Lãng phí cũng là tội ác

Lâu nay, khẩu hiệu “tiết kiệm là quốc sách” để xây dựng đất nước hình như đã bị lãng quên, hoặc có nhớ thì cũng không được thực hiện. Để thực hành tiết kiệm không phải là một khẩu hiệu suông, đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, rất nhiều hội nghị, hội thảo bàn luận về chống lãng phí, đẩy mạnh tiết kiệm, thế nhưng lãng phí vẫn đang là căn bệnh kinh niên. 
lang phi cung la toi ac Tăng cường các biện pháp chống lãng phí
lang phi cung la toi ac Tiết kiệm, chống lãng phí vẫn chưa hiệu quả
lang phi cung la toi ac Phải chủ động chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng

Nó được thể hiện ngay ở việc chi tại các hội nghị thường vượt so với dự toán định mức, vượt tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng trong một năm trên cả nước. Tất nhiên việc chi hội nghị chỉ là một nét nhỏ trong toàn bộ bức tranh lãng phí.

Sau mấy ngày nghỉ lễ, chú thấy điều gì đáng nói nhất? Thì đường thông, hè thoáng, dạo phố cứ gọi là như cách nay mấy chục năm vậy.

lang phi cung la toi ac
Công ty gang thép Thái Nguyên đang ngập trong nợ nần vì dự án mở rộng giai đoạn 2. Ảnh: Chí Hiếu

Báo cáo hằng năm của Chính phủ, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng nêu rõ trong quản lý kinh tế, hạn chế thiếu sót lớn nhất vẫn là sự thất thoát, lãng phí. Nhất là về đầu tư xây dựng cơ bản, do thiếu đồng bộ, dàn trải nên đã gây thất thoát lãng phí lớn.

Ví như: Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, đầu tư hơn 8000 tỷ đồng, nay thành đống sắt vụn; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, đầu tư trên 12.000 tỷ, hoạt động không hiệu quả, càng sản xuất càng lỗ, đến nay đã lỗ hàng ngàn tỷ; Dự án Nhạc nước tại lòng hồ Tam Bạc, Hải Phòng, đầu tư 200 tỷ, song do đặt tại vị trí không phù hợp, lại ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan thành phố nên cũng không hiệu quả, biến thành đống sắt vụn phải dỡ bỏ...

Có những nơi đầu tư 3-4 tỷ xây chợ nhưng chợ không có người; đầu tư vài tỷ xây trường nhưng trường không có cả giáo viên lẫn học sinh; đầu tư vào trạm xá nhưng không có cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, rất lãng phí… Có thể kể ra rất nhiều những con số đau xót như thế này đã cho thấy tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách là rất nghiêm trọng.

Nếu tiết kiệm những lãng phí ở riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì Nhà nước đã không thiếu tiền cho đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Có một loại lãng phí nữa mà nêu ra chắc hẳn ai cũng phải chua xót. Đó là lãng phí do thủ tục hành chính, rườm rà, mang nặng cơ chế xin – cho. Loại lãng phí này không những tước mất bao tiền của mà còn mất đi bao thời gian, thứ mà chúng ta thường gọi là vàng ngọc.

Điển hình gần đây nhất là câu chuyện 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư trị giá 14 tỷ đồng bị tiêu hủy do hết hạn sử dụng. Vì đâu lại hết hạn sử dụng? Vì thủ tục để viên thuốc này “đủ tư cách” đến được với người bệnh mất gần một năm trời, qua bao nhiêu “cửa ải”. Và khi nó “đủ tư cách” thì cũng là lúc nó không còn hạn sử dụng nữa. Một sự lãng phí trong sự tiếc nuối, đau xót của bao nhiêu người bệnh ung thư, khao khát được chữa bệnh.

Nếu cần kiệm đi đôi với liêm chính, thì lãng phí song hành cùng tham ô, tham nhũng. Song chính vì lãng phí chỉ bị lên án trong phạm vi chuẩn mực đạo đức và nhân cách, chứ không phải truy cứu trách nhiệm hình sự như tham ô, tham nhũng, nên lãng phí của ta đã phát triển đến mức độ phổ biến, ở lĩnh vực nào, nơi nào cũng có lãng phí.

Đã nhiều năm nay, người dân ở các đô thị không khỏi xót tiền của nhân dân đã bị vứt đi một cách phung phí trong việc đào đường. Nhiều con đường phẳng phiu, đẹp đẽ bị xẻ, bị đào, rồi lấp lại nham nhở. Nó được đào lên nhiều lần và tất yếu nó bị xuống cấp và lại phải đầu tư làm lại. Nguyên nhân là do không có sự thống nhất, đồng bộ giữa các “ông” quy hoạch, thiết kế, thi công giữa các “ông” xây dựng, giao thông, điện, thoát, cấp nước, bưu điện… vì quyền lợi của từng “ông” dưới danh nghĩa nâng cấp, hiện đại hóa, chỉnh trang… nhưng cái chính là để tiêu tiền Nhà nước.

