Lễ hội xuân 2019: Vẫn còn những hạt... sạn

(LĐTĐ) Lễ hội xuân luôn là điểm nóng trong văn hóa ứng xử của người dân Thủ đô. Trong những năm qua, sự biến tướng của lễ hội và cách hành xử thiếu văn minh của một số bộ phận người dân đã khiến cho dư luận bức xúc.
le hoi xuan 2019 van con nhung hat san Lễ hội Xuân trên địa bàn Thủ đô diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh
le hoi xuan 2019 van con nhung hat san Lễ hội xuân: Cẩn thận những trò chơi nguy hiểm

Năm nay, đầu Xuân Kỷ Hợi, người dân Thủ đô lại hồi hộp chờ một mùa lễ hội có sự chuyển biến tích cực hơn những năm trước. Những tín hiệu vui từ các lễ hội đầu năm đã làm cho dư luận bớt lo lắng, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những “hạt sạn” cần sự nỗ lực hơn nữa từ người dân và ngành văn hóa Thủ đô.

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 19/2 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã vui mừng báo cáo những điểm nổi bật tích cực trong mùa lễ hội đầu xuân, theo đó, tính đến thời điểm ngày 19/2 (Rằm tháng Giêng Kỷ Hợi 2019), toàn thành phố đã diễn ra khoảng trên 300 lễ hội ở 30 quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, có một số lễ hội lớn như: Chùa Hương, Gò Đống Đa, Đền Sóc, Cổ Loa… đã có sự phối hợp vào cuộc khẩn trương, đồng bộ nên các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra về việc tổ chức và quản lý lễ hội được tập trung triển khai thực hiện. Trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội gắn với tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, lan truyền rộng rãi tới người dân để có những lễ hội thật sự văn minh.

le hoi xuan 2019 van con nhung hat san
Người dân ngồi tràn ra đường để chờ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh tối 8/1 âm lịch. (Ảnh: Phương Ngân)

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, vẫn còn những vấn đề nổi cộm. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, chỉ trong ngày Rằm Tháng Riêng (19/2 dương lịch), hàng ngàn người đã đổ về các điểm di tích của Hà Nội để lễ ngày Rằm tháng Giêng - ngày Rằm quan trọng nhất trong năm. Tại nhiều ngôi chùa như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Hương… khói hương nghi ngút, mờ mịt lan tỏa không gian sân chùa, dòng người đi lễ ngày càng đông, chen lấn xô đẩy.

Ngoài việc dâng lễ gồm xôi, gà, bánh chưng, bia, rượu… nhiều người dân mua cá, ốc và chim để phóng sinh. Hiện tượng tiền lẻ, tiền vàng bày la liệt cùng với túi ni lon khiến cho di tích trở nên nhếch nhác, tiền lẻ rải khắp nơi gây hình ảnh phản cảm, đồ lễ ê chề xếp chồng chéo lên nhau tạo nên cảnh tượng khó coi chốn linh thiêng thanh tịnh.

Trước đó, tối 12/2 (Mùng 8 tháng Giêng), hàng nghìn người đã tới chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) để hành lễ dâng sao giải hạn, trong đó đa số phải ngồi ngoài đường hàng tiếng đồng hồ suốt thời gian diễn ra nghi lễ gây cản trở giao thông toàn bộ khu vực này. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực sát chân cầu vượt Ngã Tư Sở đông kín người dân ngồi ngoài đường vái vọng vào chùa, chỉ còn một lối nhỏ cho xe máy di chuyển qua. Nhiều người phải ngồi ngay trên thành cầu vượt Ngã Tư Sở, một số người khác đứng ở dải phân cách vái vọng, lấn chiếm lòng đường gây phản cảm và mất an toàn…

le hoi xuan 2019 van con nhung hat san
Hàng quán bủa vây Chùa Đậu (Thường Tín). ảnh: Nguyễn Hoa

