Lao động Việt Nam chăm chỉ: Sao vẫn chưa thoát nghèo?

Xu hướng hiện nay ở Việt Nam là tỉ trọng việc làm trong các doanh nghiệp vừa và lớn đang giảm dần, còn các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ lại chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
lao dong viet nam cham chi sao van chua thoat ngheo Từ thoát nghèo đến ổn định cuộc sống
lao dong viet nam cham chi sao van chua thoat ngheo Thêm cơ hội thoát nghèo!

Cùng với đó, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất thấp, phương tiện sản xuất chậm đổi mới, chất lượng lao động thấp và môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh… là những lý do khiến lao động Việt Nam (VN) dù chăm chỉ và có tốc độ tăng năng suất cao nhất Đông Nam Á (thời gian gần đây), nhưng vẫn chưa thoát nghèo. Đó là một trong những đánh giá mới của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) trong  Báo cáo vĩ mô về năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1992-2015 vừa công bố.

Vượt ngưỡng 6% vẫn chưa bắt kịp các nước

Theo CIEM, năng suất của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 79,3 triệu đồng một người, tăng 6,42% so với năm 2014. Đồng thời, tốc độ tăng năng suất lao động của VN trong năm này cũng ghi nhận sự đột phá mạnh mẽ nhất từ trước đến nay khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 6%. Thậm chí, tính chung giai đoạn 1992-2014, năng suất lao động tính theo sức mua tương đương của VN tăng trung bình 4,64% - là mức tăng cao nhất trong khu vực ASEAN.

lao dong viet nam cham chi sao van chua thoat ngheo
Biểu đồ tăng năng suất lao động VN so với  các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo CIEM, tốc độ này của lao động VN vẫn khó bắt kịp được các nước khác trong khu vực do xuất phát điểm của ta quá thấp. Đơn cử như năng suất lao động của người VN đến năm 2014 chỉ đạt 9.138 USD, ngang giá sức mua của năm 2011. Với mức này, gần 16 lao động Việt mới có năng suất làm bằng một người Singapore. Hay 7 lao động Việt cũng chỉ có năng suất lao động tương đương 1 người Hàn Quốc.

Còn khoảng cách này so với lao động Thái Lan, Philippines cũng bị thua xa. Trước đó, trong một báo cáo khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2013 cũng cho biết năng suất lao động của 1 người Singapore bằng 15 người VN. Vì thế, dù người VN chăm chỉ, tốc độ tăng năng suất có cao nhất Đông Nam Á, nhưng vẫn chưa thoát nghèo.

Lý giải cho tình trạng trên, nghiên cứu của CIEM chỉ rõ, xu hướng tỉ trọng việc làm trong các doanh nghiệp vừa và lớn hiện đang giảm dần (từ 7,88% năm 2004 xuống còn 4% năm 2013). Còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại chiếm tỉ trọng lớn ngày càng lớn và chậm phát triển lên thành các doanh nghiệp vừa và lớn, trong khi thu nhập của lao động trong doanh nghiệp siêu nhỏ (năm 2013) chỉ bằng 70% thu nhập của lao động trong doanh nghiệp vừa. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất tăng chậm. Nếu tiếp tục xu hướng này thì sẽ làm chậm quá trình tăng năng suất lao động của Việt Nam.

Ngay lĩnh vực khoa học – công nghệ được kỳ vọng sẽ mang lại đột phá cho phát triển kinh tế, tuy nhiên, công nghệ và sáng tạo vẫn là "vùng trũng nhất" (có xếp hạng thấp nhất), kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của VN. Chỉ dẫn Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 cho thấy, VN được xếp hạng chung là 68, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều. Cụ thể, năng lực hấp thụ công nghệ VN xếp thứ 121; chuyển giao công nghệ từ FDI số 93; độ sâu của chuỗi giá trị là 112; mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp thứ 116; chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học số 96; giáo dục và đào tạo ở cấp sau phổ thông ở vị trí 96.

Bên cạnh đó, nếu chia theo cơ cấu lĩnh vực ngành nghề thì khu vực công nghiệp xây dựng có năng suất lao động cao nhất khi đạt tới gần 96 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng nội bộ ngành này tuy khá cao, nhưng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành lại âm...

Từ đó, CIEM nhận định: "Năng suất lao động của VN còn thấp và tăng chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất thấp, phương tiện sản xuất chậm đổi mới, chất lượng lao động thấp và môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh".

4 khuyến nghị tăng năng suất lao động thời hội nhập

Trong bối cảnh VN đã gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và lao động được quyền tự do di chuyển trong khối, để tránh bị loại ra khỏi thị trường lao động khu vực cũng như ngay trên sân nhà, CIEM đưa ra 4 khuyến nghị để tăng năng suất lao động cho lao động Việt.  

Đầu tiên là cần phải có chiến lược tiếp cận tổng thể tăng năng suất lao động với mũi nhọn là các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính và tri thức tiếp thu và phát triển công nghệ từ trên thế giới, đồng thời tạo môi trường lan toả tri thức và công nghệ xuống cho các doanh nghiệp nhỏ hơn ở trong nước.

Tiếp đến là phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và lớn, đồng thời khuyến khích phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ để thu hút lực lượng lao động từ khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức có năng suất lao động cao hơn. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch luồng lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp (như nông lâm thuỷ sản)  sang khu vực có năng suất cao (như khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ), nhờ đó tăng năng suất lao động nói chung cũng như tạo điều kiện áp dụng sản xuất ở quy mô lớn trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả trong ngành nông lâm - thuỷ - sản.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục có chính sách tập trung vào mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo dạy nghề để nhanh chóng nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho người lao động, khắc phục tình trạng phần lớn lao động chưa qua đào tạo.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.

Tin khác

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động