Luật sư được gặp người bị tạm giữ

Từ ngày 12/3 tới, người bào chữa (thường là luật sư) có thể gặp người bị tạm giữ, nếu cần giám sát cuộc gặp thì người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát.
luat su duoc gap nguoi bi tam giu Phải trả tiền nhuận bút khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại
luat su duoc gap nguoi bi tam giu Bốn người bị tạm giữ trong vụ Hoa hậu Thế giới Honduras mất tích

“Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật”.

Đây là quy định mới tại Thông tư liên tịch số 01/2018 ngày 23-1 (có hiệu lực từ ngày 12-3 tới) giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, chánh án TAND Tối cao và viện trưởng VKSND Tối cao.

Theo đó, việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của BLTTHS và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.

Khi người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sĩ điều trị. Nếu được sự đồng ý của bác sĩ điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời.

Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ, không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.

Quy định về phối hợp quản lý người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa cũng được nêu cụ thể.

Theo đó, tòa án có thẩm quyền phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và lệnh trích xuất người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa. Đồng thời tòa phải trao đổi với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải về tính chất phức tạp của vụ án, mức độ nguy hiểm, số lượng đối tượng đưa ra xét xử.

Cơ quan có nhiệm vụ áp giải phải phối hợp với cơ sở giam giữ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp giải người bị tạm giam đến địa điểm mở phiên tòa đúng thời gian, phối hợp với lực lượng bảo vệ phiên tòa đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình áp giải và xét xử tại tòa.

Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất để phục vụ xét xử tại tòa cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khi kết thúc phiên tòa, thẩm phán chủ tọa có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải, trừ trường hợp người bị tạm giam là bị cáo được trả tự do theo bản án, quyết định của tòa.

Trường hợp hết thời hạn tạm giam thì phải kèm theo quyết định tạm giam, trừ trường hợp bị cáo bị phạt tử hình theo quy định tại khoản 4 Điều 329 của BLTTHS. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe.

Trong quá trình xét xử, trường hợp phiên tòa tạm nghỉ mà không có điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ, phải lưu lại tại nơi xét xử thì tòa án bố trí nơi để quản lý người bị tạm giam.

Theo Đại Hưng/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động