Luồng gió mới cho tranh dân gian Đông Hồ

(LĐTĐ) Bên cạnh những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng của làng tranh dân gian Đông Hồ trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ cũng đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo để giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống này. 
luong gio moi cho tranh dan gian dong ho Hoạt động văn hóa về tranh dân gian Đông Hồ tại Hà Nội và Bắc Ninh

Quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền

Theo một số nghệ nhân của làng nghề tranh Đông Hồ, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau khi hòa bình lập lại, nhiều gia đình có truyền thống làm tranh đã chuyển sang nghề làm vàng mã, mở rộng buôn bán các mặt hàng dân dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

luong gio moi cho tranh dan gian dong ho
Tranh dân gian Đông Hồ được trưng bày tại chương trình Tết Việt năm 2018. Ảnh: P.B

Đứng trước nguy cơ dân làng bỏ nghề làm tranh để hướng theo các ngành nghề khác có thu nhập cao, chính quyền địa phương đã giao trọng trách cho nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đứng ra tập hợp 50 nghệ nhân của làng có tâm huyết và tay nghề cao thành lập Hợp tác xã sản xuất tranh dân gian Đông Hồ.

Nhờ đó hàng loạt các bức tranh dân gian đạt đến trình độ cao, nổi tiếng như: Đám cưới chuột, Gà trống, Đánh ghen, Vinh hoa phú quý… đã được gìn giữ. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm vận hành với đầy nỗ lực của các nghệ nhân trong Hợp tác xã tranh Đông Hồ, dòng tranh nổi tiếng này lại đứng trước bước ngoặt về kinh tế và các điều kiện đổi mới của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển hội nhập chung của thế giới, đương đầu với các dòng tranh hiện đại trong bối cảnh người dân hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tân tiến và đặc biệt là sự suất hiện của nhu cầu thương mại hóa trong cơ chế kinh tế thị trường.

Năm 1990, Hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ giải thể. Chỉ trong vòng chục năm tiếp theo, hơn 90% hộ gia đình dù có các thế hệ nghệ nhân tay nghề cao vẫn từ bỏ ván khắc, chuyển sang hoạt động nghề khác có thu nhập cao hơn như làm đồ vàng mã hoặc sản xuất, buôn bán hàng hóa khác.

Đứng trước những thách thức đó, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam sau khi về nghỉ hưu, cùng vợ con quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền, lần hồi thu gom được hơn 600 bản khắc tranh cổ quý giá từ các gia đình làm tranh của làng Đông Hồ, hy vọng có ngày làng nghề lại hồi sinh. Hàng ngày, ông vừa tận tụy truyền nghề cho con và các cháu nội, ngoại, vừa tiếp tục kiên trì sáng tạo và kế thừa di sản của ông cha, in các mẫu tranh theo đề tài dân gian truyền thống và sáng tác thêm nhiều mẫu tranh mới phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật thị trường.

Cho đến nay, các con cháu nội, ngoại của ông đã trở thành các nghệ nhân trẻ, nắm vững mọi bí quyết của từng công đoạn tạo ra tranh Đông Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả con trai thứ của ông đã trở thành chủ nhân của một cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng trong làng, hàng ngày thu hút nhiều khách trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn và mua tranh.

Cũng như gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một trong hai gia đình nghệ nhân đứng ra bảo tồn nghề làm tranh Đông Hồ. Nguyện cả đời sống chết gắn bó với nghề cổ truyền của tổ tiên, ông đã nhanh nhạy cảm nhận và hiểu rõ nguy cơ mai một của nghề tranh cổ truyền.

Chính vì thế, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ông đã tích cóp những đồng lương ít ỏi của mình, tìm mua lại ván khắc, khuôn tranh quý từ những gia đình bỏ nghề. Đến đầu thế kỷ XXI, trong tay nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã có gần 1.000 tấm ván khắc quý, trong đó có 150 ván khắc cổ, tiêu biểu là 04 bức tranh trong bộ chuyện tranh Thạch Sanh hơn 100 năm tuổi.

Năm 2006, với tâm huyêt cho sự tồn tại của một di sản văn hóa dân tộc, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã cùng con cháu mạnh dạn đầu tư gần 03 tỷ đồng, xây lập ―Trung tâm trao đổi văn hóa tranh dân gian Đông Hồ trên diện tích 5.000m2 đất thuê giá ưu đãi từ địa phương, bao gồm khu nhà sản xuất giấy, khu in tranh, giã điệp và khu nhà trưng bày bán cho du khách.

Dưới sự quản lý và điều hành của nghệ nhân Nguyên Đăng Tâm (con trai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế), Trung tâm đã trở thành nơi lưu trữ, thường xuyên cho 200 bức tranh Đông Hồ các loại, trưng bày 1.000 bản khắc, khuôn tranh, trong đó có nhiều bản khắc gỗ quý hiếm cách đây khoảng 200 năm, các sản phẩm hiện tại do con cháu gia đình nghệ nhân chế tác cùng những sản phẩm mới được phục chế.