Sự lãng phí có thể nhìn tận mắt như các công trình giao thông đô thị, cứ làm xong lại đập bỏ, từ viên gạch lát hè đến hệ thống phân luồng tiêu tốn toàn tiền tỷ cả.

Lại nữa, chẳng khó khăn gì, người ta cũng có thể thấy được từ xã đến tỉnh; từ cơ quan nhỏ đến cơ quan to, đều đua nhau xây trụ sở; đập chỗ này, xây chỗ kia, gọi là cải tạo nhưng mục đích chính là phục vụ “gu” của mỗi lãnh đạo, và nó cũng là cái cớ để tiêu tiền Nhà nước hợp pháp.

Cái trụ sở to đùng ấy có thật cần thiết không? Tiền ở đâu ra để xây dựng? Dĩ nhiên chẳng ai lại lấy túi tiền của mình. Tất cả lại dồn lên ngân sách, mà tiền ngân sách chính là tiền của nhân dân. Rồi chuyện mua sắm xe hơi tràn lan, vượt quá tiêu chuẩn. .. Lãng phí cũng là một tội ác, lãng phí cũng không khác gì tham nhũng, bởi tiền bạc bị lãng phí là mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Để chống lãng phí phải xây dựng cơ chế thật chặt chẽ và phải xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm. Một biện pháp có thể thực hiện được là nên quy tất cả các tiêu chuẩn của cán bộ, như tiêu chuẩn đi xe ôtô, sử dụng điện thoại… vào lương; nếu lãnh đạo không sử dụng các tiêu chuẩn của cơ quan thì có thể nhận tiền lương tương đương với các khoản được nhận đó.

Có nên thực hiện như vậy không? Rất nên – song mặc dù ý kiến này đã được nhiều người nhắc tới từ lâu, nhưng vẫn không thể thực hiện được, bởi nó đã thành một cái nếp ăn sâu trong sự đặc quyền, đặc lợi khó mà dứt bỏ được.

Vì thế, mỗi khi có dịp bắt gặp một hội nghị nào, của một cơ quan nào, người dân lại se lòng khi phải nhìn thấy cả bãi xe “xịn” của các sếp nối đuôi nhau xếp hàng chiếm cả lòng đường; trong đó có nhiều sếp đi xe chỉ hơn 1km từ cơ quan đến chỗ họp?! Đến thời điểm này, sau rất nhiều bàn thảo, nhiều ý kiến trái chiều,chúng ta đã bắt đầu thực hiện thí điểm. Đây là một tín hiệu đáng mừng và hy vọng nó sẽ được thực hiện một cách triệt để trong phạm vi cả nước.

Một khía cạnh khác của sự lãng phí, đó là việc tổ chức các chuyến công du nước ngoài, với lý do là học tập, là tham khảo cách làm ăn của bạn, nhưng chủ yếu là chơi và du lịch; lấy “8 giờ vàng ngọc” của cơ quan để chơi game trên vi tính, tán gẫu qua điện thoại, ngủ trong không khí mát lạnh của điều hòa… vừa tiêu tốn thời gian, vừa làm tăng chi phí hành chính.

Hay lãng phí từ sự phô trương không cần thiết như tại buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy của một phường, người ta sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để thuê một MC của VTV đến đọc danh sách các đại biểu đến dự, trong khi các cháu học sinh diễn tập cả ngày chỉ được bồi dưỡng 10 ngàn đồng!

Hội nghị, hội thảo, xây trụ sở, mua sắm trang thiết bị, tiếp khách, quan hệ… là những lĩnh vực thường nảy sinh lãng phí! Điều này ai cũng biết, và cũng đã không ít lần được cảnh báo qua công luận, nhưng lãng phí vẫn cứ tồn tại. Vì sao? Đơn giản vì những người ký duyệt gây ra lãng phí rất ít bị xử lý.

Chỉ khi nào gắn trách nhiệm cá nhân vào mỗi chữ ký mới mong giảm được tình trạng này. Trong khi ấy có thể dễ dàng nhận ra việc các địa phương chủ yếu dùng ngân sách để chỉnh trang đô thị mà chưa quan tâm đến giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân nhân, như nước sạch, nhà ở, giao thông…

Để giảm được sự lãng phí, đối với các đơn vị vi phạm, ngoài việc xử lý nghiêm những người chịu trách nhiệm trực tiếp, cũng buộc đơn vị đó phải xuất toán. Bên cạnh đó danh sách các cá nhân đơn vị gây lãng phí ngân sách Nhà nước cần phải công khai cho nhân dân được biết để kiểm tra, giám sát. Có như vậy mới hy vọng giảm được tội ác từ lãng phí.

Nguyễn Mẫn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP.Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Xem thêm
Phiên bản di động