Kỳ tuyển sinh thành công nhưng chưa trọn vẹn

Trong khi Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định kỳ thi trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 đã thành công, đạt được mục tiêu đổi mới, thì các chuyên gia giáo dục lại băn khoăn, lo lắng về những “hiện tượng lạ”, nghịch lý xuất hiện trong kỳ tuyển sinh năm nay. 
ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven Sẽ thảo luận việc bỏ ‘điểm sàn’ trước mùa thi 2018
ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven Năm 2017: Thả cửa vào đại học!

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Phụng: 30 điểm trượt đại học là trường hợp cá biệt!

Thí sinh 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng một chỉ là trường hợp cá biệt. Chúng ta không nên nhìn vào thiểu số để vẽ nên một kỳ thi THPT quốc gia, bởi điều đó không chính xác. Trường hợp thí sinh đạt 29,25 điểm và 29,35 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa ở Hà Nội và TPHCM là những trường hợp đáng tiếc.

ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven
Thí sinh dự thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017. Ảnh: Hải Nguyễn

Riêng khối trường công an và quân đội vốn có điểm chuẩn cao từ trước. Năm nay, trường công an không tuyển sinh hệ cao đẳng, chỉ tiêu giảm 54% nên cánh cửa trúng tuyển rất hẹp. Tuy nhiên, khi không đỗ nguyện vọng một, các em còn các nguyện vọng tiếp theo vì quy chế không giới hạn, thậm chí có thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng.

Phương thức tuyển sinh năm 2017 đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả thí sinh và các trường; thực hiện được mục tiêu đổi mới công tác thi tuyển sinh theo tinh thần của Nghi quyết 29; được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt.

Về vấn đề điểm ưu tiên, hai năm trước đây Bộ đã chủ động tổ chức cuộc họp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để nhìn nhận, đánh giá. Cuối cùng, đều đưa đến kết luận chưa bỏ được điểm ưu tiên. Nhưng không phải điểm ưu tiên sẽ giữ nguyên trong các thời kỳ, Bộ đang lắng nghe ý kiến để sẽ có những nghiên cứu sâu hơn qua những khảo sát, thống kê về chỉ số chênh lệch điều kiện vùng miền trong học tập, nhằm mục đích xác định điểm ưu tiên sao cho phù hợp.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Một kỳ thi không bình thường!

Với điểm chuẩn cao trên 30 điểm, đạt điểm 29 - 30 vẫn có thể trượt đại học như năm nay thì chỉ có 2 kịch bản xảy ra: Hoặc là đề quá dễ, không có sự phân hóa. Còn nếu đề thi đã phân hóa tốt, chắc chắn nguyên nhân nằm ở khâu coi thi.

Còn về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm, mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại.

Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông nên cần bổ sung nhiều khi vào trường. Những giảng viên như chúng tôi cũng sẽ gặp khó khăn và vất vả hơn rất nhiều khi đào tạo những thí sinh có điểm đầu vào thấp. Vì các em thường chủ quan, tuột dốc dần do không chịu được áp lực học tập và sinh hoạt.

Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Điều này thực sự đáng lo. Tôi nghĩ cần thiết phải siết chặt đầu vào của ngành sư phạm hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản thân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn.

PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Nên thu hẹp mức điểm ưu tiên

Cá nhân tôi đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm nay có những mặt được như: Quy chế tuyển sinh đại học năm 2017 đã có nhiều bước thay đổi quan trọng, kế thừa và rút kinh nghiệm từ các kỳ tuyển sinh năm 2015, 2016.

Điểm thay đổi quan trọng nhất là tạo cơ hội và đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh bằng cách cho phép các em có thể đăng ký không hạn chế số nguyện vọng và số trường, các nguyện vọng đều bình đẳng với nhau.

Năm nay, nhiều thí sinh đạt điểm cao và các em đều “bỏ trứng vào một giỏ” nên điểm chuẩn của trường top trên tăng mạnh, dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Tuy vậy, chắc chắn cần đúc kết những kinh nghiệm hay, những bài học quý, kể cả những tồn tại, những bất cập để kỳ thi và tuyển sinh năm 2018 tốt hơn. Chẳng hạn trong chính sách cộng điểm ưu tiên.

Việc cộng điểm ưu tiên thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng với các thí sinh sống ở những khu vực khác nhau, khi đất nước vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, mức sống, văn hóa giữa các khu vực. Tuy nhiên, việc cộng điểm này cũng lộ rõ sự bất cập. Bình thường có rất nhiều ưu tiên, nhưng khi cộng điểm để xét tuyển đại học thì chỉ nên được một ưu tiên thôi, chứ không nên cộng dồn lại.

