đựng cơm chuyên dụng hoặc đồ thủy tinh. Nếu dùng sản phẩm nhựa nên lựa chọn chỗ uy tín, dùng sản phẩm nhựa trắng sẽ tốt hơn nhựa màu. Đặc biệt, việc sử dụng hộp nhựa chuyên dụng còn có thể dùng trong lò vi sóng nên rất thuận tiện và an toàn.

3. Cho thức ăn nóng vào hộp

Vì quá bận rộn nên nhiều người thường cho luôn cơm và thức ăn còn nóng vào hộp ngay khi vừa nấu xong. Điều này sẽ khiến thức ăn của bạn dễ bị hấp hơi, nhanh bốc mùi, dẫn đến thiu. Đặc biệt, nếu bạn dùng phải những loại hộp nhựa đựng thực phẩm một lần hoặc kém chất lượng còn khiến thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại từ các sản phẩm nhựa này.

4. Dùng thức ăn từ tối qua để mang đi làm

Mang thức ăn nấu sẵn từ bữa tối hôm trước là thói quen của nhiều người nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, một số thực phẩm đã chế biến nếu để qua đêm sẽ bị biến chất và không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các món canh. Ngoài ra đối với các món ăn từ đậu phụ, hải sản, trứng, nấm... nên hạn chế dùng lại khi đã để qua đêm. Vì những thực phẩm này có thể bị biến đổi protein hoặc sản sinh ra vi khuẩn gây hại.

Do đó, sắp xếp thời gian để có một bữa ăn chất lượng vào buổi trưa nhé.

5. Để chung cơm và thức ăn vào một hộp

mang com di lam tranh 5 dieu sau
Không nên để chung cơm với thức ăn. Ảnh: Internet

Để tránh cồng kềnh và tiết kiệm hộp đựng, nhiều người có thói quen để chung cơm và thức ăn vào một hộp đựng. Mỗi món ăn có một thời điểm chế biến và thời điểm hỏng, mốc, lên men khác nhau.

Do đó, nếu để chung, nguy cơ lây nhiễm khuẩn sẽ tăng cao, nhất là khi để đồ xào nấu có nước xốt chung với cơm trắng. Chị em nội trợ nên lựa chọn loại hộp cơm có nhiều ngăn hoặc dùng giấy bạc siêu thị để gói riêng từng loại thực phẩm.

Theo Nguyên Hà/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động