Làm ăn với Trung Quốc: Giải “bài toán” lệ thuộc

PGS. TS. Phạm Quý Thọ - Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách - Phát triển (Bộ KH - ĐT) cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại, có quan hệ giao thương với nhiều nước, tổ chức, khu vực trên thế giới thì việc giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc không phải là vấn đề quá nan giải

PGS. TS. Phạm Quý Thọ

Tuy nhiên, theo PGS. TS. Phạm Quý Thọ, để giải bài toán lệ thuộc kinh tế về lâu về dài cần phải có những giải pháp đồng bộ, đặc biệt phải tuyên truyền cho người dân, DN... làm ăn với các DN Trung Quốc, ngoài lợi ích kinh tế cần phải nghĩ tới vấn đề dài hơi hơn đó là an ninh kinh tế.

- Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để giảm sự ràng buộc này không hề đơn giản. Ông nghĩ sao về điều này?

Tôi đồng ý với quan điểm đó! Nhưng nên nhớ đặc điểm của Việt Nam là phản ứng rất nhanh trong các tình huống, ví dụ trước đây khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế Việt Nam phản ứng rất nhanh và thậm chí đó còn là cơ hội để Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Tôi cho rằng, về mặt tâm lý thì không đáng ngại lắm!

Vấn đề ở đây là chúng ta cần phải có những đối sách hợp lý. Để hiệu quả cần nghiên cứu kỹ những đặc điểm trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc, đó là  sự ràng buộc rất lớn, nhất là xuất nhập khẩu, cán cân thâm hụt thương mại luôn luôn nghiêng về phía Việt Nam (trên 20 tỉ USD) gồm các công trình đầu tư lớn về năng lượng, hạ tầng cơ sở, buôn bán tiểu ngạch... Một vấn đề nữa là kinh tế “ngầm”, đó là một số hoạt động buôn bán có tính chất làm tổn hại đến nền kinh tế, ví dụ như việc mua nông sản hoặc hải sản ồ ạt dẫn đến làm thiệt hại về nông nghiệp hoặc về hải sản cũng như một số nguồn lợi về tài nguyên khác... Đây là những vấn đề dư luận bức xúc từ lâu, nhân cơ hội này phải làm triệt để ngay.

- Còn về một chương trình đối sách kinh tế dài hơi thì sao, thưa ông?

Tôi cho rằng, việc giải quyết lệ thuộc kinh tế hiện nay không chỉ là việc của những nhà hoạch định chính sách mà sự lệ thuộc nó đã ngấm sâu vào từng DN nên cũng phải có thời gian để xử lý. Chẳng hạn Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng, máy móc thiết bị nhiều công trình do DN Trung Quốc trúng thầu với giá rẻ, tuy không hiện đại như các nước: Mỹ, Nhật, Châu Âu... nhưng lại phù hợp với “túi tiền” của DNVN.... Do vậy, từ lâu các sản phẩm của Trung Quốc đã hiện diện trong nhiều lĩnh vực của đời sống và nền kinh tế.

Tôi cho rằng, nhân đây cần phải giải quyết dứt điểm.Tuy nhiên, cần lưu ý là Việt Nam đã hội nhập vào kinh tế thế giới, tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu nên  phải tuân thủ “luật chơi”. Chẳng hạn, về  thuế quan không thể dùng các “hàng rào” trái với quy định của các Hiệp định quốc tế, tức là không được dùng các biện pháp hành chính, phi kinh tế để ngăn chặn hàng hóa từ Trung Quốc. Cái khó ở đây là bên cạnh việc không lệ thuộc vào kinh tế nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định chung của quốc tế. Do vậy, chúng ta cần phải giải quyết dần dần chứ không thể chấm dứt ngay được.

- Có thể thấy, gần đây các DN Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực dệt nhuộm (80 - 90% DN Trung Quốc đầu tư) để đón đầu TPP, điển hình là vào đầu tháng 3 năm nay, tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty TNHH Tập đoàn Dệt may Yuluon Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD tại Khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, nâng tổng số dự án dệt may tại khu công nghiệp này lên con số 4. Trong khi đó, các DNVN không đủ lực để có thể cạnh tranh được với các DN Trung Quốc. Vô hình chung, hưởng lợi từ TPP trong lĩnh vực dệt nhuộm lại “đổ” vào các DN Trung Quốc, trong khi VN sẽ  phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường trong lĩnh vực này, thưa ông?

Trong TPP, các DN Trung Quốc đang đi những bước dài hơn các DNVN, tôi nhận thấy điều này từ khi TPP bắt đầu khởi động đàm phán. Thực tế trong lĩnh vực dệt may, dệt nhuộm, DN Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào VN để hưởng lợi.

Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh đây còn là dịp để DN Trung Quốc dịch chuyển công nghệ, tức là các công nghệ này bên đó đã bão hòa, thậm chí còn lạc hậu nên họ dịch chuyển sang VN để đạt 2 mục đích: thứ nhất mang lại lợi ích về kinh tế, thứ hai “đẩy” được các công nghệ cũ sang VN để trong nước thay các công nghệ mới. Điều đáng nói là những công nghệ này rất độc hại với môi trường.

Vấn đề là chúng ta phải có các đối sách hợp ly. Chẳng hạn có thể tìm các đối tác ngay trong các nước TPP như: Mỹ, Nhật, Malaysia... đương nhiên giá thành công nghệ, nguyên liệu... của các nước này cao hơn Trung Quốc nhiều lần nhưng đổi lại chất lượng tốt hơn, và quan trọng là không gây hại cho môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, các DN cần chuyển dần sang sử dụng máy móc của Hàn Quốc, Nhật Bản... tuy rằng ban đầu phải đầu tư lớn, lợi nhuận có thể ít đi nhưng bù lại chúng ta sẽ đạt được nhiều mục đích, đó là không phụ thuộc vào máy móc thiết bị Trung Quốc, không gây hại cho môi trường và hiệu suất lâu dài.

- Vậy theo ông, để giải “bài toán” này, chúng ta phải làm gì?

Tôi có 2 đề xuất, thứ nhất là phải tận dụng triệt để nội lực của mình, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế mạnh mẽ hơn. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, đón đầu tư từ các nước.

Thứ hai, trong điều kiện toàn cầu hóa cần phải có các liên minh về kinh tế để phát triển. Trước mắt là TPP, phải nhanh chóng tận dụng cơ hội này và sớm ký kết. Ở thời điểm này có thể xem đây là một “lối thoát” phù hợp. Sau đó, tiến tới mở rộng quan hệ toàn diện với các đối tác, chẳng hạn với Mỹ cần cụ thể hóa hơn nữa bằng các chương trình chiến lược toàn diện về kinh tế. Ngoài ra, phải thúc đẩy nhanh những hiệp định đã ký với các nước, khu vực, trong đó có EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác đầu tư có thể có những cam kết lâu dài, ổn định và tin cậy.

Khi có các quan hệ kinh tế tốt hơn với các nước này, đặc biệt là Hoa Kỳ thì các nước khác cũng sẽ mở rộng quan hệ với Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tận dụng hết các thị trường truyền thống chẳng hạn các nước Đông Âu, Nga, Belarus, Kazakhstan...

- Nhiều dự án Trung Quốc vào VN mang theo cả nhân công và công nghệ lạc hậu khiến VN không thu được nhiều giá trị gia tăng, lại hứng ô nhiễm môi trường. Biết vậy sao từ lâu tình trạng này vẫn không có sự dịch chuyển, thưa ông?

Như tôi đã nói, một trong những bí quyết để Trung Quốc thắng thầu trong các dự án trên là giá rẻ. Qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy có rất nhiều nhược điểm trong việc thắng thầu giá rẻ của Trung Quốc, thứ nhất nhiều máy móc, công trình làm chưa xong đã hỏng. Hơn nữa, công nghệ của Trung Quốc không giống nước nào nên khi DN Trung Quốc trúng thầu, các DNVN phải cho người sang Trung Quốc đào tạo. Thứ hai, các thiết bị này tuy rẻ nhưng do chất lượng kém nên thường xuyên phải thay thế phụ tùng và đương nhiên khi dùng máy móc của Trung Quốc thì chỉ có Trung Quốc mới có phụ tùng sửa chữa những thiết bị đó. DNVN hoàn toàn phải lệ thuộc vào DN Trung Quốc. Điều đáng nói là phần lớn các dự án này đều là các dự án đầu tư công.

Những điều trên chúng ta đã nhìn thấy, đã có những cảnh báo, song thay đổi lại khá  chậm. Tôi cho rằng, nhân cơ hội này cần giải quyết triệt để, rà soát lại các công trình, thậm chí cho dừng các công trình nếu thấy cần thiết. Nhất là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng... Các Bộ, ngành, địa phương cần phải làm rốt ráo việc này.

- Xin cảm ơn ông!

 Theo DDDN

Nên xem

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.

Tin khác

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

(LĐTĐ) Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt nhiều khởi sắc khi xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD trong quý 1/2024.
Chấm dứt “cơn khát” vốn!

Chấm dứt “cơn khát” vốn!

(LĐTĐ) Từ giữa tháng 3/2024, lãi suất tiết kiệm đã được gần 20 ngân hàng thương mại (NHTM) trên thị trường tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo đó, các NHTM giảm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn, trong đó cao nhất có ngân hàng giảm đến 1,1%.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động