Tiếp theo Bộ GDĐT cần tính toán lại mức điểm cộng sao cho hợp lý. Chẳng hạn trước đây chênh nhau 0,5 điểm giữa các khu vực, thì bây giờ nên cộng ở mức 0,25 điểm thôi, để tránh xảy ra những câu chuyện điểm cao nhưng vẫn trượt gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Đánh giá một cách khách quan, kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có nhiều đổi mới giúp giảm tải áp lực cho thí sinh và gia đình. Nhiều môn ra đề theo hình thức trắc nghiệm nên công tác chấm thi nhanh, chính xác. Học sinh không bị giới hạn nguyện vọng, giúp tăng cơ hội đỗ vào các ngành mình yêu thích. Nhưng phải thẳng thắn rằng, kỳ thi năm nay vẫn còn những hạn chế. Chúng ta nên nhìn thẳng vào những mặt chưa được để có một mùa tuyển sinh trọn vẹn hơn vào những năm sau.

Đề thi cần có tính phân hóa

Năm nay, nhiều môn lần đầu áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi theo đánh giá của nhiều thí sinh là khá dễ, nên số lượng em đạt được điểm 10 cao kỷ lục (4.200 điểm 10, gấp 60 lần so với năm học 2016). Từ kỷ lục này kéo theo nhiều kỷ lục khác, trong đó có việc điểm chuẩn tăng cao nhất từ trước đến nay.

Việc nhiều thí sinh đạt điểm cao không phải vì học sinh giỏi hơn, mà do phương thức thi cử (cách tổ chức thi, trông thi và việc ra đề thi). Trong đó, môn Toán, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Địa lý chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm. Nhiều chuyên gia kiến nghị những năm sau, Bộ GDĐT nên tăng độ khó của đề thi, để tăng khả năng phân hóa thí sinh.

Điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên

Cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết, vì giữa 2 học sinh bằng điểm nhau, học sinh ở vùng khó khăn sẽ cần được đánh giá cao hơn. Nhưng với việc đổi mới kỳ thi theo hướng 2 trong 1 để chuyện thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn, thì việc áp dụng cách cộng điểm ưu tiên cũ cho một kỳ thi mới là không phù hợp.

Với đề thi 2 trong 1 năm nay, có đến 70% câu hỏi vừa sức, 30% còn lại của bài thi nhằm phân loại thí sinh. Và cuộc chạy đua giành suất vào đại học nằm ở 30% câu hỏi cuối này, cũng nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu vào đại học. Nhưng với những chính sách ưu tiên khu vực hiện nay, thí sinh ở khu vực 1 được Bộ GDĐT tặng 1,5 điểm. Cuộc cạnh tranh liệu còn bao nhiêu ý nghĩa, khi các thí sinh ở thành phố biết chắc sẽ thua, còn những thí sinh được cộng điểm ưu tiên thì chắc suất vào đại học (?!).

Hơn nữa, hiện mức chênh lệch điểm ưu tiên giữa các vùng đang là 0,5 điểm, với những năm trước, khi đề thi tự luận, mức chênh lệch này chấp nhận được. Nhưng năm nay phần lớn các môn thi trắc nghiệm, 0,25 đã quyết định đỗ - trượt. Chủ trương đúng, nhưng đến một lúc thấy nó không còn phù hợp với hiện tại thì cũng nên điều chỉnh. Và cũng cần điều chỉnh để không lặp lại câu chuyện bi - hài như năm nay: Thí sinh 29 - 30 điểm “tức tưởi” vì không vào được trường, ngành mình yêu thích.

Theo Đặng Chung - Bích Hà/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

(LĐTĐ) Các nhà trường cần tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh ứng phó, phòng chống, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế dân chủ trong nhà trường.
Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức Lễ khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện HANOI ON.
Hà Nội: Giao 11.540 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trung tâm GDNN-GDTX

Hà Nội: Giao 11.540 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trung tâm GDNN-GDTX

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX).
Hà Nội giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tư thục

Hà Nội giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tư thục

(LĐTĐ) Có 85 trường Trung học phổ thông (THPT) tư thục được giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa phê duyệt và công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025.
TP.HCM: Tăng cường theo dõi hoạt động của Trường quốc tế Mỹ

TP.HCM: Tăng cường theo dõi hoạt động của Trường quốc tế Mỹ

(LĐTĐ) Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức liên quan đến Trường quốc tế Mỹ (AISVN).
Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”.
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động