Làng nghề: Nét đẹp văn hóa đặc trưng Thăng Long – Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng nay (25/11) tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ đã diễn ra Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống – trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô”. Hội thảo do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp  cùng Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức nhằm định hướng, gợi mở các giải pháp mang tính đột phá trong việc liên kết giữa làng nghề truyền thống và doanh nghiệp.  
lang nghe net dep van hoa dac trung thang long ha noi Đưa nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống
lang nghe net dep van hoa dac trung thang long ha noi Nâng cao trách nhiệm của các cấp trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
lang nghe net dep van hoa dac trung thang long ha noi Bí thư Thành ủy Hà Nội gặp gỡ, đối thoại với đại biểu phụ nữ Thủ đô

Đến dự và tham luận tại Hội thảo có các đại biểu Trung ương, các nhà quản lý văn hóa các tỉnh thành, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống… cùng các đơn vị, hiệp hội: Làng nghề Việt Nam, Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế - xã hội Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội…

lang nghe net dep van hoa dac trung thang long ha noi
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng báo cáo đề dẫn Hội thảo.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng cho biết: Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 12 lĩnh vực như nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch văn hóa….trong đó có thủ công mỹ nghệ là thành tố quan trọng của công nghiệp văn hóa với nhiều lợi thế để phát triển như số lượng làng nghề, nghệ nhân, nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, gần gũi với đời sống người dân miền quê như lục bình, chuối, mây, tre, nứa…

Triển khai thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chương trình-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn ” 2016 – 2020, Hà Nọi đang hướng tới ây dựng “Thành phố sáng tạo” với nền tảng là các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở làng nghề truyền thống Hà Nội trở thành ngành “Công nghiệp sáng tạo” mũi nhọn là một trong những nội dung quan trọng của Đề án phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, rất cần thiết sự kết nối với các doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của làng nghề.

lang nghe net dep van hoa dac trung thang long ha noi
Toàn cảnh Hội thảo.

Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống – trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” với mong muốn được trao đổi, thảo luận các vấn đề xung quanh các nội dung: Tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội; những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, đặc biệt trong việc kết nối doanh nghiệp với làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân của làng nghề.

Tại Hội thảo đã có hơn 10 ý kiến tham luận của các đơn vị đại diện tham dự. Chuyên gia cao cấp Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt Nam đưa ra 2 ý kiến tham luận: Di sản văn hóa và văn hóa làng nghề và ý kiến tham luận Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Theo Chuyên gia Trần Quốc Tuấn, di sản văn hóa làng nghề Việt Nam là những di sản văn hóa thể hiện qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã đạt mức độ tinh xảo, hoàn mỹ, độc đáo có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được sản sinh và lưu truyền trong các làng nghề truyển thống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa làng nghề, vừa nhằm phát huy , quảng bá tinh hoa văn hóa làng nghề, vừa tạo điều kiện tăng nguồn thu cho cư dân làng nghề và đóng góp vào việc tu tạo, bảo vệ di sản.

Còn PGS.TS Đỗ Thị Hảo, UVCH Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội thì cho rằng, Hà Nội là nơi hội tụ mọi “tài khéo”, mọi tinh hoa “khéo tay hay nghề” của cả nước. Một yếu tố nữa, Hà Nội còn là thủ đô của cả nước, một thị trường tiêu thụ lớn, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Dây là những điều kiện kích thích cho nghề thủ công nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng của Hà Nội phát triển.

Nếu như chủ trương của Nhà nước, những kế hoạch của thành phố được thực thi một cách hiệu quả và đến tận các làng nghề thì chắc chắn nghề thủ công Hà Nội, những làng nghề Hà Nội sẽ có bước tiến dài và phát triển một cách bền vững xứng với truyền thống và tiềm năng nghề thủ công Thăng Long – Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội, ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn đối với du khách quốc tế và một số sản phẩm làng nghề xuất khẩu của Hà Nội được đánh giá cao như mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, sơn mài, chạm khảm… thì việc giải quyết những khó khăn, thách thức còn tồn đọng được dặt ra là vô cùng cấp bách. Tuy nhiên giải pháp hiệu quả nhất chính là tăng cường kết nối doanh nghiệp với việc phát triển du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bởi chỉ có giải pháp này mới giải quyết được thách thức về việc cân đối giữa sự phát triển kinh tế làng nghề mà vẫn giữ gìn được nét truyền thống.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng:

“Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm văn hiến là nơi tập trung nhiều làng nghề và có nghề (chiếm gần 30% tổng số làng nghề và làng có nghề của cả nước), trong đó đã có 305 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã với các nghề như khảm trai, sơn mài, làm nón, da giày, điêu khắc gỗ, tơ lụa…Nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng Thăng Long – Hà Nội. Làng nghề truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương mà còn là nơi bảo tồn, phát huy những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống từ đời này sang đời khác qua bàn tay tài hoa, tâm huyết và trí tuệ của lớp lớp nghệ nhân, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề xuất cho phép 5 quận (Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm) hỗ trợ 10 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây, Phúc Thọ, Quốc Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ) giai đoạn 2024 - 2025 với kinh phí trên 213 tỷ đồng cho 19 dự án.
Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị giao ban quý I/2024 giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý, việc sắp xếp các đơn vị hành chính, cần đặc biệt chú ý đến việc đặt tên các đơn vị hành chính mới cũng như có kế hoạch sử dụng tài sản sau sáp nhập.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội: Gần 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2024

Hà Nội: Gần 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (20/3), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động và ra lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” của thành phố Hà Nội năm 2024.
Đảm bảo triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Hà Nội

Đảm bảo triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan đồng chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định Chính phủ quy định việc thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

(LĐTĐ) Làm việc với huyện Thanh Oai về công tác tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị huyện cần quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận.
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Chiều 18/3, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, chủ trì hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động