Cũng trong ngày 12/2, lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín) được tổ chức. Ngay từ sáng sớm ngày khai hội, chùa đã thu hút rất đông du khách đến trẩy hội. Theo ghi nhận, mặc dù lượng khách đông nhưng tại chùa không xảy ra hiện tương chen lấn, xô đẩy, người dân đi lễ đã nâng cao ý thức, giữ gìn sự trang nghiêm khi đến chùa. Điểm đặc biệt khiến nhiều du khách thích thú khi đi lễ hội chùa Đậu là khung cảnh trang nghiêm, lịch sự khi không có hình ảnh đốt vàng mã, hương nến nghi ngút trong chùa.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực đáng ghi nhận thì lễ hội chùa Đậu vẫn còn tồn tại những “hạt sạn” trong ngày lễ hội đầu tiên. Trong đó, tiêu biểu, bước chân đến lễ hội chùa Đậu, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là dãy hàng quán dài mọc la liệt từ lối đi hai bên đường dẫn vào khu di tích cho tới trong khuôn viên chùa. Từ việc bày bán các mặt không phù hợp với không gian của di tích như đồ ăn, các loại đồ chơi trẻ em, túi xách các mặt hàng giảm giá,... cho đến những trò chơi ném phi tiêu trúng thưởng, tất cả đều diễn ra một cách công khai.

Những hoạt động mua bán đó không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan di tích mà còn khiến du khách gặp nhiều khó khăn trong việc tham quan, vãn cảnh. Cùng với đó, tình trạng rải tiền lẻ ở các ban thờ, cài vào tượng Phật vẫn đang diễn ra phổ biến tại chùa. Bên cạnh đó, tại lễ hội, một số người dân tỏ ra thắc mắc khi giá gửi xe tại lễ hội được thu với giá khá cao, 15.000 đồng đối với xe máy và 20.000 đồng đối với xe ô tô.

Bên cạnh những cách hành xử thiếu văn minh của một số bộ phận người dân khi tham gia lễ hội, tại một số di tích, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra. Trong ngày 15/2, đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội đã vừa xử phạt 2 nhà hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm tại Lễ hội chùa Hương.

Đoàn kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm như bảo quản thực phẩm không đúng quy định, không sử dụng tủ kính hoặc màng bọc thực phẩm, không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Đoàn đã lập biên bản xử lý và đề nghị Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương tiếp tục làm việc với tất cả các cơ sở, kiên quyết dừng hoạt động những cơ sở kinh doanh ăn uống vi phạm ATTP làm ảnh hưởng tới sức khỏe du khách.

Bên cạnh đó, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho hay, số điện thoại đường dây nóng phản ánh tiêu cực trong mùa lễ hội đã tiếp nhận và xử lý nhiều vấn đề như việc thu vé xe cao hơn quy định tại Bia Bà (Hà Đông), Phủ Tây Hồ, Đền Sóc (Sóc Sơn), hiện tượng ép giá khách đi đò tại chùa Hương, việc hàng quán lấn chiếm gây mất mỹ quan, ảnh hưởng giao thông tại chùa Đậu (Thường Tín), âm thanh quá lớn trong ngày lễ hội Gò Đống Đa…

Năm 2019 là năm đầu tiên Hà Nội thực hiện phương thức phân cấp quản lý lễ hội, các địa phương phải chịu trách nhiệm với những tình hình, diễn biến trên địa bàn của mình. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh thừa nhận, một số địa phương vẫn để xảy ra hiện tượng đổi tiền lẻ, gài, ném tiền xung quanh di tích. Dù vậy tình trạng này đã giảm, bên cạnh đó có bộ phận nhân viên của Ban quản lý cũng đi gom lượng tiền này để cho vào hòm công đức. Để có thể giải quyết triệt để vẫn cần sự phối hợp tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân. Việc đốt vàng mã đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn cần tiếp tục được cải thiện.

Liên quan đến lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh bị báo chí phản ánh là đang bị thương mại hoá và ngồi tràn lan, chiếm lòng đường vỉa hè, gây mất an toàn giao thông…, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng cần tuyên truyền về các nghi thức lễ hội, tín ngưỡng để người dân được biết. “Hà Nội sẽ làm việc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như của Hà Nội, cũng như các các ngành, chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền nắm bắt và hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực trong mùa lễ hội. Tuy nhiên, việc này không thể giải quyết trong một sớm một chiều”, bà Trần Thị Vân Anh chia sẻ.

Việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong lễ hội vừa là trách nhiệm và là ý thức không chỉ của các cấp quản lý, tổ chức lễ hội mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm của cả cộng đồng khi tham gia lễ hội. Mùa lễ hội vẫn còn tiếp diễn, hy vọng rằng những “hạt sạn” sẽ không còn tồn tại để người dân có một mùa lễ hội thật sự văn minh, đúng với thuần phong mỹ tục và làm trong sáng đời sống tâm linh của người dân Thủ đô.

Bảo Thoa – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Xem thêm
Phiên bản di động