Đây cũng là nơi dành một không gian phù hợp để thanh niên làng đến học nghề, tìm hiểu về nghề tranh truyền thống quê hương Đông Hồ. Có thể nói, cho đến nay, Trung tâm lưu giữ, bảo tồn tranh Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã và đang là địa chỉ bảo tồn lưu giữ tranh Đông Hồ lớn nhất, là địa chỉ quen thuộc của những người yêu quý dòng tranh dân gian Đông Hồ từ trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Ứng dụng vào đời sống đương đại

Bên cạnh những nỗ lực của các thế hệ hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ Nguyễn Hữu Quả và Nguyễn Đăng Tâm đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo mẫu mã phù hợp với thị hiếu hiện tại và tìm cách tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã triển khai thực hiện ý tưởng xây dựng tour du lịch kết nối Đông Hồ với chùa Phật Tích, làng Rối nước Đồng Ngư và làng gốm cổ Luy Lâu, tạo thành lộ trình hấp dẫn du khách. Nhờ thực hiện ý tưởng này, ngay từ Tết năm 2014 vừa qua, làng tranh Đông Hồ đã đón hàng nghìn khách đến thăm quan và mua tranh. Ngoài ra, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm và cộng sự đã và đang thực hiện công việc khôi phục lại chợ tranh, xây dựng thủy đình phục vụ biểu diễn rối nước và một số khu dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách.

Năm 2014, Trung tâm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã dựng xong nán tre nứa và trang bị sẵn xe đạp phục vụ du khách trong nước, nước ngoài có nhu cầu xem tranh và sử dụng xe thăm thú đồng đất làng quê Đông Hồ. Song hành với việc quảng bá và tour du lịch, những năm gần đây, các nghệ nhân đã luôn định hướng cho mình nhiệm vụ hồi sinh tranh Đông Hồ một cách sáng tạo và có trách nhiệm với di sản của ông cha.

Để tranh Đông Hồ thích ứng được với thị hiếu trong xã hội hiện đại, các nghệ nhân đã tiến hành sáng tạo ra lịch tranh Đông Hồ, làm sổ tay, bưu thiếp giấy dó kết hợp với tranh Đông Hồ xen kẽ theo chương mục bên trong và thử nghiệm sáng tạo ra dòng tranh tô màu trên chất liệu giấy dó bên cạnh hai dòng tranh khắc gỗ và in nét thủy mặc truyền thống theo sự mở rộng kích cỡ, hình nét, kiểu dáng phù hợp với không gian ứng dụng trong ngôi nhà hiện đại.

Đồng hành với công việc sáng tạo của con cháu, 2 nghệ nhân chủ chốt của dòng tranh Đông Hồ đã có ý thức quan tâm đến việc khuyến khích, động viên và đào tạo nghề cho lớp trẻ trong cộng đồng. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã mở lớp, truyền dạy được 2 khóa học cho học sinh, sinh viên yêu thích nghề làm tranh truyền thống này.

Gần đây, nhiều dự án tâm huyết đưa tranh hoặc hình ảnh trong tranh Đông Hồ vào đời sống hiện đại bằng cách vẽ lại tranh, thiết kế cho phù hợp rồi in trên những sản phẩm như quà lưu niệm, áo dài, áo yếm, lịch để bàn, túi vải… Theo đó, các họa tiết thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm máy tính nhằm lưu trữ trên môi trường số hóa, tránh mọi nguy cơ hư hại, mai một bởi tác động thời gian.

Ðồng thời, các hoa văn tranh dân gian sẽ có điều kiện ứng dụng vào lĩnh vực thiết kế thời trang, đồ họa, nội thất, thủ công mỹ nghệ làm đậm đà thêm bản sắc truyền thống, góp phần tích cực vào câu chuyện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống… Do vậy, tranh Đông Hồ cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của người trẻ nhiều hơn sau làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ năm 2018.

Với sự lồng ghép các yếu tố xưa và nay, sử dụng các chất liệu màu sắc hiện đại, các họa sĩ trẻ đã cho ra đời những sản phẩm dí dỏm, độc đáo. Những hướng đi bước đầu này, đã thổi vào dòng tranh dân gian một luồng sống mới. Bên cạnh việc đương đại hóa, tranh Đông Hồ cũng được hồi sinh trong các thiết kế thời trang, thiết kế nội thất dưới bàn tay của người trẻ.

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của các loại hình nghệ thuật mới, tranh dân gian không còn chiếm vị trí độc tôn như xưa, nhưng với những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng cùng người trẻ, tranh Đông Hồ vẫn dành được sự mến mộ của những người yêu nghệ thuật dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động